Người ảnh hưởng đến cộng đồng tập luyện

Chứng nghiện tập thể dục làm thay đổi cả về tâm lý và sinh lý của bạn. Một trong số những tác động đó chính là làm tăng nguy cơ chấn thương, đặc biệt là những chấn thương liên quan đến tập luyện. Trái ngược với thói quen luyện tập đều đặn sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp và chắc xương, việc bạn tập luyện quá nhiều làm tăng nguy cơ gãy xương do mệt mỏi. Đối với phụ nữ, việc tập thể dục quá nhiều còn làm tăng nguy cơ loãng xương bởi khi họ tập luyện quá sức, buồng trứng sản xuất ra ít hormone estrogen dẫn đến giảm mật độ xương. Ngoài ra, đối với những người đã có chấn thương từ trước, nghiện luyện tập có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm và kéo dài thời gian lành vết thương đó.

Dưới đây là những chấn thương bạn có thể gặp phải nếu tập luyện quá mức:

Mải tập luyện cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các mối quan hệ xã hội

Sở dĩ việc tập thể dục quá mức gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ là do nó lấy đi của bạn quá nhiều thời gian. Điều này làm cho bạn bè và người thân nghĩ rằng bạn đang bỏ rơi họ. Ngay cả khi bạn bè và gia đình bạn không có những suy nghĩ tiêu cực như trên thì khi đề cập đến việc tập luyện quá mức cũng có thể gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Đó là lý do vì sao những trung tâm điều trị chứng nghiện tập thể dục sẽ cung cấp cho bạn những liệu trình điều trị cá nhân hoặc theo nhóm nhằm giúp bạn cải thiện các mối quan hệ hiện có.

Những người nghiện tập luyện cũng thường có những lệch lạc nhận thức về thói quen tập luyện của mình. Những suy nghĩ lệch lạc đó có thể bao gồm việc suy nghĩ một chiều, suy nghĩ trừu tượng chọn lọc, khái quát hóa quá mức, suy nghĩ mê tín, thổi phồng, suy luận độc đoán, cá nhân hóa và những suy nghĩ coi thường. Suy nghĩ một chiều nghĩa là khi một người nghiện tập thể thao không nhìn đa diện những vấn đề trong tập luyện. Một người tập luyện cưỡng chế có thể cho rằng việc tập luyện sẽ vô ích nếu anh ấy không thể tập ít nhất một tiếng.

Còn đối với những người nhận thức lệch lạc dạng trừu tượng chọn lọc, họ gắn chuyện tập luyện với niềm hạnh phúc lâu dài và cho rằng nếu luyện tập đầy đủ, họ sẽ không bao giờ cảm thấy tệ hại cả. Khái quát quá mức là việc có những phát biểu bao quát, chung chung liên quan đến vấn đề tập luyện. Một người nghiện tập luyện có thể cho rằng tất cả những người không tập luyện là những người thừa cân. Suy nghĩ mê tín là một dấu hiệu khác của các rối loạn cưỡng chế.

Những người nghiện thể dục mê tín thường tin rằng những điều không tốt sẽ xảy ra nếu họ không chạy đủ số dặm muc tiêu đặt ra hoặc chạy không đúng những con số trên máy chạy bộ. Suy nghĩ phóng đại lại là việc đánh giá quá cao vai trò của việc tập luyện.

Một người phóng đại sẽ cho rằng nếu họ không luyện tập thì cuộc sống của họ coi như vô nghĩa. Suy luận độc đoán là khi một người tập luyện cưỡng chế đánh đồng sự thành công của ai đó là do sự luyện tập. Người nghiện thể thao có thể cho rằng những ai tập luyện thì đều có những mối quan hệ tốt hơn hay nghề nghiệp tốt hơn.

Một người cá nhân hóa sẽ hướng những quan điểm về cân nặng và luyện tập vào bản thân mình. Họ luôn cho rằng mọi người đều đang nhìn chằm chằm vào mình vì mình quá béo hay mọi người thường sẽ thích những đối tượng siêng năng tập luyện hơn.

