Mẫu đề nghị tăng lương

Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là gì? Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về nâng lương cán bộ, công chức, viên chức?

Việc nâng lương thường xuyên được quy định trong các văn bản pháp luật, các cán bộ, công chức, viên chức có mong muốn đề nghị nâng lương thường xuyên thì cần phải làm đơn đề nghị nâng lương thường xuyên. Vậy mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên bao gồm những nội dung gì? Khi soạn thảo mẫu đơn đề nghị nâng lương cần lưu ý những gì?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là gì?
  • 2 2. Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo:
  • 4 4. Quy định về nâng lương cán bộ, công chức, viên chức:

Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là mẫu đơn do cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức lập ra khi có mong muốn đề nghị được nâng lương thường xuyên. Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên nêu rõ thông tin về người đề nghị nâng lương[ họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, chức vụ, đơn vị công tác, mức lương hiện đang được hưởng,..] nội dung đơn đề nghị.

Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến hội đồng nâng lương được để đề nghị nâng lương thường xuyên. Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên là cơ sở để Hội đồng nâng bậc lương tiếp nhận, xem xét về đề nghị nâng lương thường xuyên của người đề nghị được nâng lương.

2. Mẫu đơn đề nghị nâng lương thường xuyên:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm 2019

ĐƠN ĐỀ NGHỊ NÂNG LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN

– Căn cứ Thông tư 08/2013/TT-BNV chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức

Xem thêm: Phân biệt giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Kính gửi: Hội đồng nâng bậc lương/ ……[1] 

Tên tôi là: ……  Giới tính :…[2 ]

Ngày sinh: … / … / …[3]

CMND số: …………….  Cấp ngày: … / … / ….                Do: ………[4]

Hộ khẩu thường trú: …………[5]

Chỗ ở hiện tại : ………[6]

Ngày vào ngành: … / … / …[7]

Chức vụ: ………………[8]

Xem thêm: Điều kiện, nội dung, quy trình áp dụng mua sắm thường xuyên trong đấu thầu

Đơn vị công tác: ………[9]

Ngạch: …………..         Mã ngạch: ……..[10]

Hiện đang hưởng lương bậc: ……                             Hệ số: ………. [11]

Hưởng từ: … / … / …

Căn cứ vào Thông tư 08/2013/TT-BNV về việc nâng lương thường xuyên cho cán bộ công chức do Bộ nội vụ và bộ tài chính quy định. Xét thấy thành tích trong niên hạn giữ bậc lương tôi đủ tiêu chuẩn để nâng bậc lương.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý ban nâng bậc lương thường xuyên cho tôi từ Bậc …, hệ số: …

lên Bậc lương mới: …., Hệ số: …..  kể từ ngày …  tháng … năm ….

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xem thêm: Thời gian nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức và người lao động

Người làm đơn

[ký và ghi rõ họ tên]

3. Hướng dẫn soạn thảo:

[1]: Điền tên nơi tiếp nhận đơn

[2]: Điền tên, giới tính của người làm đơn

[3]: Điền ngày sinh của người làm đơn

[4]: Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn

[5]: Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn

[6]: Điền chỗ ở hiện tại của người làm đơn

Xem thêm: Thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên

[7]: Điền ngày vào ngành

[8]: Điền chức vụ của người làm đơn

[9]: Điền đơn vị công tác của người làm đơn

[10]: Điền ngạch, mã ngạch

[11]: Điền hệ số lương đang được hưởng

4. Quy định về nâng lương cán bộ, công chức, viên chức:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên [ Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV]

Chế độ nâng lương thường xuyên dựa vào những điều kiện sau:  

–  Thứ nhất, về điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

Xem thêm: Đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên? Hồ sơ thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

+ Về thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Nâng lương đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm [đủ 60 tháng] giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

–  Nâng lương đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm [đủ 36 tháng] giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Nâng lương đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm [đủ 24 tháng] giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

– Thứ hai, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định theo quy định của pháp luật khi  có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh được quy định và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chun sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

+ Tiêu chuẩn nâng lương đối với cán bộ, công chức bao gồm: tiêu chuẩn về được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên và tiêu chuẩn không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

– Tiêu chuẩn nâng lương đối với viên chức và người lao động gồm có tiêu chuẩn phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và tiêu chuẩn không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Xem thêm: Kinh doanh không thường xuyên là gì? Cá nhân kinh doanh không thường xuyên?

– Thư ba, về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên: theo đó, trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định như sau: 

+ Trường hợp 1: Kéo dài 12 tháng [một năm] đối với các trường hp như:  [1] Cán bộ bị kỷ luật cách chức; [2]  Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức; [3] Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

+ Trương hợp 2:  Kéo dài 06 [sáu] tháng đối với các trường hợp như: [1] Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; [2] Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; [3] Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 [sáu] tháng.

+ Trường hợp 3: Kéo dài 03 [ba] tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

Trường hợp 4: vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại c

+ Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Theo đó, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được dựa trên căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật [khin trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức] thì thời gian này được quy định là được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau: [1] Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương; [2] Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai; [3]  Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội [bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng] theo các bậc lương đã được tính lại.

Như vậy, Chế độ nâng bậc lương thường xuyên là một trong những chế độ được áp dụng đối với những đối tượng có đầy đủ những điều kiện, tiêu chuẩn mà pháp luật đã quy định. Chế độ nâng lương thường xuyên là một trong những chế định nhằm khuyến khích những đối tượng nỗ lực, có những thành tích nhất định , có những đóng góp cho cơ quan, tổ chức và đã được ghi nhận bằng văn bản.

Xem thêm: Trong thời gian nghỉ thai sản có được nâng lương thường xuyên không?

Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn [ Điều 3 Thông tư 08/2013/TT- BNV]

– Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn được đánh giá dựa trên cơ sở đối tượng đó lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ với điều kiện và chế độ được hưởng như sau: 

Đối tượng. được quy định và đạt đủ 02 tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV và lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản.  Nếu trong trường hợp chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV

Như vậy, chế độ nâng bậc lương trước thời hạn được áp dụng đối với những cá nhân đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và có những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản. Chế độ nâng lương trước thời hạn là một trong những chế độ nhằm khuyến khích các đối tượng có những thành tích trong hoạt động, công tác tại đơn vị của mình.

Chủ Đề