Mức đóng bhxh tự nguyện là bao nhiêu

Một trong những cách để người lao động tự do được hưởng lương hưu khi về già chính là tham gia bảo hiểm xã hội [BHXH] tự nguyện. Vậy mức đóng BHXH tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu?

Theo Điều 10 và Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng của người lao động được xác định theo công thức sau:

Mức đóng/tháng

\=

22%

x

Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện

-

Mức nhà nước hỗ trợ đóng

Trong đó:

- Mức thu nhập đóng BHXH sẽ do người lao động tự chọn nhưng phải đảm bảo:

+ Thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn = 1,5 triệu đồng [theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2023 = 1,5 triệu đồng].

+ Cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở.

- Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm [%] trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm:

STT

Đối tượng

% Hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ năm 2023 [đồng]

1

Hộ nghèo

30%

1.500.000 x 22% x 30% = 99.000

2

Hộ cận nghèo

25%

1.500.000 x 22% x 25% = 82.500

3

Khác

10%

1.500.000 x 22% x 10% = 33.000

Ví dụ: Nếu không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo và chọn mức lương đóng BHXH tự nguyện là 05 triệu đồng/tháng. Hằng tháng, bạn sẽ phải đóng số tiền như sau:

Mức đóng hằng tháng = 22% x 05 triệu đồng - 33.000 đồng = 1.067.000 đồng.

2. Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2023

Với công thức tính ở mục 2 thì tùy vào mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện mà mỗi người lao động sẽ phải đóng tiền theo các mức khác nhau nhưng không được thấp hơn giới hạn tối thiểu hoặc vượt quá giới hạn tối đa sau đây:

* Mức đóng BHXH tối thiểu:

Đối tượng

Mức đóng tối thiểu năm 2023

Hộ nghèo

231.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo

247.500 đồng/tháng

Đối tượng khác

297.000 đồng/tháng

* Mức đóng BHXH tối đa:

Do có sự thay đổi về lương cơ sở vào ngày 01/7/2023 nên mức đóng BHXH tự nguyện tối đa trong năm 2023 cũng có sự điều chỉnh:

Đối tượng

Mức đóng tối đa đến hết 30/6/2023

Mức đóng tối đa từ 01/7/2023

Hộ nghèo

6.457.000 đồng/tháng

7.821.000 đồng/tháng

Hộ cận nghèo

6.473.500 đồng/tháng

7.837.500 đồng/tháng

Đối tượng khác

6.523.000 đồng/tháng

7.887.000 đồng/tháng

Mức đóng BHXH tự nguyện phụ thuộc vào nhu cầu của cá nhân [Ảnh minh họa]

3. Người nào được quyền tham gia BHXH tự nguyện?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Cùng với đó, khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng liệt kê cụ thể những đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện hiện nay bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố.

- Người lao động giúp việc gia đình.

- Người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhưng không hưởng tiền lương.

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm.

- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu hằng tháng.

Từ 1/7, thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo mức lương cơ sở mới.

Ngày 26/6, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn BHXH các địa phương, BHXH Bộ Quốc phòng, Công an nhân dân thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2023.

Mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng làm căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT, BHTN

Theo đó, từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng được áp dụng làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp đối với:

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp thuộc đối tượng áp dụng mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng quy định tại Điều 2 làm căn cứ tính mức lương, mức phụ cấp làm căn cứ đóng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 24/2023/NĐ-CP.

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 2, khoản 4 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 tham gia BHXH bắt buộc mà trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hoặc trước khi hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Đã có quá trình tham gia, đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

Viên chức quản lý chuyên trách, Bí thư đảng ủy chuyên trách, Phó Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn chuyên trách tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, theo hệ số mức lương quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn để tính mức đóng BHXH tự nguyện từ ngày 01/7/2023 cao nhất là 36 triệu đồng/tháng [1.800.000 đồng/tháng x 20 lần].

Hướng dẫn đóng bảo hiểm y tế

Đối tượng chỉ tham gia BHYT:

+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng BHYT: Từ ngày 01/7/2023 mức đóng BHYT tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Trường hợp được cấp thẻ BHYT trước ngày 01/7/2023 thì từ ngày 01/7/2023 cơ quan BHXH điều chỉnh mức đóng BHYT theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng;

+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình: Từ ngày 01/7/2023, mức đóng BHYT tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Trường hợp đối tượng đã đóng đủ tiền vào quỹ BHYT theo thời hạn sử dụng của thẻ BHYT và được cấp thẻ BHYT trước ngày 01/7/2023 thì cả người tham gia BHYT và ngân sách nhà nước không phải đóng, hỗ trợ bổ sung do tăng mức lương cơ sở đối với thời gian từ ngày 01/7/2023 mà người tham gia BHYT đã đóng BHYT.

BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT, tổ chức ủy quyền thu, người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và người tham gia BHYT theo hộ gia đình về tiền lương, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp được biết.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2023 là bao nhiêu?

1. Công thức tính mức đóng BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng mức bao nhiêu?

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. 2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Lương 5 triệu đồng BHXH tự nguyện bao nhiêu?

Như vậy, mức đóng BHXH của người lao động là 10.5%. Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BHXH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Lương 10 triệu đồng BHXH tự nguyện bao nhiêu?

2. Lương 10 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? Theo đó, người lao động có được trả lương 10 triệu đồng/tháng sẽ phải đóng bảo hiểm với số tiền = 10,5% x 10 triệu đồng = 1.050.000 đồng/tháng.

Chủ Đề