Nghị định 165 năm 2023

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẮC GIANG

Bản quyền thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đình Hiếu - Giám đốc Sở Tài Chính

Trụ sở: Số 01 đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, Thành phố Bắc Giang

Điện thoại: 0204 3 858802 hoặc 0913 397 611; Gmail:

Số điện thoại đường dây nóng thực hiện giải quyết thủ tục hành chính: 

Đ/c Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Công chức một cửa: 0983.693.707

Đơn vị hỗ trợ vận hành: Trung tâm CNTT&TT Bắc Giang, tổng đài hỗ trợ: 0204 3829006

Sử dụng trang thiết bị trong hoạt động kiểm soát không lưu

1. Giới thiệu chung

Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính [sau đây viết tắt là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP] để thay thế Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2021/NĐ-CP để phù hợp với một số luật mới được ban hành như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Luật Cảnh sát biển, Luật Biên phòng, Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia. Đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP sau hơn 7 năm thực hiện; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống và xử lý vi phạm hành chính trong tình hình mới.

2. Bố cục của Nghị định

Nghị định bao gồm 4 chương, 25 điều và 9 danh mục kèm theo. Cụ thể:

- Chương I. Quy định chung, bao gồm 5 điều [từ Điều 1 đến Điều 5].

- Chương II. Danh mục và việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, bao gồm 10 điều [từ Điều 6 đến Điều 15].

- Chương III. Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp, gồm 7 điều [từ Điều 16 đến Điều 22].

- Chương IV. Điều khoản thi hành, gồm 3 điều [từ Điều 23 đến Điều 25].

3. Một số điểm mới của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP

3.1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

- Nghị định số 165/2013/NĐ-CP chỉ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 135/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định trong 3 lĩnh vực: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống ma túy; phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đây là 3 lĩnh vực mới được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020.

3.2. Về danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính

- Tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 165/2013/NĐ-CP quy định 6 nhóm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; trong đó:

[1] Về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 18 phương tiện, thiết bị;

[2] Về giao thông đường sắt: 14 phương tiện, thiết bị;

[3] Về giao thông đường thủy nội địa: 6 phương tiện, thiết bị;

[4] Về giao thông hàng hải: 5 thiết bị;

[5] Về hàng không dân dụng: 5 phương tiện, thiết bị;

[6] Về bảo vệ môi trường: 24 phương tiện, thiết bị.

- Tại 9 danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP quy định phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính [tăng 3 nhóm về: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống ma túy; phòng, chống tác hại của rượu, bia]; trong đó:

[1] Về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 24 phương tiện, thiết bị [tăng 6];

[2] Về giao thông đường sắt: 21 phương tiện, thiết bị [tăng 7];

[3] Về giao thông đường thủy nội địa: 21 phương tiện, thiết bị [tăng 15];

[4] Về giao thông hàng hải: 22 phương tiện, thiết bị [tăng 17];

[5] Về hàng không dân dụng: 13 phương tiện, thiết bị [tăng 8];

[6] Về bảo vệ môi trường: 33 phương tiện, thiết bị [tăng 9];

[7] Về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: 23 phương tiện, thiết bị [quy định mới];

[8] Về phòng, chống ma túy: 5 phương tiện, thiết bị [quy định mới];

[9] Về phòng, chống tác hại của rượu, bia: 5 phương tiện, thiết bị [quy định mới].

3.3. Về thẩm quyền phê duyệt sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của ngành Giao thông vận tải

- Tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định số 165/2013/NĐ-CP quy định phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi được phê duyệt của người có thẩm quyền.

Theo đó, 7 chức danh có thẩm quyền của ngành Giao thông vận tải, gồm: Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Tại điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP quy định bổ sung thêm 5 chức danh của ngành Giao thông vận tải có thẩm quyền phê duyệt lắp đặt, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, gồm: Chánh Thanh tra các Sở Giao thông vận tải [Giao thông vận tải - Xây dựng]; Giám đốc các Cảng vụ: Đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; Cục trưởng Cục quản lý đường bộ thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Như vậy, đã bổ sung thẩm quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ; và phù hợp với thực tế, có địa phương đã sáp nhập thành Sở Giao thông vận tải - Xây dựng.

3.4. Về mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

- Nghị định số 165/2013/NĐ-CP chỉ quy định việc mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Trong thực tế, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có tính đặc thù, kinh phí đầu tư cao, tiêu chuẩn thi công, điều kiện lắp đặt khắt khe, chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao, không sử dụng thường xuyên, việc mua sắm trang cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, định mức theo quy định và nhu cầu sử dụng của các đơn vị.

- Tại Nghị định số 135/2021/NĐ-CP đã bổ sung việc thuê phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3.5. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ

- Tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP đã quy định việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhưng chưa cụ thể cách thức, biện pháp xác định tổ chức, cá nhân vi phạm, nên hiệu quả xử phạt chưa cao.

- Nghị định số 135/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định về thông tin phải thể hiện được trong kết quả thu thập bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; thời hạn, trình tự sử dụng kết quả phục vụ xử phạt vi phạm hành chính [Điều 14, Điều 15].

3.6. Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp

- Đây là Chương được xây dựng mới để quy định “Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp” theo quy định tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.

- Chương này quy định về cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật  [Điều 16]; Yêu cầu và giá trị sử dụng của dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật [Điều 17]; Cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu thập dữ liệu [Điều 18]; Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu dữ liệu [Điều 19]; Tiếp nhận, thu thập và xử lý dữ liệu [Điều 20]; Xác minh dữ liệu, kết luận vụ việc [Điều 21]; Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, cảng hàng không, sân bay, điều hành bay, kinh doanh vận tải cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông [Điều 22].

4. Việc bảo đảm thi hành Nghị định

Để Nghị định là công cụ thật sự hữu hiệu giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử phạt hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đòi hỏi một số yêu cầu, điều kiện sau:

4.1. Số lượng cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn, năng lực, trình độ theo quy định để sử dụng, vận hành, quản lý các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật của ngành Giao thông vận tải;

4.2. Bố trí đủ nguồn kinh phí đầu tư, mua sắm, vận hành, thuê, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của ngành Giao thông vận tải;

4.3. Bộ Giao thông vận tải ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về tiêu chuẩn, định mức; hướng dẫn quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và việc thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

4.4. Tuyên truyền, phổ biến thực hiện và tuân thủ các quy định của Nghị định; xây dựng nội dung, thông tin bằng nhiều hình thức để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi công vụ và nhân dân biết, thực hiện, chấp hành;

4.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định.

Bài và ảnh: Nguyễn Văn Tuấn

Phòng Thanh tra chuyên ngành

Chủ Đề