Ngành Điện tử viễn thông Đại học Công nghệ

Trong thời đại công nghệ 4.0, ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông đang mở ra vô vàn cơ hội việc làm làm hấp dẫn. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông nói chung và nội dung đào tạo của ngành tại trường ĐH Công nghệ – ĐHQGHN nhé!

Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại Đại học Công nghệ – ĐHQGHN

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – Viễn thông là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào các thiết bị như: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng,… nhằm xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn.

Ngày nay, Kỹ thuật điện tử – viễn thông đang đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các phương thức liên lạc mới cho xã hội; Sáng tạo các thiết bị, máy móc giúp tối ưu hiệu quả làm việc nhanh hơn, chính xác hơn. Cụ thể, ta có thể thấy rõ qua các lĩnh vực sau:

  • – Lĩnh vực mạng viễn thông: Một sự sáng tạo tuyệt vời giúp chúng ta có thể kết nối với nhau qua các công cụ, thiết bị truyền tin dù ở khoảng cách xa nhau.
  • – Lĩnh vực định vị, đường dẫn: Ứng dụng trong các ngành Hàng hải, Hàng không,…
  • – Lĩnh vực điện tử, y sinh: Ứng dụng trong Y học 
  • – Lĩnh vực âm thanh, hình ảnh: nhờ sự sáng tạo của các nhân viên trong ngành Kỹ thuật điện tử, chúng ta được sở hữu những thiết bị nghe, nhìn tối tân và sắc nét.

Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

2. Học Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN [UET] có gì?

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đã và đang đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông, trong đó ĐH Công nghệ – ĐHQGHN được đánh giá là một trường uy tín về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông trong cả nước. Mục tiêu hướng tới của Khoa Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET  là đào tạo và bồi dưỡng ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Công nghệ Điện tử Viễn thông –  Nguồn nhân lực chính góp phần sáng tạo và chuyển giao cho đất nước các thành  quả công nghệ tiên tiến ứng dụng được trong thực tiễn.

Hiện nay, Trường đang đào tạo Bằng cử nhân Công nghệ kỹ thuật điện tử  – viễn thông [4 năm] theo chương trình đào tạo chất lượng cao. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên có kiến thức chuyên môn cao, gồm 43 giảng viên, nghiên cứu [3 giáo sư, 9 phó giáo sư và 20 tiến sĩ]

Chương trình đào tạo của Khoa Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET có sự kết hợp chặt chẽ với các tập đoàn trong nước [Viettel, FPT, VNPT] và tập đoàn quốc tế [Samsung, Toshiba, Intel] tạo bước đệm cho sinh viên khoa được thực hành thực tế trong quá trình học tập, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường.

Thực hành Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại ĐH Công nghệ – ĐHQGHN

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông tại UET

4. Những điều kiện cần khi theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông

  • – Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành mới, hướng tới hỗ trợ con người cải tiến trong sinh hoạt, đời sống bằng các thiết bị hiện đại. Điều này, đòi hỏi người theo học phải luôn hướng tới tìm tòi, học hỏi bắt kịp xu thế thời đại.
  • – Kiên nhẫn, thích làm việc với các công cụ kỹ thuật: Các thiết bị kỹ thuật điện tử – truyền thông thường là những vi mạch nhỏ, những máy móc đã được lập trình. Bởi vậy, bạn cần có sự hứng thú, kiên nhẫn đối với các thiết bị, máy móc khô khan này.
  • – Tư duy logic và đam mê công nghệ: Một kỹ sư điện tử – viễn thông cần luôn nắm giữ được hào hứng, sáng tạo trong nghiên cứu, bắt kịp các công nghệ tân tiến trong thời đại để áp dụng vào trong thực tiễn.

5. Học Công nghệ Kỹ thuật điện tử – viễn thông ở UET ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể đảm nhận vào các vị trí sau:

  • – Giảng viên, nghiên cứu sinh 
  • – Kỹ sư truyền thông: Làm chuyên viên điều hành kỹ thuật tại các nhà đài truyền thông, các công ty nhà mạng [Viettel, VNPT, FPT,..]
  • – Kỹ sư kỹ thuật điện tử, kỹ sư bảo trì: Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất đồ điện tử, các thiết bị truyền thông [Samsung, Toshiba, Canon,…]
  • – Ngoài ra, rất nhiều cựu sinh viên khoa Kỹ thuật điện tử viễn thông đã lựa chọn học tiếp sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ] ở trong nước hoăc du học nước ngoài, với định hướng nghiên cứu sâu về học thuật, nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm, thiết bị truyền thông có ích cho cộng đồng.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông của Đại học Công nghệ – ĐHQGHN.

