Một hình vuông có bao nhiêu góc nhọn

Các câu hỏi tương tự

Hình bên có: bao nhiêu góc tù; bao nhiêu góc vuông, bao nhiêu góc nhọn?

Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:

Trong hình vẽ bên có tất cả bao nhiêu góc nhọn?

A. 6 góc nhọn

B. 7 góc nhọn

C. 8 góc nhọn

D. 9 góc nhọn.

Hình vẽ trên có bao nhiêu góc nhọn?

A. 7 góc nhọn.

B. 8 góc nhọn.

C. 9 góc nhọn.

D. 10 góc nhọn.

Hình tam giác ABC có

a. 1 góc tù, 2 góc nhọn

b. 3 góc nhọn

c. 2 góc nhọn , 1 góc vuông

d. 2 góc vuông, 1 góc nhọn

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt lớp 4 là những khái niệm mới với tất cả các em. Hôm nay, Vuihoc.vn sẽ cùng chúng mình làm quen, phân biệt và học cách vẽ nhé.

Góc tù, góc nhọn, góc bẹt là gì? Làm thế nào để phân biệt được các loại góc này? Cách vẽ góc tù, góc nhọn, góc bẹt như thế nào?

Tất cả các câu hỏi sẽ được chúng mình trả lời trong bài học này nhé. Nào, chúng mình cùng bước vào bài học về góc nhọn, góc tù, góc bẹt lớp 4.

1. Ôn tập về góc vuông và góc không vuông 

Đầu tiên các em hãy ôn lại một vài kiến thức đã học về góc vuông, để dễ dàng phân biệt được với các loại góc mới chúng ta chuẩn bị học.

  • Góc vuông là góc được cắt nhau bởi hai đường thẳng đoạn thẳng tạo với nhau một góc 90 độ.

  • Cách vẽ và đo góc vuông bằng eke

2. Góc nhọn

  • Góc nhọn là góc được tạo bởi hai đường thẳng hoặc hai đoạn thẳng cắt nhau một góc nhỏ hơn 90 độ.
  • Góc nhọn bé hơn góc vuông.

3. Góc tù

  • Góc tù là góc được tạo bởi 2 đường thẳng hoặc 2 đoạn thẳng cắt nhau một góc lớn hơn 90 độ.
  • Góc tù lớn hơn góc vuông

4. Góc bẹt

  • Góc bẹt là góc bằng hai góc vuông
  • Góc bẹt nhìn giống một đường thẳng.

5. Bài tập vận dụng góc nhọn, góc tù, góc bẹt [Có hướng dẫn giải + đáp án]

5.1. Bài tập áp dụng

Bài 1: Trong các hình dưới đây, hình nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông?

Bài 2: Viết tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù có trong hình sau [theo mẫu]:

Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AD.

5.2. Hướng dẫn và đáp án

Bài 1: 

  • Hình 1 là góc nhọn.
  • Hình 2 là góc bẹt.
  • Hình 3 là góc tù.
  • Hình 4 là góc vuông.

Bài 2: 

  • Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AD.
  • Góc nhọn đỉnh C, cạnh CB, CD.
  • Góc tù đỉnh B, cạnh BC , BA.
  • Góc vuông đỉnh D, cạnh DC, DA

6. Bài tập tự luyện toán lớp 4 góc nhọn, góc tù, góc bẹt [Có đáp án]

6.1. Bài tập tự luyện

Bài 1: Trong các góc sau đây góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?

Bài 2: Nối [theo mẫu]

6.2. Đáp án

Bài 1:

  • Hình 1 là góc bẹt.
  • Hình 2 là góc nhọn.
  • Hinh 3 là góc vuông.
  • Hình 4 là góc tù. 

Bài 2:

7. Giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 4 góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Bài 1: Trong các góc sau đây góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?

Đáp án:

Trong các góc trên:

  • Góc đỉnh A; cạnh AM, AN và góc đỉnh D; cạnh DU, DV là góc nhọn
  • Góc đỉnh B; cạnh BP, BQ và góc đỉnh O; cạnh OG, OH là góc tù
  • Góc đỉnh E; cạnh EX, EY là góc bẹt
  • Góc đỉnh C; cạnh CI, CK là góc vuông

Bài 2: Trong các hình tam giác sau:

  • Hình tam giác nào có 3 góc nhọn?
  • Hình tam giác nào có góc vuông?
  • Hình tác giác nào có góc tù?

Đáp án:

Trong ba hình tam giác trên

  • Tam giác có 3 góc nhọn là tam giác ABC
  • Tam giác có góc vuông là tam giác DEG
  • Tam giác có góc tù là tam giác MNP

Nội dung bài học lần này đã giới thiệu đến các em thêm 3 loại góc mới đó là góc nhọn, góc tù, góc bẹt lớp 4. Bước đầu các em đã là quen và phân biệt được các loại góc này rồi đúng không. Chúng mình cùng luyện tập thêm nhé!

Bên cạnh đó, để cùng con chinh phục những kiến thức toán hay phụ huynh có thể tham khảo tại Vuihoc.vn.  
Chúc các bạn nhỏ học tập tốt!

Giúp con nắm chắc công thức và các dạng toán khó phần Phân số, hình học... từ đó làm bài tập nhanh và chính xác. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

Mỗi loại hình học dù có số cạnh và hình dáng khác nhau thì đều có chung một đặc điểm là đều có góc và giá trị góc này khác nhau. Như hình vuông, hình chữ nhật có góc vuông, hình tam giác có thể có góc nhọn, góc tù… Trong bài viết này mình sẽ giải thích giá trị và ý nghĩa góc nhọn, góc tù, góc bet, góc vuông trong hình học phẳng.

Góc nhọn là gì?

Góc nhọn có thể được tạo thành từ 2 đường thẳng có chung 1 giao điểm trong mặt phẳng, hoặc trong tam giác bất kỳ. Góc nhọn là góc có giá trị nhỏ hơn 90°. Giá trị của góc nhọn nằm trong khoảng > 0 và < 90°. Bạn có thể dùng eke để xác định chính xác giá trị góc nhọn của một hình học bất kỳ. Và góc nhọn nhỏ hơn góc vuông.

Giá trị góc nhọn luôn luôn lớn hơn 0 và nhỏ hơn 90 độ

Góc tù là gì?

Góc tù cũng được tạo thành từ 2 đường thẳng trong mặt phẳng, góc tù có giá trị lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng 3 góc trong tam giác. Không có hình học phẳng nào tồn tại góc tù.

Góc tù có giá trị luôn nhỏ hơn 180 độ và lớn hơn góc vuông

Góc bẹt là gì?

Góc bẹt là góc có giá trị bằng 180°, nữa đường tròn là có giá trị bằng góc bẹt. Những hình như cánh quạt khi sòe tròn cũng tạo thành 1 góc bẹt.

Góc vuông là gì?

Góc vuông là loại góc thông dụng nhất trong hình học phẳng. Nó có giá trị bằng 90°. Các loại hình học tồn tại góc vuông như hình thang, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hình thoi. Tính chất hình vuông có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong hình học, giúp giải quyết nhiều dạng bài tập về lượng giác khác nhau.

Góc phản là gì?

Loại góc này ít phổ biến trong sách giáo khoa, nhưng đôi khi trong hình tròn bạn cũng có thể gặp qua. Nó có giá trị lớn lớn hơn 180° nhưng nhỏ hơn 360°.

Góc đầy là gì?

Góc bằng toàn bộ hình tròn được gọi là góc đầy, nó có giá trị bằng 360°

Cách xác định giá trị góc

Có nhiều cách giúp bạn xác định giá trị của một góc, nó còn phụ thuộc vào loại hình học. Về cơ bản có những cách sau:

Sử dụng tính chất của hình học

Nếu đó là hình vuông, hình chữ nhật thì giá trị góc các hình trên luôn bằng 90°. Hình tam giác thì bạn cần nhớ tổng 3 góc trong tam giác luôn bằng 180°. Lưu ý rằng tùy từng hình học khác nhau hay giả thiết của bài tập cho mà bạn có thể suy ra giá trị các góc còn lại.

Sử dụng thước đo góc hoặc êke

Đây là những dụng cụ xác định giá trị một góc có số đo bằng bao nhiêu chính xác nhất. Thước đo góc thường có hình chiếc quạt hay nữa hình tròn. Nó có giá trị từ 0° đến 180°.

Eke ngoài mục đích xác định giá trị góc vuông hay không vuông, nó còn dùng để tính toán và xác định khoảng cách chính xác đến từng mm.

Trên đây là những loại góc thông dụng trong toán học mà bạn cần biết. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề