Máy bay Airbus A321 giá bao nhiêu

 Theo xếp hạng của Forbes năm 2013, EADS là doanh nghiệp có vốn hóa thị trường đứng thứ 135 trên thế giới, và là tập đoàn hàng không lớn thứ 2 thế giới. Hiện 80% Airbus sở hữu bởi EADS, 20% còn lại sở hữu bởi BAE Systems. Airbus có trụ sở tại Toulose, Pháp. Hãng hàng không này có khoảng 59.000 nhân viên trên thế giới, đồng thời có hoạt động kinh doanh với 1.500 nhà cung cấp tại 30 nước trên thế giới.

Máy bay dành cho doanh nghiệp được Airbus sản xuất theo nhu cầu của khách hàng về kích cỡ.Airbus sản xuất 4 loại máy bay, gồm: Máy bay chở khách, máy bay dành cho doanh nghiệp, máy bay vận tải và máy bay quân sự. Máy bay chở khách của Airbus gồm 5 dòng: A320, A330, A340, A350 XWB và A380. Trong đó thành công nhất là máy bay cỡ nhỏ 107 ghế A318 và máy bay cỡ lớn A380.

Máy bay dành cho doanh nghiệp được Airbus sản xuất theo nhu cầu của khách hàng về kích cỡ, gồm các dòng Airbus ACJ, ACJ319, ACJ320, ACJ321, hoặc các dòng kích cỡ lớn như ACJ330, ACJ340, ACJ350 và ACJ380. Máy bay vận tải gồm 3 dòng với kích cỡ trung bình, bay chặng dài gồm: A330-200F, A330P2F, Beluga. Ngoài ra, Airbus còn sản xuất máy bay quân sự với chức năng vận tải tầm xa, tiếp nhiên liệu trên không, như A330MRTT, máy bay phản lực C212, CN235, C295, A400M.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg của Mỹ mới đây, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng hàng không Bamboo Airways, cho biết đội máy bay của hãng được phát triển theo hướng chuẩn hoá các dòng máy bay, trong đó với dòng máy bay thân hẹp, hãng chọn Airbus A321 Neo, còn dòng thân rộng là Boeing 787 Dreamliner.

Theo ông Trịnh Văn Quyết, Bamboo Airways đã nhất trí mua thêm 26 chiếc máy bay thân hẹp Airbus A321 Neo với tổng giá trị niêm yết lên tới 6,3 tỷ USD, phục vụ kế hoạch phát triển đội bay và mở các đường bay quốc tế mới.

Sau khi hoàn tất, thỏa thuận sẽ nâng tổng số máy bay thân hẹp Airbus A321 Neo được Bamboo Airways đặt mua lên 50 chiếc, bao gồm 24 chiếc theo biên bản ghi nhớ đã được ký hồi tháng 3/2018.

Những chiếc máy bay đầu tiên sẽ được tập đoàn chế tạo máy bay Airbus bàn giao cho Bamboo Airways vào năm 2022.

Về tác động của việc dừng khai thác dòng Boeing 737 MAX gần đây, ông Quyết khẳng định thực tế đã chứng minh máy bay luôn là phương tiện giao thông an toàn nhất, những lo ngại tạm thời nếu có chỉ là cảm giác tâm lý.

[Hãng hàng không Việt Nam nào khai thác đúng giờ nhất?]

Sau chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 1/2019, Bamboo Airways đã cùng với tập đoàn Boeing ký thỏa thuận mua 10 chiếc máy bay thân rộng Boeing 787-789 Dreamliners trị giá 2,9 tỷ USD trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội vào cuối tháng 2/2019.

Hồi tháng 6/2018, Bamboo Airways đã cam kết mua 20 chiếc Dreamliners với giá niêm yết 5,6 tỷ USD.

Bamboo Airways hiện khai thác 17 đường bay nội địa và đang xúc tiến kế hoạch mở đường bay thẳng đến Mỹ vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020.

Hãng dự kiến mở đường bay đến châu Âu vào tháng Sáu năm nay.

Trước đó, chia sẻ với hãng tin Reuters về kế hoạch phát triển sắp tới, Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho biết hãng sẽ bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế vào cuối tháng 4/2019 với những điểm đến đầu tiên dự kiến là Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

Trong một thông tin liên quan, hồi tháng 2/2019, Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ tuyên bố công nhận năng lực hàng không Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hàng không quốc tế, mở ra cơ hội cho các hãng hàng không Việt Nam triển khai đường bay đến Mỹ và liên danh với các hãng hàng không của nước này./.

[HNMO] – Ngày 25/10, Ngân hàng Citi và Ngân hàng Phát triển Nhật Bản [DBJ] thông báo lễ tổng kết hợp đồng tài trợ vốn cho thương vụ mua mới 2 máy bay Airbus A321 của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam [Vietnam Airlines] với hãng sản xuất máy bay Airbus, Pháp.

Theo đó, cùng với sự hỗ trợ của một nhóm các tổ chức vay tín dụng xuất khẩu châu Âu đại diện bởi EULER HERMES của Đức, Citi và DBJ đã tiến hành thu xếp và tài trợ cho khoản tín dụng xuất khẩu trị giá 110 triệu đô la Mỹ của Vietnam Airlines cho hợp đồng mua 2 máy bay A321 đã được giao hàng vào tháng 6 và tháng 8 năm nay.

Ông Phạm Ngọc Minh-Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết: “Hợp đồng thu xếp vốn lần này sẽ giúp Vietnam Airlines hoàn thành kế hoạch mở rộng đội tàu bay nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trên các đường bay trong nước và quốc tế mà hãng hiện đang khai thác. Chúng tôi tin rằng hợp đồng tín dụng được ký kết lần này giữa Vietnam Airlines, Citi và DBJ các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới sẽ mở đường cho quan hệ hợp tác lâu dài trong tương lai và giúp Vietnam Airlines hiện thực hóa chiến lược phát triển, trở thành hãng hàng không được ưa chuộng tại khu vực châu Á vào năm 2020”.
 


Bên cạnh đó, ông Brett Krause, Tổng Giám đốc Ngân hàng Citi tại Việt Nam khẳng định: “Khoản tài trợ vốn này chắc chắn sẽ giúp Vietnam Airlines mở rộng và nâng cao năng lực chuyên chở của đội bay, qua đó giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu chuyên chở hành khách và hàng hóa”.

Ông Masao Masuda, Quyền Giám đốc Bộ phận Hàng không quốc tế của DBJ cũng cho hay: “Xác định Việt Nam là một trong những quốc gia hợp tác chiến lược, DBJ đã tham gia các thỏa thuận hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức thuộc các ngành công nghiệp chủ chốt trong hai thập kỷ vừa qua. DBJ sẽ tiếp tục hỗ trợ kế hoạch mở rộng đội bay của Vietnam Airlines nhằm giúp hãng đạt được mục tiêu trở thành một trong những hãng hàng không được ưa chuộng tại khu vực châu Á”.

Nhờ công nghệ vượt trội, dòng máy bay Airbus A320/321 đã giúp Vietnam Airlines tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và giảm tiếng ồn. Chính vì thế, hiện tại, dòng máy bay bay đang chiếm tỷ lệ lớn trong đội máy bay của hãng. Thêm vào đó, Vietnam Airlines đã ký kết hợp đồng mua mới 26 máy bay Airbus A321 với thời hạn giao từ 2011 tới 2015, nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng đội bay của hãng lên 115 chiếc vào năm 2015 và 170 chiếc vào năm 2020.

Chủ Đề