Luyện tập: este và chất béo violet

Tuyển sinh số xin gửi tới các thí sinh tóm tắt toàn bộ lý thuyết Hóa học lớp 12 một cách đơn giản, dễ hiểu nhất để tiện ôn tập. 

Hóa học lớp 12 gồm các chương, bài sau:

Chương 1: Este - Lipit

  • Bài 1: Este
  • Bài 2: Lipit
  • Bài 3: Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
  • Bài 4: Luyện tập Este và Chất béo

Chương 2: Cacbohiđrat

  • Bài 5: Glucozơ
  • Bài 6: Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
  • Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
  • Bài 8: Thực hành Điều chế, tính chất hóa học của Este và Cacbohiđrat

Chương 3: Amin, Amino Axit Và Protein

  • Bài 9: Amin
  • Bài 10: Amino axit
  • Bài 11: Peptit và Protein
  • Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein

Chương 4: Polime Và Vật Liệu Polime

  • Bài 13: Đại cương về polime
  • Bài 14 Vật liệu polime
  • Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime
  • Bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu polime

Chương 5: Đại Cương Về Kim Loại

  • Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
  • Bài 18: Tính chất của kim loại và Dãy điện hóa của kim loại
  • Bài 19 Hợp kim
  • Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
  • Bài 21 Điều chế kim loại
  • Bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại
  • Bài 23 Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
  • Bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại

Chương 6: Kim Loại Kiềm, Kim Loại Kiềm Thổ, Nhôm

  • Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
  • Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng
  • Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
  • Bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
  • Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
  • Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Chương 7: Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng

  • Bài 31: Sắt
  • Bài 32: Hợp chất của sắt
  • Bài 33: Hợp kim của sắt
  • Bài 34: Crom và hợp chất của Crom
  • Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng
  • Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc
  • Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
  • Bài 38: Luyện tập Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng
  • Bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom

Chương 8: Phân Biệt Một Số Chất Vô Cơ

  • Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
  • Bài 41: Nhận biết một số chất khí
  • Bài 42: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ

Chương 9: Hóa Học Và Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội, Môi Trường

  • Bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
  • Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
  • Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

Tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 12 

XEM VÀ TẢI TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA HỌC LỚP 12 TẠI ĐÂY

Xem thêm:

  • Sơ đồ hóa kiến thức lý thuyết môn Hóa học lớp 12
  • Chiến lược phân bổ thời gian làm bài thi THPT quốc gia môn Toán - Lý - Hóa

Suzy

[Lời giải] Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este [đều no, đơn chức, mạch hở] và 2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2 tạo ra 0,2 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:

A. 0,04 B. 0,06 C. 0,03 D. 0,08

[Lời giải] Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 7,168 lít khí CO2 [đktc]. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 7,2 gam X cần dùng 0,08 mol H2 thu được hỗn hợp Y. Đun nóng toàn bộ X dung dịch NaOH [vừa đủ], cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol no Z duy nhất và m gam rắn khan. Nếu đốt toàn bộ lượng Z trên cần vừa đủ 0,135 mol O2. Giá trị của m là?

A. 6,94 B. 7,92 C. 8,12 D. 7,24

[Lời giải] Ví dụ 3: Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic, 1 ancol no Y và 1 este Z [X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở]. Đun nóng 11,28 gam E với 100ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 9,4 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy 11,28 gam E cần dùng 0,66 mol O2. Phần trăm số mol của Y có trong E là?

A. 22,91% B. 14,04% C. 16,67% D. 28,57%

[Lời giải] Ví dụ 4: Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic X, 1 ancol no Y và 1 este Z [X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở]. Đun nóng 10,26 gam E với 700ml dung dịch NaOH 0,1M vừa đủ thu được 6,44 gam 1 muối và hỗn hợp 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy toàn bộ lượng ancol trên cần dùng 0,285 mol O2. Phần trăm số mol của Y có trong E là?

A. 25,03% B. 46,78% C. 35,15% D. 40,50%

[Lời giải] Ví dụ 5: [BGD-2017] Đốt cháy hoàn toàn 9,84 gam hỗn hợp X gồm một ancol và một este [đều đơn chức, mạch hở] thu được 7,168 lít khí CO2 [đktc] và 7,92 gam H2O. Mặt khác, cho 9,84 gam X tác dụng hoàn toàn với 96ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 13,12 B. 6,80 C. 14,24 D. 10,48

[Lời giải] Ví dụ 6: [BGD-2017] Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y [no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng bạc] và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 [đktc]. Khối lượng của 0,3 mol X là

A. 29,4 gam B. 31,0 gam C. 33,0 gam D. 41,0 gam

[Lời giải] Ví dụ 7: [BGD-2017] Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và hai este hai chức Y [X, Y đều no, mạch hở]. Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 [đktc] và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 43,0 B. 37,0 C. 40,5 D. 13,5

[Lời giải] Ví dụ 8: [BGD-2017] Hỗn hợp E gồm este đơn chức X; este hai chức Y và chất béo Z [X, Y, Z đều no, mạch hở]. Xà phòng hóa hoàn toàn 23,14 gam E cần vừa đủ 190 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp ancol T. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng vừa đủ 0,425 mol O2, thu được H2O và 0,31 mol CO2. Giá trị của a là?

A. 33,08 B. 23,14 C. 28,94 D. 22,07

[Lời giải] Ví dụ 9: Hỗn hợp X chứa nhiều ancol đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 0,31 mol O2 thu được CO2 và m gam H2O. Mặt khác, lượng X trên có thể làm mất màu tối đa 100ml dung dịch nước Br2 1M. Giá trị của m là?

A. 4,32 B. 4,50 C. 4,68 D. 5,40

[Lời giải] Ví dụ 10: Hỗn hợp X chứa CH3OH, C3H5COOH, CnH2nOx, HCOOCH=CH2, C2H3COO-C4H6-OOCC4H7 [trong đó số mol của CH3OH gấp đôi số mol C2H3COO-C4H6-OOCC4H7]. Cho m gam X vào dung dịch KOH dư đun nóng thấy có 0,23 mol KOH tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy m gam X cần vừa đủ 1,18 mol O2 thu được CO2 và 14,76 gam H2O. Biết CnH2nOx không tác dụng với KOH. Giá trị của m là?

A. 20,8 B. 26,2 C. 23,2 D. 24,8

[Lời giải] Ví dụ 11: [Đề minh họa – 2018] Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có liên kết trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức. T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3; 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 68,7 B. 68,1 C. 52,3 D. 51,3

[Lời giải] Ví dụ 12: Hỗn hợp E chứa hai este [đều mạch hở và không có nhóm chức khác] CnH2nO2, [X] và   CnH2m-2O4 [Y]. Đun nóng 20,58 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 9,48 gam hỗn hợp gồm hai ancol Z và 2 muối T. Đốt cháy hoàn toàn muối T cần dùng 0,48 mol O2, thu được CO2, H2O và 14,31 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với?

A. 12% B. 32% C. 15% D. 24%

[Lời giải] Ví dụ 13: [BGD-2010] Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X [phân tử có số liên kết nhỏ hơn 3], thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích khí O2 đã phản ứng [các thể tích khí đo ở cùng điều kiện]. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 7.20 B. 6,66 C. 8.88 D. 10,56

[Lời giải] Ví dụ 14: [BGD-2018] Cho m gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 400ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 9đktc] và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 24,24 B. 25.14 C. 21,10 D. 22,44

[Lời giải] Ví dụ 15: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, CH3COOH, HOCH2COOH, HOOC-CH2-COOH, CH3-CH[OH]-CH[OH]-COOH. Trung hòa 0,75 mol hỗn hợp X cần 780ml dung dịch NaOH 1M. Cho 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,5168 lít H2 [đktc]. Đốt m gam hỗn hợp X cần 34,44 lít O2, [đktc] thu được 28,755 gam H2O. Giá trị của m là

A. 54,115 B. 50,835 C. 51,815 D. 52,035

[Lời giải] Ví dụ 16: [BGD-2015] Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic [phân tử chỉ có nhóm –COOH]; trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no [có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử]. Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí [đktc] và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt chyays hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:

A. 38,76% B. 40,82% C. 34,01% D. 29,25%

[Lời giải] Ví dụ 17: [BGD-2018] Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M [đun nóng], thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

A. 190 B. 100 C. 120 D. 240

[Lời giải] Ví dụ 18: [BGD-2014] Cho X, Y là hai đơn chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX

Chủ Đề