Một cung bằng bao nhiêu xích

Tuy nhiên, đã từ hàng thế kỷ nay, với ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Tây, hệ thước mét có nguồn gốc từ châu Âu đã dần dần "thôn tính" hoàn cầu, khiến ít quốc gia, dân tộc còn giữ được hệ thước đo truyền thống của mình. Việt Nam chúng ta không phải là một ngoại lệ. Thực tế này biểu hiện rất rõ trong mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong những ngành nghề được xem là truyền thống mà chúng ta đang cố gắng giữ gìn như nghề mộc, nề ngõa, chạm khắc, may thêu [trang phục truyền thống] thì việc sử dụng hệ thước Tây đã trở thành phổ biến.vv.. Nhưng việc khôi phục lại hệ thống thước đo xưa có lẽ là rất viễn vông và sẽ không ít người cho là lố bịch nếu chúng ta không hiểu được ý nghĩa và những giá trị văn hóa sâu sắc hàm chứa bên trong nó. Trên tinh thần ấy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin nêu lên một số kết quả trong việc tìm hiểu về hệ thống thước đo được sử dụng trong thời Nguyễn [1802-1945], thời kỳ tồn tại của chế độ quân chủ cuối cùng tại Việt Nam; cũng là thời kỳ chuyển tiếp của lịch sử dân tộc từ Trung Đại sang Cận Đại và Hiện Đại.

 Liên quan đến các hệ đo lường cũ [gồm cả cân, đong, đo, đếm], từ trước đến nay đã có một số người quan tâm nghiên cứu nhưng các kết quả đã công bố thì vẫn còn rất khiêm tốn. Thực ra, hệ đo lường trước đây của người Việt khá phong phú và có đặc điểm riêng, muốn tìm hiểu nguồn gốc và cách sử dụng thực không phải đơn giản. Ở bài viết này chúng tôi chỉ xin đề cập riêng đến hệ thước đo truyền thống được sử dụng trong thời Nguyễn.

I. Đôi điều về cách hiểu hiện nay về hệ thước đo truyền thống

Có thể nói, cho đến hiện tại việc hiểu và giải thích về hệ thước truyền thống của chúng ta vẫn còn nhiều điều bất cập, nếu không nói là lộn xộn và còn không ít nhầm lẫn. Thử điểm qua hệ thống từ điển và những công trình lớn đã và đang được sử dụng phổ biến hiện nay thì chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

1-Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ biên:

- Chữ thước có 4 nghĩa, trong đó nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai được giảng như sau: "1.Đơn vị cũ đo độ dài, bằng khoảng 0,425m [thước mộc], hoặc bằng 0,645m [thước đo vải]. 2 Đơn vị cũ đo diện tích ruộng đất, bằng 24m2[thước Bắc Bộ] hoặc bằng 33m2[thước Trung Bộ]. Nhà có dăm thước đất."

+Chữ Thước mộc thì được định nghĩa: "Đơn vị cũ đô độ dài, bằng 0,425m"

+Thước ta d. [kng]. Thước mộc, phân biệt với mét [thước tây].

+Thước thợ d. Thước của thợ mộc dùng để đo góc vuông. [tr.1007]

-Chữ Dặm có 3 nghĩa, trong đó nghĩa thứ nhất là: "Đơn vị cũ đo độ dài bằng 444,44 mét..."[tr.264].

-Chữ Trượng có 2 nghĩa là: "1 Đơn vị cũ đo độ dài, bằng 10 thước Trung Quốc cổ[tức là bằng 3,33 mét]. 2 Đơn vị cũ đo độ dài, bằng bốn thước mộc [tức là bằng 1,70 mét]. Thang cao hai trượng". [tr. 1093]

2-Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh:

          -"Xích: Thước đo, là 10 tấc". [tr.576]

          -Chữ Tầm: có 5 nghĩa, trong đó có một nghĩa: "Tám thước [xích] là một tầm". [tr.245].

