Móng tay có màu tím là bệnh gì

Da xám, xanh hoặc tím có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn mạch máu, móng tay có vệt đỏ, tím cho thấy khả năng cao bị nhiễm trùng tim.

Triệu chứng khó chịu ở ngực, buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi, dễ kiệt sức... báo hiệu vấn đề về tim. Tuy nhiên, không phải lúc nào sức khỏe tim suy giảm đều có biểu hiện rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh tim có thể nhìn thấy trên da, móng tay chân.

Da phát ban, nổi mụn: Nồng độ chất béo trung tính quá cao có thể khiến da nổi mụn quanh khớp ngón tay, ngón chân, ở mông. Nhiều chất béo trong máu có thể làm cứng động mạch, liên quan đến các tình trạng khác khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Da hơi xanh hoặc tím: Nếu một người nhận thấy da có màu hơi xanh hoặc tím thì nên đi khám. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của hội chứng thuyên tắc cholesterol, xảy ra khi các động mạch bị tắc nghẽn. Mỗi người không nên phớt lờ, cho rằng đây là nhiễm trùng hoặc phát ban.

Móng tay hình tròn và hình cầu: Thay đổi hình dạng của móng tay có liên quan đến mức cholesterol cao hơn. Biểu hiện này cũng được nhận biết khi mắc các bệnh về phổi, biến chứng tim.

Các đường màu đỏ, tím trên móng tay: Những đường màu đỏ hoặc tím dưới móng tay thường do bị chấn thương hoặc mài mòn. Nhưng nếu chúng xuất hiện không phải do thương tích thì có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc nhiễm trùng tim, thường đi kèm biểu hiện sốt, tim đập yếu hoặc nhịp tim không đều.

Vết đen dưới móng tay: Nếu gần đây bạn không chấn thương hay tự làm đau ngón tay hoặc ngón chân của mình thì những chấm máu nhỏ bầm đen dưới móng tay có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng trong niêm mạc tim, van tim. Ngoài là dấu hiệu nhận biết bệnh tim, vết đen ở móng tay cũng xuất hiện ở người bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao gấp 2-4 lần.

Ngón tay và ngón chân có màu xanh hoặc xám: Tình trạng này có thể do máu lưu thông kém, thường là do khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn. Những vết lốm đốm, màu tím xuất hiện khi các mảng cholesterol tích tụ bị vỡ ra, sau đó mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ.

Sưng ở cẳng chân: Tình trạng xảy ra khi đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mang thai. Sự tích tụ chất lỏng cũng có thể xuất phát từ suy tim, máu lưu thông kém ở chân. Chân bị sưng có thể là do cục máu đông cản trở sự lưu thông máu từ chi dưới về tim. Nếu chân sưng lên đột ngột, người bệnh nên đi khám ngay.

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất của cơ thể, có thể diễn biến đột ngột và ảnh hưởng đến tính mạng. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết sớm bệnh lý tim mạch trong đó có các biểu hiện ở móng tay. Vậy móng tay của người bị bệnh tim có gì đặc biệt?

1. Các bệnh lý thường gặp ở hệ tim mạch là gì?

Một số bệnh lý hay gặp ở hệ tim mạch và gây nhiều biến chứng cho cơ thể như sau:

  • Tăng huyết áp: bệnh mãn tính do gia tăng áp lực của máu lên thành động mạch. Tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg. Huyết áp cao làm tăng gánh nặng cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,...
  • Bệnh lý ở van tim: Xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Van tim không còn mềm mại, bị dày dính các mép van. Có hai dạng thường gặp là bệnh hở van tim và hẹp van tim. Có thể gặp trường hợp bệnh nhân vừa hẹp và vừa hở van tim.
  • Xơ vữa thành mạch máu: Nguyên nhân là do sự lắng đọng chất béo, cholesterol vào thành mạch tạo ra mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn máu. Nếu mảng xơ vữa bị bong tróc có thể tạo thành huyết khối gây tắc mạch, tắc ở những vị trí nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Thiếu máu cơ tim: Đây là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Thiếu máu cơ tim là hậu quả của sự tắc nghẽn các nhánh của động mạch vành, chủ yếu do xơ vữa động mạch.
  • Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi tắc đột ngột 1 nhánh hoặc cả 2 nhánh của động mạch vành hậu quả có thể gây suy tim, sốc tim, đột tử,...
  • Bệnh lý viêm cơ tim: Xảy ra khi cơ tim bị viêm bởi các yếu tố vi khuẩn, hóa chất hay nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim, nguy cơ gây đột tử cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm cơ tim có thể làm móng tay chân bị tím.
  • Suy tim: là tình trạng tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được. Tùy mức độ suy tim mà người bệnh phải đối mặt với các biến cố tim mạch khác nhau.

Các bệnh lý tim mạch đa số diễn biến âm thầm, chỉ khởi phát triệu chứng khi đã có các biến chứng nặng. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sớm trên cơ thể như tình trạng móng tay bị tím cũng là chỉ điểm bệnh tim mạch

2. Tình trạng tím ngón tay ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch

  • Ở bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch thường xuất hiện các đường màu đỏ, tím trên móng tay, gọi là tình trạng xuất huyết dạng mảng. Nguyên nhân của tình trạng này thường do bệnh lý nhiễm trùng ở tim, bệnh nhân thường kèm theo các biểu hiện sốt, tim đập yếu hoặc nhịp tim không đều.
  • Các vết đen như những chấm nhỏ do bầm máu ở ngón tay mà không phải va đập có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng ở van tim [viêm nội tâm mạc]. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng xuất hiện ở người bị đái tháo đường và những người này có nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ cao gấp đôi hoặc gấp 4 lần.
  • Một số bệnh lý tim mạch làm chức năng tống máu của tim suy giảm sẽ gây thiếu máu nuôi dưỡng ở các vùng xa cơ thể. Thiếu tuần hoàn ở đầu chi sẽ gây tình trạng móng tay tím tái ở người bị bệnh tim.
  • Ngón tay và ngón chân có màu xanh hoặc xám có thể ở những bệnh nhân khuyết tật tim bẩm sinh hoặc các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn làm máu lưu thông kém.
  • Những vết lốm đốm, màu tím xuất hiện khi các mảng xơ vữa cholesterol tích tụ bị vỡ ra, sau đó mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ ở đầu chi.
  • Ngón tay dùi trống: các đầu ngón tay bị sưng và móng tay quặp xuống và thường bắt đầu ở ngón cái và ngón trỏ. Tình trạng này thường do bệnh tim hoặc nhiễm trùng các buồng tim.

3. Một số dấu hiệu khác ở da cảnh báo các bệnh lý tim mạch

Ở những người có các bệnh lý tim mạch có thể xuất hiện các triệu chứng khác ở da như:

  • Nổi cục đau ở ngón tay: các cục đau này được gọi là nốt Osler và có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm trùng làm tổn thương van tim. Nguyên nhân của các nốt Osler là do tình trạng viêm các mạch máu, sau đó gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn ở lớp hạ bì, dẫn đến viêm nhiều hơn.
  • Lòng bàn tay đổi màu nâu hoặc lấm tấm đỏ: cảnh báo tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong tim hoặc các mạch máu xung quanh.
  • Da phát ban, nổi mụn: Tình trạng này do triglycerid trong máu tăng quá cao, khiến da nổi mụn quanh khớp ngón tay, ngón chân, ở mông. Nhiều chất béo trong máu có thể làm cứng động mạch, chèn ép, làm tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, tăng cơ thể có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Như vậy, móng tay ở người bị bệnh tim có thể sẽ có hình dùi trống hoặc màu tím tái. Nhưng không phải ai có ngón tay tím cũng sẽ mắc các bệnh lý tim mạch. Do đó, trước các thay đổi bất thường về da, móng hay các biểu hiện khác trên cơ thể nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra tổng trạng sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Thuốc lá điện tử ảnh hưởng lên cơ thể bạn như thế nào?
  • Các lựa chọn điều trị thiếu máu cơ tim
  • Đau ngực và các nguyên nhân thường gặp

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Nguyên nhân gây suy tim tâm thu Suy tim là một hội chứng lâm sàng tương đối phức tạp, xảy ra do hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim. Tình trạng tâm thất không đủ khả năng co ... Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Athenil Athenil là thuốc hoạt động với cơ chế ngăn chặn một loại enzyme sản xuất cholesterol trong gan và làm chậm quá trình sản xuất cholesterol trong cơ thể. Việc kiểm soát cholesterol dư thừa tích tụ trong thành mạch ... Đọc thêm

Công dụng thuốc Amlosun

Thuốc Amlodipine được chỉ định để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực. Để dùng thuốc Amtim an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa trước ...

Chủ Đề