Lưới khống chế đo vẽ là gì

+  Khi kết thúc đo giữa các đường, giữa các mốc cơ bản hoặc toàn tuyến phải lập bảng tính chênh cao khái lược và đánh giá chất lượng đo bằng sai số trung phương ngẫu nhiên và hệ thống theo quy định tại phụ lục 2.

Lưới khống chế thi công bao gồm nhiều mốc cố định làm cơ sở cho việc bố trí các đối tượng xây lắp từ bản thiết kế ra thực địa. Việc bố trí lưới khống chế thi công phải căn cứ vào bản vẽ tổng mặt bằng do tổ chức thiết kế cung cấp, kết hợp với công tác khảo sát ngoài thực địa. Lưới khống chế thi công phải đo nối được với các mốc trắc địa Nhà nước, mốc trắc địa địa phương, hoặc các mốc đã có trong giai đoạn khảo sát trước đây.

Trước khi thiết kế lưới khống chế thi công, cần nghiên cứu kĩ bản thuyết minh về nhiệm vụ trắc địa. Công tác thiết kế lưới bắt đầu từ việc chọn mốc, ước tính độ chính xác, thuyết minh hướng dẫn đo đạc, xác định trình tự và thời hạn đo tương ứng với tiến độ xây lắp.

Lưới khống chế thi công có những dạng chính sau đây:

  • Lưới ô vuông xây dựng thích hợp để xây dựng các cụm nhà cao tầng và công trình. Chiều dài các cạnh nên là bội số chẵn của 50 mét hoặc 100 mét và dài từ 50 mét và 400 mét tùy theo mật độ và sự phân bố các đối tượng xây lắp.
  • Các đường đỏ thích hợp để xây dựng các ngôi nhà riêng biệt ở đô thị hay ở nông thôn.
  • Lưới tam giác đo góc và lưới tam giác đo cạnh thích hợp để xây dựng cầu, đập nước.
  • Đường chuyển để xây dựng các công trình dạng tuyến như đường giao thông, đường dây tải điện.
Quy định vể cách xây dựng lưới khống chế độ cao

Lưới khống chế thi công độ cao chính thành lập theo phương pháp đo cao hình học. Lưới khống chế thi công mặt bằng và lưới khống chế độ cao chi tiết phát  triển  từ  lưới  khống  chế  thi  công  mặt  bằng  và  lưới  khống  chế  độ cao chính bằng các phương pháp đo tam giác, giao hội, đường chuyển kinh vĩ và đo cao kĩ thuật.

Lưới khống chế độ cao thành lập dưới dạng tuyến khép kín, hoặc các tuyến đơn nối vào ít nhất hai mốc độ cao Nhà nước hay mốc độ cao địa  phương. Các mốc khống chế mặt bằng có thể đồng thời là mốc khống chế độ cao.

Khi lập lưới khống chế cần phải lưu ý:

  • Lưới có đồ hình tốt nhất, đảm bảo sử dụng được lâu dài cả trong quá trình xây lắp cũng như khi cải tạo và sửa chữa sau này.
  • Các mốc phải ở những vị trí đo góc và đo dài tốt nhất.
  • Độ cao mặt mốc so với độ cao thiết kế ở công trường không được chênh nhau quá lớn.
  • Các điều kiện địa chất, nhiệt độ, điện từ và các quá trình động lực khác ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đo.
  • Các trục của lưới ô vuông xây dựng phải song song với trục chính của công trình. Các mốc khống chế nên gần các đối tượng cần bố trí.
  • Các mốc khống chế không đặt gần hố móng hoặc trên đường ống ngầm.
Quy định về xây dựng và bảo quản mốc gửi

Các kiểu mốc được lựa chọn tuỳ thuộc vào cấp lưới khống chế và điều kiện nền đất nơi đặt mốc.

Dùng loại mốc bê tông chôn sâu dưới đất, dưới đáy khối bê tông đổ một lớp đá sỏi, trên đỉnh khối bê tông gắn dấu mốc bằng sứ, trên mặt dấu mốc có gắn chữ thập để thể hiện tâm mốc.

Trong giai đoạn khảo sát – thiết kế, lưới khống chế trắc địa là cơ sở phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình. Đó là tài liệu trắc địa không thể thiếu được trong việc chọn vị trí xây dựng công trình, viết phương án tiền khả thi, phương án khả thi và thiết kế kỹ thuật công trình.

Mục lục

  • 1 Lưới khống chế mặt bằng trắc địa công trình
    • 1.1 Tìm hiểu về lưới khống chế trắc địa
    • 1.2 Thành lập lưới trắc địa công trình
    • 1.3 Quy định lưới khống chế mặt đất
  • 2 Lưới khống chế độ cao trong trắc địa công trình
    • 2.1 Yêu cầu trong Lưới khống chế độ cao
    • 2.2 Chú ý trong thành lập lưới trắc địa

Lưới khống chế mặt bằng trắc địa công trình

Tìm hiểu về lưới khống chế trắc địa

 Lưới khống mặt bằng trắc địa công trình là cơ sở trắc địa quan trọng cho cả ba giai đoạn xây dựng công trình: giai đoạn khảo sát-thiết kế, giai đoạn thi công và giai đoạn sử dụng công trình.

Trong giai đoạn khảo sát – thiết kế, lưới trắc địa là cơ sở phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình. Đó là tài liệu trắc địa không thể thiếu được trong việc chọn vị trí xây dựng công trình, viết phương án tiền khả thi, phương án khả thi và thiết kế kỹ thuật công trình.

Trong giai đoạn thi công, lưới trắc địa công trình là cơ sở trắc địa phục vụ cho thi công xây dựng công trình như bố trí công trình ngoài thực địa theo đúng thiết kế, kiểm tra – theo dõi quá trình thi công, đo biến dạng và đo vẽ hoàn công công trình.

Trong giai đoạn quản lý và khai thác sử dụng công trình, lưới khống chế trắc địa công trình là cơ sở trắc địa quan trọng nhằm xác định biến dạng công trình như độ trồi lún, độ nghiêng và độ chuyển dịch ngang công trình. Từ các thông số biến dạng này người kiểm chứng công tác khảo sát – thiết kế, đánh giá mức độ độ ổn định và chất lượng thi công công trình.

Tham khảo: Đo đạc thông số kỹ thuật địa hình trực tuyến Chính xác – Tiết kiệm – Nhanh chóng

Thành lập lưới trắc địa công trình

Lưới trắc địa công trình có thể được thành lập ở những khu vực đầu mối của các công trình điện-thuỷ lợi; đường giao thông, hầm đèo, cầu vượt; khu vực thành phố, khu công nghiệp; sân bay, bến cảng…Tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn xây dựng công trình mà yêu cầu độ chính xác của lưới khống chế có khác nhau, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước.

Quy định lưới khống chế mặt đất

Đối với việc đo vẽ bản đồ, cơ sở để ước tính độ chính xác cần thiết của lưới khống chế mặt bằng là yêu cầu về độ chính xác của lưới đo vẽ. Yêu cầu đó là sai số giới hạn vị trí điểm của lưới đo vẽ so với điểm của lưới nhà nước và lưới tăng dày không được vượt quá 0.2mm trên bản đồ ở khu vực chưa xây dựng. Đối với khu vực đã xây dựng rồi thì sai số này không được vượt quá giới hạn tùy theo tỷ lệ bản đồ.

Lưới khống chế mặt bằng trắc địa công trình còn phải đảm bảo độ chính xác để bố trí công trình và quan trắc biến dạng công trình. Khi yêu cầu về độ chính của lưới bố trí công trình tương đương độ chính xác của lưới đo vẽ thì lưới trắc địa công trình có thể dựa vào các điểm của lưới nhà nước đã có trên khu vực xây dựng công trình để phát triển.

Khi yêu cầu về độ chính của lưới bố trí công trình cao hơn hẳn độ chính xác của lưới đo vẽ, thì lưới trắc địa công trình cần phải thành lập chuyên dùng riêng cho công trình. Trong trường hợp này yêu cầu độ chính xác lưới tăng dần theo từng giai đoạn xây dựng công trình và phụ thuộc vào đặc điểm công trình xây dựng. Các điểm của lưới khống chế nhà nước ở đây chỉ có ý nghĩa là số liệu gốc tối thiểu để thống nhất lưới trắc địa công trình trong hệ thống toạ độ nhà nước.

Lưới khống chế độ cao trong trắc địa công trình

Lưới khống chế độ cao trắc địa công trình là cơ sở trắc địa quan trọng phục vụ cho khảo sát – thiết kế công trình, bố trí độ cao các hạng mục và quan trắc độ lún công trình. Lưới độ cao trắc địa công trình được thành lập ở những khu vực đầu mối của các công trình điện – thuỷ lợi; đường giao thông, hầm đèo, cầu vượt; khu vực thành phố, khu công nghiệp; sân bay, bến cảng….

Yêu cầu trong Lưới khống chế độ cao

Độ chính xác và mật độ điểm của lưới độ cao phụ thuộc vào yêu cầu độ chính xác của công tác đo vẽ, công tác bố trí công trình và độ lớn của diện tích khu xây dựng.

Lưới độ cao hạng III được tăng dày từ các điểm hạng II, được thành lập lưới dạng tuyến, vòng khép kín hoặc lưới có điểm nút. Còn lưới độc lập thường là hệ thống khép kín đo đi và đo về. Lưới độ cao hạng IV được tăng dày từ lưới độ cao hạng III và đồ hình lưới cũng được phát triển như lưới hạng III.

Chú ý trong thành lập lưới trắc địa

Yêu cầu cao nhất về độ chính xác đo cao là công tác bố trí các hệ thống tự chảy và bố trí cơ bản đường xe điện ngầm. Để đào thông hầm đối hướng thì cần phải lập lưới độ cao hạng II, hạng III. Trong xây dựng các công trình đầu mối thủy lợi – thủy điện, các tuyến kênh, hệ thống tưới tiêu cần phải lập lưới độ cao hạng II, III, IV.

Hệ thống đường ống tự chảy có kích thước lớn thường có độ dốc thiết kế là 0,00005. Yêu cầu độ chính xác đặt ống phụ thuộc độ dốc thiết kế, khoảng cách giữa các giếng ga và kích thước của hệ thống ống ngầm. Từ những yếu tố đó thường phải lập lưới độ cao hạng II, hoặc hạng III. Trong xây dựng các công trình đầu mối thủy lợi – thủy điện, các tuyến kênh, hệ thống tưới tiêu … cần lập lưới độ cao hạng II, III, IV. Đặc điểm của lưới độ cao trong trắc địa công trình là khoảng cách giữa các mốc và chiều dài tuyến được rút ngắn, còn phương pháp đo vẫn như lưới độ cao nhà nước.

Chủ Đề