Luật quản lý sử dụng tài sản công 2023

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG - CƠ QUAN THÔNG TIN LÝ LUẬN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Giấy phép hoạt động Báo Điện Tử số 232/GP-BTTTT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 23/5/2017.
Tổng Biên tập: Đặng Thị Ngọc Thu
Phó Tổng Biên tập: Ngô Diệu Thúy, Phạm Thị Lệ Nhung

  • Thông tin tòa soạn
  • Đăng ký bài viết
  • Đăng ký quảng cáo

Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Bộ Công Thương, 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 024.22218238

Email:

Ghi rõ nguồn "Tạp chí Công Thương" khi phát hành từ Website này.

[TBTCO] - Ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Từ ngày 9/8 đến 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành phiên họp thứ 14. Tại phiên họp này, theo chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương [đợt 3]; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/202; xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết về: Thành lập thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; thành lập thị xã Chơn Thành và thành lập các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 13.

Ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc bổ sung dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Cũng trong ngày 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”; xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của UBTVQH về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Riêng ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với 2 lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp [Luật số 69/2014/QH13], có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015. Sau hơn 7 năm thực hiện, Luật đã tạo hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp nhà nước [DNNN] đã được xây dựng đồng bộ phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập, cơ cấu lại DNNN; các cơ chế, chính sách đã tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có thay đổi. Quá trình triển khai thực hiện Luật số 69/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn qua rà soát cho thấy đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải được rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và định hướng cơ cấu lại DNNN trong thời gian tới.

Do vậy, cần thiết phải xây dựng Luật 69/2014/QH13 [sửa đổi] với các chính sách mới nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng vốn Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng.

Hoàng Yến

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, việc sửa đổi toàn diện Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại DN; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và DN…

Quang cảnh phiên họp 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Dự Luật tập trung vào 4 nhóm chính sách trọng tâm, gồm: đầu tư vốn Nhà nước vào DN; cơ cấu lại vốn Nhà nước tại DN; quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu. Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa Dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm [tháng 5/2023], thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu [tháng 10/2023].

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình Tờ trình tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội tán thành sửa đổi toàn diện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; kịp thời khắc phục những bất cập, vướng mắc của Luật hiện hành.

 Tuy nhiên, đi sâu phân tích cụ thể các nhóm chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị lưu ý, cân nhắc thận trọng việc sử dụng một số khái niệm mới [vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước tại DN, vốn của DN...] bảo đảm phù hợp, thống nhất với các Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp và tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW.

Xem xét đánh giá tác động của việc thực thi Luật này sau khi được ban hành gắn với quy định của Luật Doanh nghiệp nhằm xác định chính sách quản lý phù hợp, đặc biệt là việc đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, nhất là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Quy định rõ các nguyên tắc, tiêu chí để giám sát, kiểm tra hoạt động sử dụng, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để bảo toàn và bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước, tránh sơ hở có thể dẫn đến sai phạm, vi phạm, gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo thẩm tra Dự Luật. Ảnh: Quochoi.vn

Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chủ trương bổ sung Dự án Luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Năm, thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu.

Đồng thời yêu cầu, trong quá trình hoàn chỉnh, kịp thời điều chỉnh những vấn đề mới mà thực tiễn đặt ra và khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập. Chú ý thể chế hóa đầy đủ các chủ trương mới của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, nhất là những vấn đề liên quan đến quản lý vốn, cổ phần hóa, thoái vốn DN nhà nước, đất đai, quản lý Quỹ đổi mới và phát triển DN; tiếp tục tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước với DN.

Đồng thời, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quan hệ phối hợp giữa các chủ thể có liên quan; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật trong hệ thống pháp luật, kể cả các luật đã được sửa đổi, bổ sung và các luật đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung; bảo đảm không trùng lặp nhưng cũng không để trống trong các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề