Mô hình trường tiểu học hiện nay ở Việt Nam

Thực hiện đổi mới giáo dục một cách căn bản toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dạy học và không ngừng đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đồng thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình giảng dạy của giáo viên khi áp dụng mô hình trường học mới trong giảng dạy. Trường Tiểu học Quang Sơn là một ngôi trường đầu tiên trong thành phố thực hiện chương trình dạy học theo Mô hình trường học mới và đã thu được rất nhiều thành công trong việc dạy học.

Học mô hình trường học mới học sinh được tiếp thu tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, cách tư duy. Học sinh được tự học, tự hoạt động, trải nghiệm, hợp tác từ đó các em tích lũy được những kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất ... Giáo viên là người tư vấn, hỗ trợ, tổ chức các hình thức, hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng cường khả năng thực hành và vận dụng, giao tiếp trong nhóm và chia sẻ trước lớp. Phát huy tích cực vai trò của các nhóm trưởng trong việc điều hành tương tác của học sinh trong nhóm. Từ đó phát triển các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp,ứng xử, kỹ năng điều khiển, kỹ năng hợp tác,...

Học mô hình trường học mới tạo điều kiện cho các em được phát triển, được nói lên những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình, các em biết hỗ trợ tư vấn cho nhau, góp ý cho nhau cùng tiến bộ. Học mô hình trường học mới là sợi dây gắn kết giữa cộng đồng, nhà trường với học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng, giúp cha mẹ gần gũi hơn với thầy cô và luôn đồng hành với việc tự học của con em mình.

Giáo viên không những luôn đổi mới cách dạy qua các tiết học mà còn đổi mới cách dự giờ đó là: khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, thái độ tập trung đến bài học của từng học sinh thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài của học sinh, sự hào hứng hoặc thờ ơ với bài học của học sinh, những khó khăn của học sinh, tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học. Cách góp ý chuyên đề cũng được thực hiện theo hướng đổi mới. Toàn bộ giáo viên trong trường đã tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, chú ý nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.

Các giáo viên tham dự chuyên đề đã trao đổi, thảo luận sôi nổi trên tinh thần xây dựng để rút ra những ưu điểm và những điều còn băn khoăn về cách tổ chức lớp học, về việc đánh giá học sinh, trong tiết học. Từ đó, mỗi người tự rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn giảng dạy sao cho hiệu quả.

Sau đây là tiết chuyên đề Môn Tiếng Việt lớp 3:

Bài 8A: Sự chia sẻ làm cuộc sống tốt đẹp hơn.[ Tiết 1] mà giáo viên đã vận dụng thành công trong mô hình trường học mới:

1. Khởi động:

- HĐTQ lên giới thiệu về lớp, cho lớp hát hoặc tổ chức trò chơi để ôn lại những kiến thức cũ.

+ Qua khởi đọng các bạn đã học được điều gì?

+ GV giới thiệu tên bài: Bài 8A: Sự chia sẻ làm cuộc sống tố đẹp hơn.[ Tiết 1]

+ HS ghi đầu bài vào vở

+ HS đọc mục tiêu của bài, chia sẻ mục tiêu trong nhóm, chia sẻ mục tiêu trước lớp. Bài này có mấy mục tiêu? Để đạt được mục tiêu các bạn cần phải làm gì?

- GV nêu mục tiêu của tiết học và các em thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5 của HĐCB.

2. Các hoạt động chính.

Yêu cầu 1: [ Hoạt động nhóm]

- HS quan sát cá nhân 2 bức tranh và đọc các thông tin dưới mỗi bức tranh.

- HS chia sẻ trong nhóm xem bức tranh vẽ gì? Việc làm của các bạn nhỏ có tác dụng gì? Thống nhất ý kiến với các bạn trong nhóm.Đại diện các nhómlên chia sẻ trước lớp.

  • GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc làm của các bạn nhỏ đã giúp đỡ bạn.
  • Liên hệ với việc làm của các bạn trong lớp đã giúp đỡ bạn.

Yêu cầu 2: [ Hoạt động nhóm]

  • Những tin trên gợi cho em suy nghĩ gì?
  1. Thương những nạn nhân, người bất hạnh.
  2. Xúc động vì mọi người yêu thương nhau.
  3. Cuộc sống rất tốt đẹp, vì mọi người giúp đỡ nhau.

HS đọc và làm cá nhân và chia sẻ trong nhóm và thống nhất ý kiến trong nhóm.

Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.

Yêu cầu 3: [ hoạt động cả lớp]

  • GV cho HS quan sát tranh bài đọc  Các em nhỏ và cụ già để giới thiệu bài đọc.
  • GV đọc bài đọc  Các em nhỏ và cụ già và nêu cách đọc bài.

HS lắng nghe.

Yêu cầu 3: [ hoạt động cặp đôi]

  • HS đọc lời giải nghĩa từ theo cặp đôi
  • HS quan sát tranh để giải nghĩa từ sếu hoặc đặt câu để làm rõ từ  nghẹn ngào
  • HS đánh giá câu trả lời của bạn. GV nhận xét đánh giá.

Yêu cầu 5: [ Hoạt động nhóm]

Mỗi bạn đọc một đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.

Các nhóm đọc chia sẻ trước lớp.

HS đánh giá bạn đọc.

1 đến 2 HS đọc lại toàn bài. HS nhận xét bạn đọc.

Qua bài tập đọc em thấy các bạn nhỏ là người như thế nào?

Qua tiết học hôm nay các em đã học được gì?

[ Biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn]

HS đánh giá bạn và tự đánh giá lại bản thân mình xem đã học được những gì?

GV đánh giá tiết học.

3. Hoạt động ứng dụng.

+ Liên hệ với việc làm của các bạn trong lớp đã giúp đỡ bạn.

+ về đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và tìm hiểu các câu trả lời các câu hỏi của tiết học sau.

Quang Sơn, ngày 24 tháng 10 năm 2019

Giáo viên tổ 2,3 trường TH Quang Sơn

Thành phố Tam Điệp- Ninh Binh

Video liên quan

Chủ Đề