Điện tử - Viễn Thông là một trong những ngành có tiềm năng phát triển, nhiều cơ hội việc làm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông khá rộng lớn, chia thành rất nhiều lĩnh vực phong phú nên dễ khiến bạn hoang mang khi mới tìm hiểu ngành này. Hotcourses Vietnam mời bạn khám phá ngành Điện tử - Viễn Thông một cách khái quát và đầy đủ qua bài viết sau đây!

Ngành Điện tử - Viễn Thông là gì?  

Điện tử và Viễn Thông vốn có sự liên quan mật thiết với nhau nên mới đi theo cặp như vậy. Cụ thể, lĩnh vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử, được xem như là “bộ não” điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Trong khi đó, lĩnh vực Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng lưới truyền dẫn thông tin cho mục đích giao tiếp xuyên biên giới. Từ đó, ngành Điện tử - Viễn Thông có thể hiểu đơn giản là ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các thiết bị truyền thông tin. Một số sản phẩm của ngành Điện tử - Viễn thông quen thuộc với mọi người có thể kể đến như tivi, điện thoại, máy tính, mạch điều khiển,...  Ngành Điện tử - Viễn Thông có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu để mọi người trao đổi, truy xuất thông tin, giám sát và điều khiển thiết bị thông minh một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Học gì trong ngành Điện tử - Viễn Thông?

Theo học ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, nguyên lý truyền thông tin và tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như:

  • Mạng không dây

  • Mạng truyền số liệu 

  • Kỹ thuật siêu cao tần và anten

  • Hệ thống phát thanh truyền hình

  • Công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh

Thời gian đào tạo Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông của các trường Đại học trong khoảng 4-5 năm. 

Bởi ngành này mang tính ứng dụng cao, luôn bám sát thực tiễn theo nhu cầu của các doanh nghiệp và xu thế công nghệ mới nên sinh viên được thực hành và trải nghiệm nhiều. Sinh viên sẽ có khoảng 30% thời lượng học tập để được thực chiến các kỹ năng với các trang thiết bị của trường như:

  • Vận hành, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử - viễn thông 

  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống

Khi đi sâu vào từng chuyên ngành, sinh viên sẽ gặp gỡ khối lượng kiến thức đặc thù rộng lớn, tuy thú vị nhưng cũng nhiều thử thách. Ba chuyên ngành nổi trội hiện đang phổ biến bởi tính ứng dụng mà sinh viên cần cân nhắc khi theo đuổi là:

  •   Kỹ thuật điện tử - Viễn thông 

  •   Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 

  •   Hệ thống nhúng và IoT [tạo ra các thiết bị thông minh, kết nối Internet]

Ngành Điện tử - Viễn Thông học ở đâu?

Ngành Điện tử - Viễn Thông thường được xem là một trong những ngành yêu cầu đầu vào cao điểm nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Điều đó cho thấy độ thu hút của ngành đối với nhiều sinh viên có đam mê với kỹ thuật. Những trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật Điện tử - Viễn Thông có uy tín ở nước ta phải kể đến như: Đại học Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM], Đại học Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM], Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Khoa học [ĐH Huế], Đại học Bách khoa [Đà Nẵng], Đại học Công nghệ [ĐH Quốc gia Hà Nội], Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Điện lực Hà Nội.

Nếu có điều kiện, bạn nên theo đuổi ngành Điện tử - Viễn Thông tại các nước có thế mạnh về ngành này để học hỏi những điều hay. Việc trải nghiệm trong môi trường theo chuẩn quốc tế từ khi còn trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc. Nếu bạn muốn trau dồi kiến thức theo cách tốt nhất, Hotcourses Vietnam sẽ gợi ý những điểm đến du học hàng đầu sau:

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Điện tử - Viễn thông" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Điện tử - Viễn thông, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tương lai của ngành Điện tử - Viễn Thông và cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn

Tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Điện tử - Viễn Thông vẫn đang sản sinh ra nhiều nghề nghiệp mới mà có thể chính bạn là một trong những người tiên phong đảm nhận. Không chỉ các công ty trong lĩnh vực viễn thông như Viettel, VNPT, FPT mà các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông, quốc phòng - an ninh... vẫn cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính. Điều đó có nghĩa bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp tương lai của mình. 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế và vận hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, sản xuất thiết bị Điện tử - Viễn Thông, những công ty sản xuất vi mạch

  • Kỹ sư vô tuyến với kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G/ 3G/ 4G/ 5G và cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến

  • Kỹ sư viễn thông đảm nhiệm nghiên cứu và phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh

  • Kỹ sư truyền dẫn đảm nhận việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn

  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô

  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông, bưu điện

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Video liên quan

Chủ Đề