Net Stable Funding Ratio là gì

Liên quan đến vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn [công thức là tỷ lệ sử dụng = [Cho vay trung dài hạn vốn trung dài hạn có thể sử dụng]/Vốn ngắn hạn, mà VN đang sử dụng và các tỷ lệ quản lý về tỷ lệ khả năng chi trả của hệ thống NHTM VN được ban hanh bởi SBV [như thông tư 13, 15, QĐ 457, vui long search trên blog, tôi có đề cập rất nhiều].

Tôi nói thêm về lộ trình của vấn đề của BIS [thông qua Basel III]. Liquidity management yêu cầu trong Basel III có đề cập đến hai chỉ tiêu quản lý.

* Thứ nhất là LCR [Liquidity Coverage Ratio = Stock of high quality liquid assets/Net cash outflows over a 30-day time period >= 100%], tức tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản, tài sản Có thanh khoản cao phải lớn hơn hoặc bằng tài sản Nợ phải thanh toán trong vòng 30 ngày.

Điều đặc biệt là định nghĩa tài sản thanh khoản cao là một điều đáng được lưu tâm và học hỏi. Trong đó, tài sản thanh khoản cao sẽ được chia thành 2 level khác nhau. Level 1 cao nhất [như cash, reserves, Gov. bonds.] chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 60% tổng thanh khoản, TS thanh khoảnlevel 2 [kém thanh khoản hơn] không vượt quá 40% tỷ trọng sau khi đã áp tỷ lệ hair cut [ví dụ 15%]. [Tức là, level 2 bị đặt cap không vượt quá 2/3 level 1, công thức: High-Quality Liquid Assets = Level 1 Assets + Level 2 Assets Max [[Adjusted Level 2 Assets 2/3*Adjusted Level 1 Assets], 0]].

Thanh khoản thì phải nói tới khả năng chuyển đổi thành tiền [liquidate hoặc monetizing debt], và do đó, các loại TS khác như bond cần có tỷ lệ hair cut hợp lý cũng như tỷ trọng hợp lý, tuy nhiên, nên nhìn nhận vấn đề này tùy vào từng xu hướng/chu kỳ của chính sách. Ở VN, sau khi thông tư 13 ra đời [có quy định về tỷ lệ thanh khoản], thì lượng Gov. bond được nắm giữ chiếm tỷ trọng cao hơn, được phân bổ nhiều hơn, trên quan điểm thanh khoản, đó là tốt, và nó thuộc level 1 assets. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, khi môi trường thắt chặt, thì những hoạt động monetizing chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tức là, illiquid, đẩy lợi suất loại này lên cực cao, NH cũng mất thanh khoản.

Vấn đề tiếp từ định nghĩa đó là cách hiểu về Net cash outflows over a 30-day time period, nó không dừng lại ở giá trị book value, mà là mang yếu tố xác suất! Nó tùy theo source of funding, bởi vì là flow nên phải có run-off rates tùy loại. Tức là, net outflow sẽ tăng thêm nếu run off rate cao [như repo, các khoản nhận tiền gửi với mức độ ổn định khác nhau, tiền vay liên ngân hàng,]

* Thứ hai là NSFR, Net Stable Funding Ratio = Available Stable Funding [ASF]/Required Stable Funding [RSF] >= 100%, tức là tỷ lệ nguồn vốn ổn định trung dài hạn [internal or external sources] sử dụng tối thiểu. Tức là nguồn vốn có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở lên phải lớn hơn hoặc bằng 100% tài sản kém thanh khoản [như các khoản cho vay trung dài hạn]. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn ở VN là một nhánh của tỷ lệ trên. Tất nhiên cả ASF và RSF đều được đánh giá ở những tình huống khác nhau.

Điều tôi muốn nói ở đây, không phải là công thức [quá dễ dàng áp dụng], mà đó là chất lượng tức nhận thức về vấn đề và khả năng giám sát chúng.

* Đây là hai tỷ lệ được đánh giá là rất căng và có lộ trình thực hiện khá lâu. Xem thêm Basel III: 1, 2, 3

P/s: Thực tế việc chuyển từ level 2 sang level dễ dàng thực hiện [như thông qua repo], nên BIS mới tính toán rất kỹ vụ này, tức sẽ tính level 1 lại [adjusted level 1 asset] để loại khoản level 2 sau khi adjusted vượt quá mức Cap]. Với khả năng giám sát như thời gian qua, cũng may là ở VN, nghiệp vụ repo/colatteral swap giữa các NHTM với nhau chưa phát triển!! [điều này làm liên tưởng đến Repo 105 hay 108 [tức 1,05 hoặc 1,08 đổi 1] kinh điển của Lehman Brothers]

Video liên quan

Chủ Đề