Ngày pháp luật việt nam 2021

Ngoài những nội dung thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã linh hoạt, chủ động hướng dẫn tập trung phổ biến, giáo dục những lĩnh vực, vấn đề nóng thuộc phạm vi quản lý nhà nước được dư luận xã hội quan tâm; tổ chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có hiệu lực năm 2021, 2022; các nội dung đã được xác định trong Quyết định 1521/QĐ-TTg; tăng cường truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...

Bên cạnh các hình thức truyền thống như tổ chức hội nghị, hội thảo, biên soạn tài liệu về Ngày Pháp luật Việt Nam, năm 2022, các bộ, ngành, địa phương đã chú trọng đến việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử; truyền thông về Ngày Pháp luật Việt Nam qua mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật [thi sân khấu, thi trực tuyến], tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tổ chức Lễ hưởng ứng 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam gắn với tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL [Bộ Công an và gần 30 địa phương]; tổ chức phát động thi đua và khen thưởng hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 [Bộ Giao thông vận tải]; tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cà Mau, Tây Ninh, Bến Tre, Cao Bằng, Đồng Nai…]; xây dựng phóng sự truyền hình về Ngày Pháp luật Việt Nam.

Nhiều địa phương tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động, PBGDPL tại vùng sâu, vùng xa; tổ chức đối thoại chính sách với người dân và doanh nghiệp; tổ chức trình diễn văn nghệ, tiểu phẩm pháp luật; PBGDPL trong nhà trường; tổ chức triển lãm hình ảnh, tài liệu về xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; tổ chức sự kiện truyền thông pháp luật tại cộng đồng, nhóm nòng cốt; tổ chức làm điểm Ngày Pháp luật Việt Nam tại một số đơn vị cấp xã và cấp huyện; lồng ghép hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với Ngày đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thể hiện sự sáng tạo trong khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật và công tác hòa giải và chuẩn tiếp cận pháp luật…

Để đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022, tạo sức lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật đến đông đảo người dân theo tinh thần hướng mạnh về cơ sở, Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương chỉ đạo phối hợp với Ủy ban nhân dân 03 địa phương làm điểm tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 gồm: Thành phố Hồ Chí Minh [tổ chức tại phường Hiệp Tân, quận Tân Phú vào ngày 17/10/2022]; tỉnh Nam Định [tổ chức tại huyện Hải Hậu vào ngày 27/10/2022]; tỉnh Nghệ An [tổ chức tại huyện Đô Lương vào ngày 31/10/2022]; đồng thời tổ chức sự kiện hưởng ứng tại Trường Cao đẳng Luật miền Bắc [ngày 01/11/2022]. 

Tại các sự kiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam tại cơ sở, các đại biểu đã trao đổi các mô hình, cách làm hiệu quả trong tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam; tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL; tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân [Hải Hậu, Nam Định] và các hoạt động thiện nguyện xã hội [trao Tủ sách pháp luật, trao quà cho các học sinh nghèo vượt khó]. Qua đó, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam bảo đảm thực chất, hiệu quả hơn.

Năm 2022 là năm thứ 10 cả nước thực hiện hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Nhằm khẳng định, làm sâu sắc thêm mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam và vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022 từ 19h30 - 21h45 ngày 06/11/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam [VTV1] và Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV1].

Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Ngày 26-11-2021, UBND xã Tân Phú tổ chức Hội nghị triển khai “Ngày pháp luật năm 2021” đến tham dự và triền khai tại hội nghị có đồng chí Nguyễn Anh Trường, BTĐU – CT.UBND xã cùng 22 đồng chí là cán bộ, công chức, các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp tham dự.

Đồng chí  Nguyễn Anh trường, Bí thư – chủ tịch UBND xã triển khai, phát biểu tại Hội nghị “Ngày pháp luật”. Ảnh NAM SƠN

Tại hội nghị, các cán bộ. đảng viên được nghe một số nội dung phát biểu trọng tâm như:

- Ý nghĩa của “Ngày pháp luật”

- Thượng tôn pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật là gì.

- Thượng tôn pháp luật là trách nhiệm của mọi người trong xã hội.

- Hồ Chí Minh với tư tưởng thượng tôn pháp luật.

- Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật.

Thông qua Ngày Pháp luật đồng chí Nguyễn Anh Trường đã chỉ rõ cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ngày 9-11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. 

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh NAM SƠN

Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.                                       

Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 với chủ đề “ Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ” năm 2021 và những năm tiếp theo.

Chủ Đề