Mỹ phẩm not for sale là gì

Thế giới mỹ phẩm phù phiếm ngày một đa dạng, mỗi ngày lại có thêm hàng ngàn sản phẩm, thương hiệu mới ra đời. Và tất nhiên cung càng lớn thì cầu cũng tăng, chưa có thời đại nào chúng ta dễ dàng mua mỹ phẩm đến thế, 1 lọ kem hay 1 thỏi son từ những đất nước xa xôi như Mỹ, Pháp cũng dễ có sau 1-2 tuần đặt hàng. Thậm chí các con buôn còn săn hàng cấp tốc hơn, đón đầu xu hướng để trữ hàng. NHƯNG bên cạnh shop uy tín thì vẫn tồn tại không ít các bạn chuyên buôn hàng giả trục lợi, và tin tôi đi hàng giả bây giờ tinh vi khủng khiếp, đến người trong nghề đôi khi còn bị lừa. Cùng tôi điểm qua một số hãng chuyên bị làm giả để đề phòng và cẩn thận hơn khi mua, đừng ham rẻ mà hại da nhé.

3CE

Thương hiệu nổi đình đám 2017, cháy hàng ngay khi vừa lên kệ này tất nhiên sẽ là “con mồi” béo bở cho các “thánh” làm hàng nhái. Từ giả fullsize đến các set mini, từ ngang giá chính hãng đến vài chục ngàn, thậm chí có những set hãng hoàn toàn không sản xuất vậy mà vẫn có rất nhiều người tiêu dùng bị lừa.

Rồi đến các phiên bản fake giá siêu rẻ

Đến các set hãng không hề sản xuất

MAC

3CE mới hot gần đây chứ MAC thì gây bão ở giới makeup cả chục năm rồi vì thế mà số lượng hàng giả cũng cao ngất ngưỡng. Bên cạnh những loại son có giá chỉ vài chục ngàn đồng, giờ đây, dòng son này còn được làm giả tinh vi và bán với giá cao như son thật khiến nhiều người nhầm lẫn. Nếu không phải là một người tinh tường về son thì sẽ rất khó để bạn để bạn nhận ra những điểm khác biệt với son thật như: khi soi dưới đèn, lớp vỏ son fake hơi ánh bóng sáng hơn, thân son hơi lồi lõm, mùi son fake cũng hơi hắc… còn lại mã vạch hay chữ viết trên son fake cũng đẹp không thua kém son xịn chút nào.

Hàng fake phiên bản sáng tạo với những set mới, đến chính hãng còn không sản xuất

Nars Rita

Phiên bản giới hạn đỏ rực lửa, sang chảnh Nars Rita cũng là một trong những thỏi son được làm giả nhiều nhất. Từ không công khai đến mức nhiều shop ghi rõ bản Fake 1, 2, 3….nào là bao chuẩn như hàng thật… với giả chỉ 50-80k chưa đến 1/10 giá hãng. Thế mà vẫn có người ham rẻ mua dùng thử xong đăng hình môi bị bong tróc, sưng viêm.

Son Bourjois Rouge Edition Velvet

Đã ra mắt được vài năm, nhưng son Bourjois vẫn là dòng son kem lì được nhiều cô gái Việt yêu thích. Dù được nhiều người bán khẳng định chắc nịch “chỉ bán hàng thật”, “bao check code, phát hiện fake đền gấp 10” nhưng thực tế nếu không cẩn thận bạn vẫn sẽ mua phải hàng giả. Dòng son này được làm giả rất thật, người mua chỉ có thể phát hiện nếu tinh mắt để ý những điểm rất nhỏ như đường nét in bị dại, thân son bị xước, chất son nhanh trôi, bị bột…

Byphasse Solution Micellaire

Giống như tẩy trang Bioderma, tẩy trang của Byphasse cũng được làm giả rất nhiều trên thị trường. Dòng tẩy trang fake này có bao bì dại, với nhiều lỗi chính tả, phông chữ cũng khác biệt so với hàng thật. Chúng gần như không có 1 chút khả năng tẩy trang nào.

