Mẹo chữa bị nấc

Chắc hẳn ai cũng đã từng bị nấc và cảm thấy rất khó chịu vì triệu chứng này? Chúng thường đến và đi bất thường, nhưng bạn có biết, một người Mỹ tên là Charles Osborne [bang Lowa] đã bắt đầu bị nấc cụt từ năm 1992 và cứ thế tiếp tục đến năm 1997? Một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn chia tay ngay và luôn triệu chứng khó ưa này, cùng kiểm chứng thử khi có “dịp” nhé.

Thở - Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi và hiệu quả gần như ngay tức thì khoảng 95%

Đơn giản chỉ là bạn hãy thở ra thật dài, sau đó chịu khó nín thở một lúc, sẽ hơi khó chịu nhưng cách này có thể chặn đứt cơn nấc cục của bạn ngay lập tức đấy.

Dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi

Ngậm đường cát

Một phương pháp khác cũng đơn giản và hiệu quả không kém đó là nuốt một thìa đường cát.Vị ngọt của đường có tác dụng lấy lại bình tĩnh, khống chế phản ứng dây thần kinh hoành, giúp bạn dừng nấc nhanh chóng. Việc này thường chặn đứng chứng nấc cụt chỉ trong một vài giây.

Một thìa đường cát tác dụng cũng không kém

Nhét tai

Dùng hai ngón tay trỏ của nhét chặt vào hai lỗ tai chừng nửa phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh. Hành động này kích thích hệ thần kinh và làm hết nấc cục. Cách làm này khá hiệu quả nhưng việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt quá sâu vào trong tai.

Hoảng sợ đột ngột

Nhờ một ai đó đột ngột làm bạn hoảng sợ. Khi đột nhiên sợ hãi hoặc quá bất ngờ về điều gì, bạn có xu hướng để không khí tắc lại trong họng. Đây chính là lý do tại sao nó giúp bạn hết nấc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người khác phải biết giúp bạn đúng lúc để bạn không biết và hết nấc một cách tự nhiên. Cách này chúng ta thường hay áp dụng với trẻ em.

Làm bé sợ đột ngột sẽ giúp bé hết nấc

Áp, ngậm đá lạnh

Ngậm 1 viên đá lạnh hoặc áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật sẽ biến mất.

Áp hay ngậm đá lạnh cũng là một cách

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.

Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày – thực quản… Bạn còn mẹo hay nào ngắt cơn nấc nhanh nữa không? Hãy chia sẻ cùng DienmayXANH.com nhé.

DienmayXANH.com

Tết là khoảng thời gian mà mọi người thường hay sử dụng nhiều các sản phẩm đồ uống có cồn, có gas hoặc các thực phẩm cay nóng. Điều này là nguyên nhân gây ra triệu chứng nấc. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo các mẹo sau để thoát khỏi cơn nấc khó chịu nhé!

1 Chữa bệnh nấc bằng phương pháp liên quan đến thở.

Hãy ngửa cổ ra phía sau và nín thở, đếm nhẩm từ một đến mười. Sau đó, thở mạnh ra và uống một chén nước.

Bạn có thể dùng cách khác là để một cái túi giấy lên mũi và miệng rồi hít vào và thở ra liên tục nhiều lần. Hoặc đơn giản hơn chính là há to miệng và hít thở thật sâu sao cho khí đầy cả lồng ngực, rồi giữ trong vòng 15 giây.

Cả ba phương pháp này đều giúp tăng lượng khí cacbon dioxide đi qua phổi, từ đó làm giãn cơ hoành và hết nấc cụt.

2 Kéo lưỡi hoặc che lỗ tai đều giúp chữa nấc cụt.

Bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón cái cầm lấy lưỡi để kéo ra, duy trì điều này khoảng 15 giây rồi thả ra.

Nhưng hãy nhớ đi đến nơi vắng người để thực hiện mẹo chữa nấc này. Còn nếu xung quanh có nhiều người, hãy bịt chặt hai tai trong vòng 3 phút. Bạn sẽ hết nấc ngay lập tức đấy!

Kéo lưỡi hoặc che lỗ tai đều giúp chữa nấc cụt.

3Chữa nấc bằng cách uống nước.

Hãy uống thật chậm một ly nước, tốt hơn hết là theo từng ngụm nhỏ. Sau đấy, bạn sẽ thấy cơn nấc biến mất. Nếu bên cạnh không có nước, hãy nuốt nước bọt nhé. Đây cũng chính là cách mà dân gian ta thường dùng khi xưa: nữ thì 9 ngụm còn nam thì 7 ngụm đấy.

