Mũi tiêm vero cell cách nhau bao lâu


Hiện nay, 4 loại vaccine đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là Pfizer-BioNtech, Moderna, AstraZeneca, và Sinopharm. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào loại vaccine được tiêm.


Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, thời gian giữa 2 mũi vaccine Pfizer-BioNtech là 3 tuần [21 ngày] và vaccine Moderna là 4 tuần [28 ngày]. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể kéo dài tới 6 tuần [42 ngày] nếu cần thiết [1].


Đối với vaccine AstraZeneca, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet hồi tháng 3 năm 2021 báo cáo thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 4 đến 12 tuần. Trong đó, những người được tiêm mũi thứ 2 vaccine này sau mũi thứ nhất 12 tuần trở lên thì hiệu lực bảo vệ của vaccine là 81,3%, hiệu lực này giảm xuống còn 55,1% nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là dưới 6 tuần [2].


Đối với vaccine Sinopharm [hay vaccine Vero Cell], Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 3 - 4 tuần. Nếu mũi thứ 2 của bạn bị trì hoãn sau 4 tuần thì bạn nên được tiêm càng sớm càng tốt [3].


Với cả 4 loại vaccine trên, khoảng thời giãn giữa hai mũi tiêm không nên ngắn hơn so với khuyến cáo các nghiên cứu.


Mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm được tiêm chủng đầy đủ. Chúc Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch

- 7 January 2022

Trong năm 2021, 11/11 huyện thành phố của tỉnh Lạng Sơn đã Triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 diện rộng cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên bằng vắc xin Vero Cell. Đây cũng là loại vắc xin có số lượng người dân tiêm nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, với hơn 380 nghìn lượt người được tiêm mũi 1 và gần 370 nghìn lượt người được tiêm mũi thứ 2.

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi thứ 3 tại Trạm Y tế phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn

Để tiếp tục tăng cường miễn dịch cho người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19, ngày 17/12/2021 Bộ Y tế đã ban hành công văn số  10722/BYT-DP về tiêm vắc xin liều cơ bản và liều nhắc lại. Theo đó, liều bổ sung sẽ sử dụng vắc xin cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA. Liều nhắc lại sử dụng vắc xin cùng loại trước đó hoặc vắc xin mRNA. [trường hợp trước đó tiêm 02 mũi khác nhau thì sử dụng vắc xin mRNA] Nếu trước đó tiêm liều cơ bản hoặc liều bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút [vắc xin AstraZeneca].

Ngày 05/01/2022, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cũng đã ban hành công văn số 18/VSDTTƯ-TCQG về việc Sử dụng vắc xin AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm vắc xin Vero Cell. Theo đó đề nghị các địa phương có thể sử dụng vắc xin AstraZeneca, vắc xin Vero Cell [Sinopharm] hoặc vắc xin mRNA để tiêm liều bổ sung đối với các đối tượng đã tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Vero Cell [Sinopharm].

Như vậy, dù là tiêm bổ sung hay tiêm nhắc lại, đối với người đã tiêm các mũi trước đó bằng vắc xin Vero Cell thì có thể sử dụng vắc xin Vero Cell hoặc  AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA để tiêm mũi tiếp theo.

Minh Anh – TT KSBT

Video liên quan

Chủ Đề