          -Chữ Trượng: có 2 nghĩa, trong đó có một nghĩa: "Mười thước là một trượng". [tr.519].

3- Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu:

          -" Xích: Thước, mười tấc là một thước". [tr.156].

4-Theo Từ lâm Hán Việt từ điển của Vĩnh Cao và Nguyễn Phố:

          -"Chữ Xích [danh]: Đơn vị đo chiều dài, thước [Trung Quốc], mười tấc là một thước, [tương đương 0,33m]". [tr.331].

          -Chữ Lý: có 2 nghĩa, trong đó nghĩa thứ hai là "Đơn vị đo độ dài. Gồm có: a. Công lý: Kilomètre [3125 xích]. b. Thị lý dài chừng 1562,55 xích. c. Dặm, đơn vị độ dài ngày xưa dùng để xây dựng, dài 1800 xích [576m]".[tr.1368].

5- Theo Nguyễn Đình Đầu trong Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn

*Tập Biên Hòa [Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1994]:

          *Tập Thừa Thiên [Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997]:

  • Điền xích [thước đo ruộng]: 0,4664m

6-Theo Lê Thành Khôi trong bài Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước đăng trên Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh [Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản năm 2000]:

          "Dưới triều Nguyễn, thước đo được khoảng 0,425cm. Năm 1890, giá trị của nó được ấn định là 0,4m.

          Trượng                           10 thước                         4m

          Ngũ                                  5 thước                         2m

Thước                            10 tấc                             0,40m

Tấc                                 10 phân                          0,04m

Ngoài từ ngũ, tất cả các đơn vị khác đều mang hình thức thập phân. Ngũ không phải là đơn vị bậc dưới của trượng, nhưng là một đơn vị có thể thay thế trượng. Khi người ta dùng trượng thì không dùng ngũ và ngược lại"[tr.93]

 Như vậy, ngay cả trong hệ thống từ-tự điển và các sách công cụ đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, hệ thống thước đo truyền thống vẫn được hiểu không thống nhất, nếu không nói là là vừa thiếu vừa lộn xộn! Điều này thể ở những đặc điểm sau:

          - Định nghĩa không đầy đủ.

          - Không phân biệt được hệ thống thước đo theo từng loại hình riêng biệt.

          -  Cách hiểu về một đối tượng giữa các từ điển không giống nhau.

          - Nhầm lẫn hoặc hiểu một cách mập mờ về hệ thống thước đo giữa ta và Trung Quốc.

Thực ra, để hiểu một cách chính xác và đầy đủ về hệ thống thước đo truyền thống của dân tộc chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về loại hình, công năng cũng như lịch sử tồn tại của hệ thống thước đo này.

II. Các hệ thước đo của người Việt trong thời Nguyễn.

Hệ thước đo xưa của người Việt, về cơ bản gồm 3 loại chính là hệ thước đo vải -hay thước may [tên chữ Hán là Phùng xích hay Quan Phùng xích, hệ thước đo ruộng đất-hay thước ruộng [tên chữ Hán là Điền xích hay Độ Điền xích và hệ thước mộc-hay thước ta [tên chữ Hán là Quan mộc xích: hay Mộc xích. 

Dưới đây chúng tôi sẽ bước đầu giới thiệu về từng hệ thước, trong đó sẽ đặc biệt chú trọng đến hệ thước mộc

1- Hệ thước đo vải -hay thước may

Chưa rõ hệ thước này có nguồn gốc xuất phát từ đâu, chỉ biết độ dài của nó luôn khác với hệ thước khác. Một số nghệ nhân nghề dệt truyền thống thì cho rằng, chiếc thước này được hình thành và bị "ràng buộc" với khuôn khổ của chiếc khung cửi cổ truyền. Sự hạn chế của phương pháp thủ công khiến kích thước khổ vải dệt ngày xưa ít thay đổi qua thời gian. Bởi vậy, dù kích thước của các cây thước mộc, thước ruộng từng thay đổi rất nhiều qua các triều đại, nhưng đối với cây thước may thì sự điều chỉnh trên hầu như không đáng kể. Hiện nay, tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ được một cây thước rất đẹp, tương truyền là thước của Bộ Công triều Nguyễn [xem ảnh]. Toàn bộ cây thước này dài đúng 1 mét Tây [100cm]; 3 mặt khắc giá trị của 3 loại thước khác nhau, gồm Kinh xích, Chu Nguyên xích và Phùng xích. Tại mặt khắc giá trị của Phùng xích, tức thước đo vải- thước may, giá trị của 01 thước đo được là 59,80cm, tức xấp xỉ 0,6m[1].

Tuy nhiên, theo các thợ may lão thành vùng Huế, thì giá trị của cây thước may cũng có thể dao động trong khoảng từ 0,6m-0,65m. Những cây thước cổ thường có giá trị lớn hơn, trong khoảng 0,64-0,65m, còn những cây thước muộn thường có giá trị xấp xỉ 0,6m. Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học, không rõ căn cứ vào đâu nhưng cũng cho rằng, giá trị cây thước may là 0,645m. Như vậy, bước đầu có thể nhận định rằng, dưới thời Nguyễn, giá trị thực của cây Phùng xích hay thước may nằm trong khoảng 0,6m-0,65m.

          2- Hệ thước đo ruộng đất-hay thước ruộng

          Căn cứ vào sử sách, có thể khẳng định rằng, hệ thước đo ruộng đất được áp dụng dưới thời Nguyễn là có nguồn gốc từ thời Lê. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thước đo này cũng có diễn biến rất phức tạp.

          Nguyên từ thời chúa Nguyễn, các chúa đã cho đạc ruộng đất toàn bộ xứ Đàng Trong để lập địa bạ từ năm 1669. Nhưng không rõ giá trị của cây Điền xích lúc ấy là bao nhiêu và có phải nó đúng là cây thước vốn được sử dụng từ  triều Lê hay không? Nhưng đến đầu triều Nguyễn, vào năm Gia Long thứ 5 [1806], để thống nhất đơn vị đo ruộng đất trong toàn quốc, nhà vua đã sai chế ra cây thước Trung Bình [Trung Bình xích: Cây thước này được áp dụng đến năm 1810, sau khi một người dân ở xã Cổ Linh, huyện Gia Lâm trình lên cây Điền xích của nhà Lê và vua Nguyễn cho áp dụng nó làm cây thước chuẩn để đo đạc lại ruộng đất trong toàn quốc thì mới chấm dứt vai trò. Sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử Qúan triều Nguyễn có ghi rõ: "Tháng 8 [Năm Canh Ngọ, Gia Long thứ 9 [1810]], ban thước kinh đo ruộng cho trong ngoài. Thước kinh do triều Lê cũ chế ra ban hành đã lâu, dân gian vẫn thường dùng. Năm Gia Long thứ 5 [1806] mới dùng thước trung bình, chế hơi dài hơn, bởi thế đo ruộng mẫu số sai nhau nhiều. Vua sai hỏi tìm được thước kinh cũ. Lấy được ở dân xã Cổ-linh huyện Gia-lâm, bèn theo cách thức ấy lấy đồng [nặng 1 cân12 lạng] mà làm ban cho các thành dinh trấn. Những ruộng đất công tư từ trước đã dùng thước trung bình mà khám đạc, thì làm sổ để đó mà theo. Từ nay nếu có việc tranh địa giới hay tố cáo ẩn lậu và báo xin khai khẩn thì dùng thước kinh để đo" [2].

          Như vậy, từ năm 1810 trở về sau, cây thước đo ruộng của triều Nguyễn chính là cây Điền xích của triều Lê; giá trị của nó được xác định bằng 47cm [lúc này, 01 mẫu ta ruộng đất được tính bằng một diện tích hình vuông, mỗi cạnh là 150 thước, tức bằng 4.970m2]. Việc áp dụng cây thước này trên toàn quốc kéo dài đến năm 1867 thì giới hạn lại trong khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ vì Nam Kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng và áp dụng theo hệ thước đo của người Pháp, tức hệ thước mét. Đến năm 1898, cây thước trên chỉ còn áp dụng tại khu vực Trung Kỳ do tại Bắc Kỳ đã áp dụng một hệ thước có giá trị nhỏ hơn. Sở dĩ chúng ta biết được điều này vì trong Sử cũng ghi rõ, vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Pháp Paul Doumer đã ra một nghị định quy định: "Kể từ ngày 1/1/1898, ở Bắc Kỳ, 01 thước ta có độ dài bằng 0,4 mét [tức thụt hơn trước 0,070 mét]"[3] Theo tác giả cuốn Việt Nam những sự kiện lịch sử thì đây thực chất là một thủ đoạn nham hiểm của thực dân Pháp nhằm tăng diện tích ruộng đất lên một cách giả tạo, mục đích là để tăng ngân sách từ việc đánh thuế vào người nông dân. Bởi từ thời điểm này trở đi, 01 mẫu ta áp dụng ở Bắc Kỳ chỉ còn bằng 3.600 m2[4].

          Còn ở Trung Kỳ, cây thước Điền xích vẫn giữ nguyên giá trị độ dài là 47cm đến khi nhà Nguyễn cáo chung, thậm chí đến tận ngày nay một số người vẫn quen "tư duy" bằng cây thước này.

          Có một trường hợp rất thú vị có thể dẫn ra ở đây là tại đình làng Văn Xá, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để "cố định hóa" cây Điền xích và để không ai có thể thay đổi được, dân làng Văn Xá đã đem khắc nguyên giá trị của cây Điền xích lên cột đình làng. Qua bao nhiêu lần sửa sang tu bổ, cây thước này vẫn không hề suy suyển, giá trị của nó vẫn là 47cm!

3- Hệ thước mộc- hay thước ta:

Đây là loại thước khá phức tạp bởi bao gồm nhiều hệ khác nhau, cụ thể gồm 3 hệ chính:

+Hệ thước kỹ thuật hay thước nghề

+Hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên.

          -Về thước đo độ dài tức cây thước đo chiều dài của cột, kèo, gian, chái, đo chiều dài đường đi hay khoảng cách giữa các khu vực. Đây là cây thước phổ biến nhất nên được gọi là Thước Kinh. Thước Kinh dưới thời Nguyễn trong giai đoạn đầu có giá trị trong khoảng 42,4cm-42,5cm. Điều này được chứng minh bằng kết quả khảo sát đo đạc khu vực Hoàng thành cùng các công trình kiến trúc cung đình của Huế mà chúng tôi đã từng công bố trên Tạp chí Khảo Cổ Học, số 1/1998 [5]. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/1898, theo Nghị định của Toàn quyền Paul Doumer, cây thước này đã bị “hợp nhất” với cây thước đo ruộng và đều gọi chung là Thước ta, với giá trị là 40cm. Cây thước hiện lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chắc chắn được làm sau thời điểm này nên mặt Kinh Xích [thước Kinh] của nó có giá trị là 40cm.

          -Về hệ thước kỹ thuật hay thước nghề thì có nhiều loại: thước Đinh, thước Sàm, thước Vuông, thước Nách...Nhìn chung đây đều là những loại thước phục vụ cho người thợ mộc trong quá trình thao tác kỹ thuật. Lê Vĩnh An trong bài Công cụ chế tác nhà rường Huế đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2/2002 đã có sự giới thiệu khá kỹ về các loại thước này. Nhìn chung, các loại Thước nghề  thường khắc kèm giá trị của cây thước Kinh  để tiện dụng cho người thợ.