Cuối cùng, suy nghĩ coi thường xuất hiện khi một người tập luyện cưỡng chế đưa ra những lý do để không phải nghe lời khuyên của các chuyên gia y khoa hay sự quan tâm của gia đình về chứng nghiện của họ. Họ sẽ không tin và nghe theo lời khuyên của bác sĩ điều trị nếu người bác sĩ đó thừa cân hay có thân hình không chuẩn.

"Tập thể dục là hoạt động thể chất được lập kế hoạch và lặp đi lặp lại nhằm mục đích cải thiện cơ thể. Nhưng tập thể dục với bất kỳ cường độ nào mỗi ngày đều cần nguồn dinh dưỡng hợp lý mới phát huy được hiệu quả tốt nhất..."

Đó là chia sẻ của bác sĩ CKII Lương Văn Sinh – người có nhiều năm gắn bó với thể thao Việt Nam.

"Thể dục có nhiều lợi ích sức khoẻ và cần được duy trì thường xuyên. Theo nghiên cứu, người bắt đầu tập thể dục sẽ có những lợi ích trước mắt như cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cảm giác lo lắng, giảm huyết áp. Nhưng nếu chúng ta duy trì được việc tập luyện một cách thường xuyên trong thời gian dài thì sẽ những lợi ích lớn đến không ngờ", bác sĩ Lương Văn Sinh nói tiếp.

Chị Hồng Đào [32 tuổi] nói: "Giữa cuộc sống bộn bề cơm áo gạo tiền, lại ỷ sức khiến tôi ít để ý đến chuyện thể dục và thích nghỉ ngơi thư giãn mỗi khi có thời gian rảnh. Nhưng may mắn, tôi đã sớm nhận ra đó là một sai lầm. Khi áp lực công việc đủ lớn khiến cơ thể mệt mỏi, tôi trở nên cáu gắt và thiếu sáng suốt khi đưa ra các quyết định quan trọng. Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng đến gia đình và con cái. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi đến với những bài tập thể dục".

Lời chia sẻ rất thật và gần gũi của chị Đào đã khiến không ít người phải giật mình. Chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của vận động thể thao đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Một điều ít ai nghĩ đến vì vốn dĩ chẳng liên quan nhưng khoa học đã chứng minh rằng thể dục còn góp phần quan trọng giữ hạnh phúc gia đình. Bởi nếu thiếu thể dục, sức khoẻ không tốt dễ dẫn đến stress cho chính mình và những người xung quanh.


Hoa hậu xứ dừa Nguyễn Đặng Kim Ngưỡng luôn khiến người khác phải ngưỡng mộ bởi cuộc sống rất vui vẻ, lúc nào cũng lạc quan yêu đời. Cô là một người đam mê và chơi nhiều môn thể thao như chạy bộ, gym, thể dục nhịp điệu, yoga,… và xe đạp. 

Kim Ngưỡng nói: "Từ nhỏ tôi đã ý thức được sự quan trọng của thể thao. Tôi đã chơi nhiều môn thể thao một cách thường xuyên. Thể thao không chỉ là sức khoẻ, giữ dáng mà còn ở sự vui tươi, nâng chất lượng cuộc sống".

Đặc biệt, cô hoa hậu đã truyền được cảm hứng thể thao cho con gái mình bằng việc tham gia một cuộc đua xe đạp địa hình. "Tôi có cô con gái được 9 tuổi. Tôi đã dẫn con theo đến nơi thi đấu cùng mình. 

Thật ra, tôi tham dự cuộc thi cũng để chứng minh cho con thấy rằng mình có thể làm được bất cứ điều gì, miễn là điều đó khiến mình thấy thích và nỗ lực. Tôi muốn truyền cảm hứng về một lối sống tích cực cho con. Nhưng thể thao không chỉ mang đến thể lực mà còn giúp con học tập tốt hơn", Kim Ngưỡng nói.