4 Sử dụng đường hoặc đá để chữa nấc.

Sử dụng đường hoặc đá để chữa nấc.

Đường là một thực phẩm không thể thiếu trong gia đình. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng sử dụng đường để thay đổi hoạt động xung thần kinh của não, dừng sự nấc cụt.

Phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ việc nuốt đường khô. Tuy nhiên, người lớn nên dùng 2 thìa và trẻ em thì chỉ cần 1 thìa cà phê.

Các bạn cũng có thể nuốt một cục đá nhỏ hoặc áp đá lên da mặt trong trường hợp không có đường ngay bên cạnh.

5Dùng gừng hoặc tiêu cay để kích thích làm giảm cơn nấc.

Ngửi một ít hạt tiêu cay để kích thích hắt xì hoặc ngậm khoảng 3 lát gừng sẽ giúp bạn chấm dứt cơn nấc cụt trong ngày Tết đấy. Bạn cũng có thể sử dụng mứt gừng cay để thay thế gừng tươi.

Dùng gừng hoặc tiêu cay để kích thích làm giảm cơn nấc.

6Chữa nấc cho người khác.

Nếu muốn chữa nấc cho bạn bè hoặc người thân của mình, hãy hù họ thật mạnh để họ quên đi cơn nấc. Bên cạnh đó, việc tạo một cuộc tranh luận nhỏ cũng sẽ giúp cho người đó chấm dứt cơn nấc phiền phức của mình.

Chữa nấc cho người khác bằng cách tranh luận.

7Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, để chữa nấc, chúng ta hãy xoa nhẹ phần trái tai hoặc môi của bé trong vòng 2 phút. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cù bé để gây cười hoặc cho bé uống từng muỗng nước nhỏ. Tuy nhiên, có một số mẹ dùng núm vú giả, hoặc lay bé để chấm dứt cơn nấc, điều đó là không nên nhé!

Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Một số bình giữ nhiệt được kinh doanh tại Điện máy XANH:

Nấc tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó lại gây ra khá nhiều phiền phức cho mọi người. Vì vậy, hãy phòng tránh nấc bằng cách hạn chế ăn quá no, giảm lượng thực phẩm cay nóng và thức uống chứa cồn hoặc gas nhé. Nếu bạn bị nấc nhiều lần trong một ngày, hãy đến bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác hơn nhé.

Nấc cụt là một hiện tượng co thắt cơ hoành đột ngột, không tự chủ. Khi cơ này co thắt, dây thanh âm đóng lại, tạo ra tiếng nấc cụt. Thường không có lý do rõ ràng khiến bạn bị nấc cụt, nhưng một số điều nhất định có thể gây ra chứng nấc cụt, chẳng hạn như: ăn quá nhanh, ăn hoặc uống quá nhiều [đặc biệt là thức ăn cay và đồ uống có ga hoặc rượu], hít thở khói độc, thay đổi nhiệt độ đột ngột, sợ hãi hoặc phấn khích, căng thẳng,…

Hầu hết các trường hợp nấc cụt đều tự khỏi trong thời gian ngắn và hiếm khi phải cấp cứu y tế. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ hoặc nếu tình trạng này tái lại thường xuyên, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu nấc cụt đi kèm với đau bụng, sốt, khó thở, nôn mửa, hoặc ho ra máu.

Các biện pháp chữa nấc cụt tại nhà

Nên:

- Hít thở vào một túi giấy kín

- Kéo đầu gối của bạn lên trước ngực và nghiêng người về phía trước

- Uống nước đá lạnh hoặc ngậm một viên đá lạnh

- Nuốt từ từ một ít đường cát

- Lè lưỡi hết cỡ

- Ngậm một lát chanh thêm một chút muối hoặc nếm giấm

- Nín thở trong một thời gian ngắn

- Xoa bóp lòng bàn tay [sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại]

- Đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ gì đó hấp dẫn

Không nên:

- Uống đồ uống có cồn, có ga hoặc nóng

- Nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc - những thứ này có thể khiến bạn nuốt phải không khí

- Ăn đồ ăn cay

- Ăn và uống quá nhiều và ăn quá nhanh

- Ăn hoặc uống một thứ gì đó quá lạnh ngay sau khi ăn một thứ gì đó nóng./.

Video liên quan

Chủ Đề