          -Về hệ thước tín ngưỡng hay thước Lỗ Ban, thước Chu Nguyên thì hết sức phức tạp bởi có rất nhiều loại với quan niệm và cách sử dụng khác nhau.

Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh của Trung Hoa cổ đại, tương truyền là người phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ của nghề mộc. Ông được tôn làm Tổ của ngành mộc Trung Quốc. Thước Lỗ Ban tương truyền là do ông sáng chế, nó còn có các tên gọi khác như Môn xích, Bát tự xích. Đây là loại thước người thợ mộc thời xưa dùng để đo kích thước nhà cửa, phòng ốc, đình viện, giường phòng và các loại khí cụ. Theo sách Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển của Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh, hiện nay tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh vẫn còn 1 cây Môn Xích, được xem là cây thước chân truyền của đời xưa. Thước dài 46cm, rộng 5,5cm, dày 1,36cm. 2 mặt lớn của thước đều chia làm 8 trực. Một mặt, giữa các trực khắc các chữ "Tài Đại Tinh, Bệnh Thổ Tinh, Li Thổ Tinh, Nghĩa Thủy Tinh, Quan Kim Tinh, Chấp Hỏa Tinh, Hại Hỏa Tinh, Cát Kim Tinh", 2 bên lại khắc các câu về điều tốt xấu [cát, hung].

Mặt kia, giữa 8 trực khắc các chữ: "Quý Nhân Tinh, Thiên Hội Tinh, Tể Tướng Tinh, v.v... Mỗi trực lớn, ở hai bên lại chia khắc 5 trực nhỏ, phân ra khắc các chữ "Quý Nhân", "Phát Tài", hoặc Tà Yêu, Hội Hại.v.v...[ 6]

Nhìn chung trong thời cổ, ở Trung Quốc và các nước ảnh hưởng văn hoá Hán, thước Lỗ Ban được sử dụng rất phổ biến và có nhiều biến dạng.

Hiện nay có 2 loại thước Lỗ Ban chính, lưu truyền không chỉ ở nước ta mà còn ở cả Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông là: thước trực 8 [Bát môn xích] và thước trực 10 [Thập môn xích] với giá trị rất khác nhau. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy cả 2 loại thước này cùng in trên cây thước sắt cuốn do Đài Loan sản xuất [thường in kèm trong thước sắt 7,5m], bán khá phổ biến tại trên thị trường.

Theo 2 loại thước này thì:

1-Loại thước trực 8 [8 tấc] dài tổng cộng 42,8cm, 8 trực là: TÀI-BỆNH-LI-NGHĨA-QUAN-CHẤP-HẠI-BẢN; mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng, mỗi phần khắc 2 chữ:

TÀI:            Tài Đức, Bửu Khố - Lục Hợp, Nghênh Phúc

BỆNH:        Thoái Tài, Công Sự - Tể Chấp, Cô Quả

NGHĨA:      Thiêm Đinh, Ích Lợi - Quý Tử, Đại Cát

QUAN:       Thuận Lợi, Hoành Tài - Tấn Ích, Phú Quý

CHẤP:        Tử Biệt, Thoái Khẩu - Li Hương, Tài Thất

HẠI:           Linh Chí, Tử Tuyệt - Bệnh Lâm, Khẩu Thiệt

BẢN:          Tài Chí, Đăng Khoa - Tấn Bửu, Hưng Vượng

Toàn bộ thước gồm 32 từ kép với 64 chữ.

2-Loại thước trực 10 dài tổng cộng 38,8cm; 10 trực là: ĐINH-HẠI-VƯỢNG-KHỔ-NGHĨA-QUAN-TỬ-HƯNG-THẤT-TÀI. Mỗi trực lại chia thành 4 phần chia làm 2 khoảng, mỗi phần khắc 2 chữ:

ĐINH:         Phúc Tinh, Cập Đệ - Tài Vượng, Đăng Khoa

HẠI:           Khẩu Thiệt, Bệnh Lâm -Tử Tuyệt, Linh Chí

VƯỢNG:    Thiên Đức, Hỉ Sự - Tấn Bửu, Nạp Phúc

KHỔ:                   Thất Thoát, Quan Quỷ - Chấp Tài, Vô Tự

NGHĨA:      Đại Cát, Tài Vương - Ích Lợi, Thiên Khố   

QUAN:       Phú Quý, Tấn Bửu - Hoành Tài, Thuận Khoa

TỬ:             Li Hương, Tử Biệt - Thối Đinh, Thất Tài

HƯNG:       Đăng Khoa, Quý Tử - Thiêm Đinh, Hưng Vượng

THẤT:        Cô Quả , Tể Chấp - Công Sự, Thối Tài

TÀI:            Nghênh Phúc, Lục Hợp - Tấn Bửu, Tài Đức

Toàn bộ thước gồm 40 từ ghép với 80 chữ.

Tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, thước Lỗ Ban có nhiều biến thể rất phong phú. Cùng là loại Bát môn xích nhưng có cây thước giá trị là 43,9cm, có cây dài đến 56cm [thước Chu Nguyên xích tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế], cũng có cây chỉ dài 28,4cm... nên thật khó có kết luận chung về loại thước này! [xem bảng thống kê các cây thước tiêu biểu của chúng tôi in kèm ở phần Phụ lục].

          Trên đây chỉ là một số ý kiến mang tính chất “đặt vấn đề” của chúng tôi về hệ thước đo truyền thống của dân tộc. Chúng tôi rất mong vấn đề này sẽ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thảo luận kỹ càng hơn.

[1]. Cây thước tại Bảo tàng MTCĐ Huế mặt khắc 3 cây thước khác nhau là:

1-Chu nguyên xích: 55,8cm, gồm 8 cung, mỗi cung 7cm

2-Kinh xích: 40,5cm, trực 10, mỗi cung=4,05cm

3-Phùng xích: 59,7cm, trực 10, mỗi cung =5,97cm

Trên Chu nguyên xích có khắc 2 dòng chữ Hán,

Trập thằng tích hí phương      

Theo chúng tôi, kích cỡ 100cm của cây thước tại Bảo tàng cho thấy nó đã ảnh hưởng Tây và có lẽ làm muộn, trong khoảng cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. Còn mặt Kinh xích tức loại thước phổ thông hay thước mộc. Nguyên cây thước này có kích thước 40cm [theo quy định áp dụng từ  đầu năm 1898 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer], khoảng 0,5cm hẳn là do thợ thủ công làm dôi ra. Đồng thời, theo giới thợ mộc, kích thước của cây THƯỚC ĐINH này là rất đúng quy chuẩn theo “khẩu truyền” của giới làm mộc, tức mặt thước phải rộng 1 tấc[4cm], lưng rộng nửa tấc[2cm]. Nhưng điều này cũng cho thấy thước được làm muộn, sau quy định của Toàn quyền Đông Dương năm 1898, nên mới được hiểu 1thước = 40cm.

[2]. Quốc Sử Qúan triều Nguyễn [1963], Đại Nam thực lục. Bản dịch của Viện Sử học. Nxb Sử học, Tập IV, Hà Nội, tr83.

[3], [4]. Dương Kinh Quốc [1999],Việt Nam những sự kiện lịch sử. Nxb Giáo dục. Hà Nội, tr236. Theo tác giả, vào ngày 2/6/1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1/1/1898, ở địa bàn Bắc Kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta =0,40m [tức 40cm]. Quy định này đã lấp bằng luôn khoảng cách giữa cây thước ta chính hiệu[tức thước mộc=0,424m] và cây thước đo ruộng [cây Điền xích=047m] để chỉ còn một loại thước ta=0,4m. Chính vì vậy, một sào Bắc Bộ trước kia cũng như sào Trung Bộ, đều bằng 4970m2[tính khoanh vuông, mỗi bề là 150 thước] nhưng từ 1/1/1898 chỉ còn bằng 3600m2, trong khi Trung Bộ vẫn giữ nguyên cách tính cũ.

