Nếu cách phòng cháy khi ở nhà

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.

2. Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu … phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.

4. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.

5. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt [Aptomat] cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện [dây dẫn, ổ cắm, thiết bị] sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

6. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

7. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chóng cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

8. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu đổ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dung xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu, khi đun phải có người trong coi.

9. Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt thiết bị điện không cần thiết.

10. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

11. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ lấy, dễ thấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm.

12. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

13. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để tạo lối thoát. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

14. Mỗi gia đình nên dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô, thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

15. Khi xảy ra chạy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho Cảnh sát PCCC 114 hoặc đội dân phòng chính quyền, Công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến

Số điện thoại công an phường Hòa Cường Bắc: 0236.3644233

5. Đọc và trả lời

Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà?


Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần để những thứ dễ cháy cách xa bếp nấu. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.


- Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.

- Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.

- Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

- Phải lắp thiết bị tự ngắt [Aptomat] cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông.

- Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

- Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

- Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

- Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

- Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

- Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

- Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

- Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

- Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

- Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Quan sát và thảo luận

a. Quan sát các hình dưới đây: [trang 39, 40 SGK Tự nhiên và xã hội 3 VNEN tập 1]

b. Thảo luận

- Chỉ và nói tên những chất dễ cháy trong mỗi hình?

- Nói thêm tên những chất dễ cháy khác mà em biết?

- Theo các em, bếp ở hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy, tại sao?

Trả lời:

- Những chất dễ cháy nổ trong mỗi hình là:

   + Hình 1: Củi khô, đen dầu, can dầu hỏa

   + Hình 2: Củi khô

   + Hình 3: Bình ga, bếp ga mini

   + Hình 4: Bếp từ

- Nhưng chất dễ cháy khác mà em biết là: cồn, xăng, diêm, pháo, mìn, bom...

- Theo em, bếp ở hình 2 và hình 4 là những hình có bếp an toàn hơn trong việc phòng cháy vì bếp ở hai hình này bố trí gọn gàng và không có những vật dễ cháy nổ gần bếp.

2. Thực hiện hoạt động

a. Quan sát lại căn bếp vẽ trong hình 1 hoặc hình 3

b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại căn bếp trong hình 1 hoặc 3 như thế nào? Nói một số việc nên làm và không nên làm đối với căn bếp trong hình 1 hoặc 3.

c. Theo em, điều gì có thể xảy ra trong hai tình huống sau:

- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa?

- Trẻ em nghịch lửa?

Trả lời:

b. Để phòng cháy, em sẽ sắp xếp lại hình 1 như sau:

- Đem can dầu hỏa đi ra khỏi góc đó, để ở một nơi khác, tránh tầm với trẻ em.

- Không cho em bé chơi đèn dầu, đậy nắp đèn thật chặt rồi bỏ lên góc tủ trên cao

- Bó củi sắp lại gọn gàng rồi để ở góc bếp [nơi để can dầu lúc ban đầu], cách bếp tầm hai mét.

c. Theo em, điều xảy ra là:

- Can dầu hỏa ở gần bếp lửa thì khi can dầu nóng hoặc không may đổ ra sẽ làm cho ngọn lửa cháy loang ra và bùng cháy.

- Trẻ em nghịch lửa sẽ làm cho các tàn lửa rơi vào các vật dụng dễ cháy rồi bùng cháy.

3. Hoàn thành bảng học tập

a. Lấy bảng dưới đây ở góc học tập

Những việc nên làm và không nên làm để phòng cháy khi ở nhà hoặc khi có cháy xảy ra

Nên làm Không nên làm
Để phòng cháy khi ở nhà
Khi có cháy xảy ra

Trả lời:

Nên làm Không nên làm
Để phòng cháy khi ở nhà
Sắp xếp đồ đạc trong phòng bếp gọn gàng, ngăn nắp Để đồ đạc bừa bãi
Để những đồ dễ cháy nổ xa bếp Đang nấu để bếp đó đi chơi
Khi có cháy xảy ra
Báo ngay với người lớn để dập lửa Bỏ chạy mà không nói với ai
Dùng bình chữa cháy để dập lửa Mải mê vui chơi mặc người khác dập lửa.

4. Tìm hiểu thiệt hại của cháy nhà

a. Em nói với bạn điều gì có thể xảy ra nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy

b. Hãy kể lại những thiết hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến hoặc em biết qua xem tivi, đọc báo, nghe kể.

Trả lời:

a. Nếu bếp trong hình 1 hoặc hình 3 bị cháy thì có thể gây cháy nhà vì:

- Hình 1: Đồ đạc vứt bừa bãi, có can dầu hỏa và đèn dầu để gần đó, ngọn lửa bùng phát sẽ cháy rất lớn và lan rất nhanh.

- Hình 3: Đồ đạc vứt bừa bãi, bình ga lớn nằm ngay phía dưới nên cháy sẽ nổ bình ga và gây cháy lớn.

b. Những thiệt hại do cháy gây ra mà em đã được chứng kiến là:

- Cháy thiêu rụi nhà cửa và đồ đạc trong nhà

- Thiêu rụi những nhà hàng xóm lân cận

- Thiệt hại về tính mạng con người.

5. Đọc và trả lời

a] Đọc đoạn văn sau:

Phòng cháy khi ở nhà

Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.

b] Trả lời câu hỏi:

Cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà?

Trả lời:

Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta cần để những thứ dễ cháy cách xa bếp nấu. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong.

1. Cùng thực hiện hoạt động

Nhóm các em có thể lựa chọn 1 trong các hoạt động sau để thực hiện hoặc thực hiện 2 đến 3 hoạt động [nếu còn thời gian]

a. Hoạt động 1: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ làm gì?

b. Hoạt động 2: Đóng vai thể hiện tình huống: Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ làm gì?

Trả lời:

a. Em đang ở nhà học bài, bỗng trong nhà phát cháy, em sẽ vội vàng chạy ra ngoài, vừa chạy em vừa kêu cứu, em hét lớn nhờ mọi người xúm lại dập tắt lửa. Nếu ngọn lửa lớn thì em gọi điện báo ngay đội phòng cháy chữa cháy.

b. Em đang ở nhà học bài, bỗng ngửi thấy mùi cháy khét trong nhà, em sẽ chạy xuống bếp xem có phải thức ăn bị cháy hay không. Nếu thức ăn khét thì em sẽ vội vàng tắt bếp, bỏ nồi vào bồn nước và xả nước. Nếu đó là mùi khét của điện, em sẽ báo ngay người lớn để bố mẹ xử lí.

2. Đóng vai thể hiện tình huống hoặc mô tả hình vẽ [Thực hành trên lớp học]

3. Đọc và trả lời

Trả lời câu hỏi: Khi gặp cháy, em cần làm gì?

Trả lời:

Khi gặp cháy, em cần phải chạy ra xa nơi có cháy, vừa chạy vừa hô to để mọi người biết. Khi chạy ra đến vùng an toàn, em liền gọi điện ngay cho 114 để dập cháy.

1. Quan sát nhà ở, bếp nấu của gia đình em và nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng cháy nhà.

2. Cùng tham gia với mọi người trong gia đình sắp xếp, dọn dẹp để nhà ở và nơi đun nấu được sạch sẽ, an toàn.

Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề