Nghị định hướng dẫn luật tố tụng hình sự 2023

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu VKSND tối cao đến các điểm cầu trong toàn Ngành.

Đồng chí Hoàng Thị Quỳnh Chi, Vụ trưởng Vụ pháp chế và quản lý khoa học VKSND tối cao phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu VKSND tối cao có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; Viện trưởng và Chánh Văn phòng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và VKSND cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh; Viện trưởng, Trưởng phòng 7 và Chánh Văn phòng VKSND 28 tỉnh, thành phố trong khu vực; đại diện Lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội; Lãnh đạo các Tòa chuyên trách và Phòng Giám đốc kiểm tra thuộc TAND cấp cao tại Hà Nội cùng toàn thể Lãnh đạo và công chức VKSND cấp cao tại Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội cho biết, Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được thông qua, có hiệu lực thi hành đã kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và TAND, VKSND nói riêng thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Viện trưởng VKSND Tp. Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Lê Văn Đông, Viện trưởng VKSND tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên thời gian qua, thực tiễn áp dụng 02 Bộ luật trên và một số văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy: Do một số quy định còn chưa cụ thể; hoặc có sự chồng chéo, trùng lặp giữa các quy định trong cùng chế định, trong khi chưa có tiêu chí cụ thể để phân định áp dụng quy định nào thì phù hợp hơn; hoặc có những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, nhưng chưa được quy định của Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự điều chỉnh, dẫn đến tình trạng lúng túng và không thống nhất khi phải vận dụng các quy định có tính chất tương tự để giải quyết tình huống phát sinh từ thực tiễn…

Đại biểu tham dự Hội nghị

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức và áp dụng không thống nhất giữa các địa phương, giữa các cấp Kiểm sát, Tòa án hoặc giữa các ngành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những vướng mắc nêu trên đã tạo ra nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự của cơ quan TAND, VKSND các địa phương trong phạm vi khu vực.

Đồng chí Phạm Quốc Khánh, Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, VKSND cấp cao tại Hà Nội tổ chức Hội nghị “Trao đổi một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự” đối với VKSND 28 tỉnh trong khu vực. Đây là hoạt động hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, thiết thực để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, tạo sự thống nhất về nhận thức, áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự của VKSND cấp cao tại Hà Nội, TAND cấp cao tại Hà Nội và các đơn vị Tòa án, VKS cấp dưới trong khu vực trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Thế Lệ, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, đại biểu đã xem video clip về nội dung báo cáo của Hội nghị. Theo đó, Báo cáo tổng hợp những vướng mắc trong áp dụng Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như: Vướng mắc phần chung của Bộ luật Hình sự; vướng mắc trong việc xác định tội danh, xác định tình tiết định khung hình phạt; xác định tư cách tham gia tố tụng và thiệt hại trong các vụ án liên quan đến đất đai; quy định về kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa...

Toàn cảnh Hội nghị

Tiếp theo chương trình Hội nghị, đại biểu tại các điểm cầu đã tiến hành tham luận và trao đổi một số vướng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao sự phối hợp giữa VKSND cấp cao tại Hà Nội với đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị tài liệu, nội dung phục vụ Hội nghị; đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức thiết thực, là dịp để VKSND các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, cán bộ làm công tác nghiệp vụ dành thời gian khai thác, nghiên cứu tài liệu Hội nghị, báo cáo tham luận của các VKSND cấp tỉnh; từ đó học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm hay, cách làm phù hợp để chủ động, kịp thời xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

Sau Hội nghị, VKSND cấp cao tại Hà Nội tổng hợp nội dung tham luận của VKSND cấp tỉnh, các ý kiến phát biểu, thảo luận tại Hội nghị, kết hợp với phương án giải đáp khó khăn, vướng mắc được dự thảo để chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn và hoàn thiện bộ tài liệu chính thức nhằm giải đáp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự cho các VKS cấp dưới. Bên cạnh đó, VKSND cấp cao tại Hà Nội và VKSND các tỉnh phía Bắc tiếp tục rà soát các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan còn chưa cụ thể để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện; qua đó tạo điều kiện pháp lý cần thiết để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao...

Chủ Đề