Ngày nào cũng uống trà xanh có tốt không?

Uống nước chè có tốt không? Ở một chừng mực nào đó, nước chè mang lại nhiều lợi ích. Song nếu uống quá nhiều nước chè sẽ bị phản tác dụng.

Một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi chúng được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng rỗng. Cụ thể hơn, chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa. Từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn…

Khi bụng rỗng, sự hiện diện của caffeine từ trà có thể khiến bạn khó chịu vô cùng.

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thêm thức ăn nhẹ hoặc cho thêm ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích ứng tiêu hóa của tannin sẽ giảm đi đáng kể.

5. Dễ gây ợ nóng

Uống trà nhiều có tốt không? Gây ợ nóng là một tác dụng phụ khác của việc hấp thụ quá nhiều caffeine từ lá trà xanh.

Bên cạnh đó, hoạt chất này còn khiến các triệu chứng trào ngược axit dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách làm cho cơ thắt ngăn giữa dạ dày và thực quản thả lỏng. Từ đó, tác hại của trà xanh chính là làm cho dịch bao tử dễ dàng chảy ngược lên thực quản.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng caffeine góp phần làm tăng nồng độ axit trong dịch dạ dày.

6. Tác hại của trà xanh: Biến chứng thai kỳ

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên cân nhắc thói quen uống trà của mình.

Theo một số bác sĩ sản khoa, thói quen uống trà hoặc những thức uống chứa nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng thai kỳ. Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến những biến chứng như: sẩy thai hoặc bé sau khi sinh không đạt trọng lượng tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, giả thiết trên vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định độ tin cậy. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến nghị phụ nữ mang thai cần cẩn thận khi thưởng thức trà.

Ngoài ra, mặc dù trà thảo mộc tương đối lành tính do không chứa caffeine. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý do một số thảo dược, chẳng hạn như cam thảo, có thể gây ra tình trạng chuyển dạ sớm.

>> Tìm hiểu sâu hơn: Bà bầu uống trà xanh [chè xanh] khi mang thai được không?

7. Tác dụng phụ của trà xanh: Đau đầu

Thực tế, trong một số trường hợp, đôi khi tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải có thể giúp bạn xoa dịu một số loại đau đầu. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển chứng đau đầu mạn tính.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác lượng caffeine có thể “kích hoạt” cơn đau đầu. Thế nhưng họ vẫn khuyến khích mọi người nên hạn chế thưởng thức các món uống chứa hoạt chất trên, bao gồm cả trà xanh.

Tuy vậy, không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy chỉ uống một lượng vừa phải. Bạn có thể thử giảm bớt hoặc loại hẳn thức uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày một thời gian. Song song đó, hãy quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.

Uống trà nhiều có tốt không? Trà xanh gây đau đầu?

Caffeine trong trà xanh ở một lượng vừa phải có thể xoa dịu cơn đau đầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, uống quá nhiều trà xanh sẽ phản tác dụng. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến đau đầu mạn tính.

8. Tác dụng phụ của trà xanh: Gây chóng mặt

So với đau đầu, tình trạng chóng mặt sau khi uống trà ít xảy ra hơn. Tuy vậy, triệu chứng này vẫn được xem là một đáp án cho vấn đề “Uống trà nhiều có tốt không?”.

Đồng thời, bạn có thể bị chóng mặt nếu uống khoảng 1,4 – 2,8 lít trà trong một ngày, tùy vào độ mẫn cảm với caffeine của bạn.

9. Uống trà nhiều dễ gây nghiện caffeine

Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này.

Thói quen tiêu thụ trà với hàm lượng lớn có nguy cơ khiến bạn trở nên phụ thuộc vào caffeine.

Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong ba ngày liên tục.

Nên tránh dùng trà xanh với thực phẩm nào?

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên kết hợp trà xanh với một số thực phẩm nhất định. Sau đây là những thực phẩm kỵ với trà:

  • Tránh sử dụng trà xanh cùng với các loại thảo dược / thực phẩm chức năng. Sự kết hợp này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những thực phẩm kỵ với trà xanh gồm: nhân sâm, ớt chuông, đinh hương, bạch quả, hạt dẻ ngựa, bạch chỉ [đương quy]. Một số gia vị quen thuộc kỵ với trà xanh gồm: tỏi, gừng và nghệ.
  • Không kết hợp trà xanh và rượu. Uống rượu cùng lúc với trà xanh có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm bồn chồn, đau đầu và tim đập nhanh.

Cách uống trà xanh tốt cho sức khỏe

Uống trà hàng ngày có tốt không? Trà xanh được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xanh sẽ phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe của bạn. Uống trà xanh đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu những lợi ích của trà, đồng thời ngăn ngừa tác hại của trà xanh.

  • Không uống trà xanh thay nước. Nghiên cứu đã chỉ ra: uống trà 2-3 tách mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
  • Không uống trà quá nóng. Uống trà quá nóng [nóng hơn hơn 55-60°C]. Tốt nhất, bạn có thể để nguội một chút và thưởng thức ở lượng vừa phải.

Hy vọng bài viết đã giải mã thắc mắc uống trà nhiều có tốt không. Công dụng của trà không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề uống trà nhiều có tốt không, hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Uống trà xanh mỗi ngày có tác dụng gì?

Trà xanh giúp các mạch máu của bạn được thư giãn và giúp chống lại sự thay đổi của huyết áp. Vì vậy, uống trà xanh rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tim. Trà xanh cũng được biết đến để chống lại căng thẳng và trầm cảm. Nó chứa một thành phần gọi là thiamine tạo ra tác dụng làm dịu và thư giãn tâm lý cực tốt.

Ngày nào cũng uống trà?

Trong trà có chứa một số chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch nếu duy trì uống thường xuyên, đều đặn. Bên cạnh đó, uống 3 tách trà xanh mỗi ngày còn giúp giảm cân rõ rệt. Công dụng giảm cân của trà là do trong trà có chứa chất catechin.

Uống nước chè xanh có tác hại gì không?

- Không nên uống quá nhiều trà xanh: Chỉ uống 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,… - Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào.

Không nên uống trà xanh khi nào?

- Tránh uống trà xanh trong bữa ăn, vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thụ Thiamin [Vitamin B1]. - Trong trà xanh có chứa Caffeine nên hạn chế uống buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

Chủ Đề