Nghệ sĩ thành được bao nhiêu tuổi năm 2024

Ông thường tâm sự, vợ của ông là điểm tựa hạnh phúc lớn nhất từ trước đến nay, khi ông sang Mỹ định cư, bà lo lắng, chăm sóc và ân cần bên ông. Giúp ông vượt qua những tháng ngày nhớ sàn diễn.

NS Thành Được [sinh 1934] thành danh cùng thời với các nghệ sĩ như: NSND Năm Châu, NSND Út Trà Ôn, NSND Phùng Há, NSƯT Thanh Nga, Út Bạch Lan... Ông từng được mệnh danh là "ông vua không ngai", "Ông Hoàng sân khấu" và "kép hát thượng thặng" trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ.

NS Thành Được và vợ

Định cư tại Mỹ nhiều năm, 4 năm qua sau khi ông và vợ sang lại nhà hàng tại San Jose [miền Bắc tiểu bang California], ông sống an nhàn hạnh phúc bên vợ. "Lòng luôn nhớ về sân khấu cải lương cho nên mỗi lần nhận được lời mời của các nghệ sĩ đồng nghiệp tại quận Cam, anh Thành Được rất vui và tham gia, dù chỉ đến ca một bài vọng cổ" – danh hài Bảo Quốc cho biết.

NS Thành Được tên thật là Châu Văn Được tại Kế Sách, Sóc Trăng, trong gia đình phú nông tại xã An Mỹ.

NS Thành Được trong ngày cưới

Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Sau đó lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Hai năm sau, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn [tuồng "Khi hoa anh đào nở"]. Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.

Năm 1961, ông kết hôn với NSƯT Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp diễn nổi tiếng trong các vở: "Con gái chị Hằng", "Tấm lòng của biển", "Bọt biển", "Chuyện tình 17", "Tình Xuân muôn tuổi", "Rồi 30 năm sau", "Giấc mộng giữa hoàng lăng"..., đặc biệt hơn là vở "Nửa đời hương phấn" được hàng triệu khán giả yêu thích. Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ. Ông cưới người vợ sau tên Liên, sống hạnh phúc bên ông cho đến ngày hôm nay.

Cuộc sống an nhàn của NS Thành Được tại Mỹ

Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng [Vở "Tiếng hạc trong trăng"].

Vừa qua nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Hãng dĩa Việt Nam - Bà Sáu Liên – giám đốc Hãng dĩa này đã phát hành những ấn phẩm ca cổ, trong đó có những bài ông thu âm trước 1975 như: "Lâu đài tình ái", "Lỗi nhịp cầu ô", "Nàng là ai?", "Ngăn cách", "Người phu quét lá sân trường", "Nụ cười xuân", "Tà áo cưới", "Giã từ sân khấu", "Mưa rừng"… được đông đảo khán thính giả tìm mua. "Dù tuổi cao sức yếu nhưng NS Thành Được vẫn còn ca vọng cổ thật mùi. Năm ngoái, khi tôi đến Mỹ lưu diễn, có ghé thăm ông và nghe ông ca vọng cổ.

NS Thành Được tại khu vườn nhà ông

Ông luôn bày tỏ nỗi nhớ khán giả và sàn diễn, nhưng sức khỏe đã không cho phép ông quay về nước để thực hiện suất hát giã từ sân khấu. Nhân kỷ niệm ngày cưới của ông, tôi cầu chúc ông luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, mãi là điểm tựa vững vàng cho thế hệ nghệ sĩ trẻ tại hải ngoại" – NSND Lệ Thủy bộc bạch.

Nghệ sĩ Thành Được là một nghệ sĩ tài hoa, ông đã đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1966 với vai diễn tướng cướp Thi Đằng [tuồng "Tiếng hạc trong trăng"]. Ông và sầu nữ Út Bạch Lan là một đôi uyên ương nghệ thuật nổi tiếng được công chúng mến mộ.

NSƯT Út Bạch Lan và nghệ sĩ Thanh Được hội ngộ trong trích đoạn "Nửa đời huơng phấn"

Nghệ sĩ Thành Được tên thật Châu Văn Được, sinh 1934. Ông từng được mệnh danh là "Ông vua không ngai" hay "Kép hát thượng thặng" trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ. Ông sinh ra tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng trong gia đình phú nông.

Từ trái sang: Nghệ sĩ Ngọc Nuôi, nghệ sĩ Thành Được và sầu nữ Út Bạch Lan trong trích đoạn "Nửa đời hương phấn"

Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu.

Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn [tuồng "Khi hoa anh đào nở"]. Năm 1958, nghệ sĩ Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.

Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp diễn nổi tiếng trong các vở "Con gái chị Hằng", "Tấm lòng của biển", "Bọt biển", "Chuyện tình 17", "Tình Xuân muôn tuổi", "Rồi 30 năm sau", "Giấc mộng giữa hoàng lăng"... nhưng đặc biệt hơn cả là vở "Nửa đời hương phấn". Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.

Nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan thuộc lớp những nghệ sĩ thành danh khi sân khấu cải lương bước vào giai đoạn phát triển thực sự chuyên nghiệp và hưng thịnh. Trong những ngôi sao đầu tiên, họ là hai vì sao nổi bật có sức hút nổi trội và khác biệt.

Nghệ sĩ Thành Được những năm cuối đời sống tại Mỹ cùng với gia đình

Khoảng năm 1958, "bà bầu" Kim Chưởng - một trong những bầu gánh hát thành công nhất của sân khấu cải lương Sài Gòn - sau thời gian liên kết lập đoàn hát đã tách ra làm riêng. Cặp đào kép chính khai trương bảng hiệu Kim Chưởng chính là Út Bạch Lan và Thành Được.

Trên sân khấu Kim Chưởng, liên danh Thành Được - Út Bạch Lan cuốn hút khán giả qua những vở tuồng đẫm chất trữ tình.

Họ là đôi bạn diễn thực sự thăng hoa, tên tuổi lên đến đỉnh cao, cũng góp phần đưa đoàn Kim Chưởng nổi danh là "Anh hùng lưu diễn", đi diễn bất cứ nơi nào cũng thu hút đông khán giả.

Năm 2007, gia đình ông có nguyện vọng tổ chức chương trình kỷ niệm của nghệ sĩ Thanh Được tại quê nhà, nhưng sau đó vì lý do sức khỏe nên chương trình đã không thực hiện được.

Khán giả yêu sân khấu vẫn nhớ những vai diễn mà ông đã để lại cho cuộc đời và nhất là những tác phẩm ông diễn cùng với sầu nữ Út Bạch Lan.

Chủ Đề