Laneige Lip Sleeping Mask Mini

Dòng mặt nạ ngủ dành cho môi với sản phẩm mini có giá chưa đến 100 ngàn đồng, tuy rẻ nhưng chúng cũng được làm giả rất nhiều. Khi mua, bạn nên chú ý đến đường nét mực in, các phần cạnh rìa khó làm giả ở nắp, và chất kem bên trong.

Anastasia Beverly Hills Modern Renaissance Eyeshadow Palette

Bảng màu mắt nổi như cồn của Anastasia được làm giả rất tinh xảo, mà nếu chưa dùng hàng thật thì chắc chẳng ai có thể nhận ra điểm khác biệt. Các chi tiết nhỏ như nam châm, đường viền, đầu cọ… sẽ là những chỗ giúp bạn so sánh 2 mặt hàng.

Sữa non cô đặc kích trắng Clarins

Nổi lên từ trào lưu sữa non kích trắng, tắm trắng, lợi dụng thương hiệu Clarins để tạo uy tín bán hàng nhưng thực tế thì Clarins hoàn toàn không sản xuất sản phẩm này. Chính hãng cũng đã lên tiếng và cảnh báo người tiêu dùng trên fanpage. Nhưng thực tế vì mê hiệu ứng trắng nhanh và tin vào lời đường mật của người bán mà nhiều bạn vẫn bỏ tiền mua.

Minisize, sample

Không chỉ làm giả hàng fullsize, thực tế làm giả hàng mẫu, sample còn dễ hơn rất nhiều và thực tế trên thị trường đầy rẫy từ nước hoa đến son, phấn, …và nhiều nhất phải kể đến minisize dưỡng da đặc biệt là các hãng Hàn Quốc.

Làn sóng nước hoa dạng lăn với lời quảng cáo là hãng đặt làm riêng tại Nga với giá chỉ từ 80-200k

Khi mua sample cũng cần cẩn thận xem nơi mua có uy tín không, kiểm tra kĩ thông tin trên sản phẩm, hạn sử dụng; thông thường trên các sample hãng tặng sẽ có dòng chữ ” Not for sale”. Mà đã là hàng tặng thì không có chuyện có cả hàng chục ngàn thậm chí nhiều shop chụp hình sample mà chất đầy nhà như núi trừ khi bạn phải là đại lý có đơn hàng siêu lớn mới được ưu ái như vậy.

Còn với sản phẩm minisize thì tùy vào hãng, có hãng là hàng tặng kèm khi bạn mua theo chương trình khuyến mãi, hoặc set chứ không phải lúc nào họ cũng sản xuất hàng loạt size nhỏ. Thậm chí nếu bạn nghi ngờ bất cứ sản phẩm nào là hàng fake có thể email trực tiếp cho hãng để hỏi.

Một số hàng giả phổ biến khác:

Son Givenchy

Son Tomford

Son Louboutin

Làm thế nào để tránh mua phải hàng giả?

Đồng ý rằng chúng ta không phải mắt thần để có thể phân biệt rõ xuất xứ thật giả của mọi mặt hàng nhưng có thể dựa trên kinh nghiệm mua cũng như các dấu hiệu , nguyên tắc bên dưới để đề phòng:

  • Nên mua ở các shop uy tín. Nếu hãng đã phân phối ở Việt Nam thì nên mua trực tiếp tại cửa hàng chính hãng, kể cả với sample. Nhiều hãng thường xuyên tổ chức chương trình tặng hoặc soi da kết hợp tặng sản phẩm dùng thử.
  • Kiểm tra kĩ lưỡng bao bì, mã vạch, nơi sản xuất, hạn sử dụng. Nếu đã trót mua có thể xem kĩ kết cấu, màu sắc sản phẩm có bị biến chất không. Với những hãng không ghi rõ hạn có thể tra qua trang checkcosmetic.com
  • Kiểm tra thông tin sản phẩm kĩ trước khi mua xem hãng có thực sự bán sản phẩm này không? Nhất là với các dòng son, màu son.
  • Không mua hàng sale với mức giá sập sàn chỉ mấy chục ngàn rẻ hơn sản phẩm chính hãng đến hơn 1 nửa, trừ khi bạn kiểm tra web hãng bên nước ngoài có sale thật đến 50-70% [thường áp dụng với mỹ phẩm Hàn].

Chủ Đề