[5]. Trong bài viết ấy chúng tôi đã công bố một phần kết quả phối hợp khảo sát toàn bộ các di tích kiến trúc cung đình Huế giữa Đại học Waseda [Nhật Bản] và Trung tâm BTDTCĐ Huế từ năm 1994-1997, trong đó có cây thước mộc của triều Nguyễn.

[6]. Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh [Chủ biên], Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển, Bản tiếng Hoa. Bắc Kinh. 1992. phần Công cụ chế tác, tr 92.

1.Dương Kinh Quốc [2001], Việt Nam những sự kiện lịch sử [1858-1918]. Nxb Giáo dục. Hà Nội.

2. Đào Duy Anh [1993], Hán Việt từ điển. Nxb Đà Nẵng.

3. Hoàng Phê [Chủ Biên, 1988], Từ điển tiếng Việt. Nxb KHXH. Hà Nội.

4. Lê Vĩnh An [2002]. Công cụ chế tác nhà rường Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2.

5. Lê Thành Khôi [2000], Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo.

6. Nguyễn Đình Đầu [1997], Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Thừa Thiên. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập Biên Hòa [1994], Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phan Thanh Hải [1998], Những phát hiện mới về Hoàng thành và Tử Cấm thành Huế, Tạp chí Khảo Cổ học, số 1.    

8. Quốc Sử Qúan triều Nguyễn [1963], Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện sử học. Nxb Sử học, Tập IV, Hà Nội.

9. Sở Nghiên cứu văn vật Bắc Kinh [Chủ biên, 1992], Trung Quốc cổ đại kiến trúc từ điển, Bản tiếng Hoa. Bắc Kinh.

10. Thiều Chửu [1990], Hán Việt tự điển. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

          11. Vĩnh Cao - Nguyễn Phố [2001], Từ lâm Hán Việt từ điển. Nxb Thuận Hóa, Huế.

1-Ảnh: một số hình ảnh về cây thước hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.

-Bản minh hoạ cây thước Lỗ Ban tìm được tại Huế

-Bản vẽ 3 cây thước hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam [Hà Nội].

-Bản vẽ minh hoạ cây thước hiện trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế.[3 mặt: Kinh xích, Phùng xích và Chu Nguyên xích]

Một xích bằng bao nhiêu?

Theo đó, 1 thước [xích] = 10 tấc [thốn] = 12,3 inches = 12,3 x 2,54cm = 31,242cm. Tức là 1 thước [xích] = khoảng 1/3m; 1 tấc [thốn] = khoảng 3cm.

1 khác là bao nhiêu giấy?

1 nhật [日, ri] = 12 thời canh = 96 khắc = 1 ngày [24 h]. 1 thời canh [时辰, shi chen] = 8 khắc = 2 giờ. 1 khắc [刻, ke] = 60 phân = 15 phút. 1 phân [分, fen] = 15 giây.

Một khác là bao nhiêu thời gian?

Xa xưa, quy định 1 khắc = 1/6 ngày = 2 giờ 20 phút [đêm 5 canh, ngày 6 khắc], sau đó quy định bằng 1/100 ngày, tức là 14 phút 24 giây. Đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96 ngày = 15 phút. Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng 1/4h, tức là 15 phút.

1 cung tròn là gì?

Cung tròn là một phần của đường tròn hay là một phần của chu vi [biên] của hình tròn. Hình quạt tròn [màu xanh lá cây] được giới hạn bởi cung tròn có chiều dài L và hai bán kính. Nếu không có ghi chú gì khác thì cung trong bài viết này được hiểu là cung tròn, tức quỹ tích các điểm thuộc đường tròn nằm giữa hai điểm.

Chủ Đề