Bác sĩ Lương Văn Sinh chia sẻ: "Tập thể dục với bất kỳ cường độ nào mỗi ngày là điều cần thiết để cải thiện sức khoẻ, ngăn ngừa một loạt bệnh tật. Nhưng để việc tập luyện phát huy hiệu quả tốt nhất thì dinh dưỡng phù hợp là điều quan trọng".

Theo đánh giá của giới chuyên môn người tập thể dục cần đảm bảo khẩu phần ăn, hạn chế thức ăn nhanh và cả đồ hộp vì nó chứa lượng muối cao, sẽ không tốt. 

Trước khi tập thể dục, mọi người cần ăn nhẹ vì nếu không ăn sẽ dễ dẫn đến hạ đường huyết. Còn nếu sau bữa ăn chính thì tốt nhất hai giờ sau rồi mới bắt đầu tập.

"Đối với người dân ở các thành phố lớn, chúng ta sẽ gặp khó vì ít không có không gian rộng rãi để vận động, rất dễ "ngã" vào game, máy vi tính; ăn uống thì thất thường vì áp lực công việc. 

Tuy vậy, chúng ta vẫn phải cố gắng tập bằng nhiều cách, từ các động tác tay chân bụng, đi bộ tại chỗ… tuỳ điều kiện mỗi người. Đối với người khoẻ mạnh, ngoài việc đảm bảo khẩu phần ăn còn cần phải tập luyện thể thao và theo khuyến cáo tốt nhất là từ 15 đến 30 phút mỗi ngày", bác sĩ Lương Văn Sinh nói.

NÀO CÙNG MỘT VÒNG VIỆT NAM

Đó là một dự án ý nghĩa do Công ty dinh dưỡng Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tổng cục Thể dục Thể thao, Uỷ ban Olympic Việt Nam thực hiện bắt đầu từ tháng 10/2021 đến cuối năm 2022. Mục tiêu của dự án là truyền cảm hứng, khuyến khích cộng đồng cùng tập thể dục thường xuyên và lâu dài để nâng cao sức khỏe và lan tỏa năng lượng tích cực và mạnh mẽ để sống vui, sống khỏe cùng thông điệp “5T Thể Thao”

Dự án được chia thành 3 giai đoạn chính từ tháng 10/2021 đến hết năm 2022.

- Giai đoạn 1 [từ tháng 10 đến tháng 12-2021] với mục tiêu tạo động lực giúp người dân xây dựng thói quen tập luyện và lan rộng thói quen tới cả cộng đồng. Mở đầu dự án là chuỗi hình ảnh chủ đạo cùng infographic để giới thiệu về "Lối sống vui khỏe 5T". Ngay sau đó, video âm nhạc "Nào cùng một vòng Việt Nam"  được lan tỏa trên các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok. 

Tiếp theo là chuỗi thử thách như "Thử thách nhảy theo bài nhạc", "Thử thách 21 ngày tạo thói quen thể dục" và thể thao theo chủ đề "Cộng đồng mình cùng tập" với nhiều hoạt động đa dạng cho các nhóm đối tượng khác nhau.

- Giai đoạn 2 [từ tháng 1 đến tháng 2-2022] với chủ đề Tết này, ăn gì tập nấy #TếtThểThao tích cực với mục tiêu tiếp nối hiệu ứng truyền thông của thông điệp Lối sống vui khoẻ 5T trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 qua quá trình vận động tốt và duy trì dinh dưỡng cân bằng hàng ngày.

- Giai đoạn 3 [từ tháng 3 đến tháng 12-2022] với chủ đề "Tôi khoẻ, Bạn cũng khoẻ, Việt Nam khoẻ" nhằm tiếp tục duy trì và nhân rộng các hoạt động vận động của cộng đồng trên Toàn quốc sau 6 tháng khởi động và tạo nền tảng nội dung tốt trên các trang mạng xã hội.

Dự án “Nào cùng tập ngay! Vì một Việt Nam khoẻ mạnh, hạnh phúc” có sự góp mặt của các vận động viên và những nghệ sĩ nổi tiếng cùng đồng hành để chia sẻ và lan tỏa thông điệp lối sống năng động lành mạnh tới đông đảo cộng đồng.

Chủ Đề