Người bị COVID có nên tắm không

Có cần kiêng tắm gội khi trẻ mắc COVID-19?

[ĐCSVN] - Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi đến Báo thắc mắc về trường hợp trẻ em bị mắc COVID-19 cha mẹ kiêng tắm vì sợ bệnh sẽ nặng thêm, quan niệm này có đúng không?.

Trường hợp trẻ em bị mắc COVID -19 vẫn cần tắm gội. Ảnh minh họa.

Liên quan đến câu hỏi trên, Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường, thành viên nhóm tư vấn cho trẻ mắc COVID-19 cho hay:

Đối với trường hợp trẻ em bị mắc COVID -19 vẫn cần tắm gội, điều nàycòn giúp giải phóng các tế bào da chết, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da, làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ.

Nếu xét theo quan niệm xưa của y học cổ truyền, khi trẻ bị ốm hoặc cảm cần kiêng tắm chỉ nên xông hơi. Vì khi tắm nước nóng sẽ làm giãn lỗ chân lông, gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập nên dễ gây bệnh... Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm "người ốm phải kiêng nước" còn tồn tại dai dẳng tới nay.

Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm tắm sẽ rất nguy hiểm. Khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong.

Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. “Trẻ mắc COVID-19 vẫn cần tắm, nhưng lưu ý tắm sao cho đúng để đảm bảo sức khỏe”, BS Cường nói.

Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

- Tắm bằng nước ấm 30 - 35 độ C.

- Không được tắm khi bé đang sốt.

- Nên dùng nước ấm để lau người cho trẻ.

- Tắm cách ngày.

- Tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút.

- Cho trẻ tắm nơi kín gió, nên có đèn sưởi [không sưởi bằng lò than tổ ong; nếu sưởi bằng đèn điện thì đảm bảo độ cao không quá xa hoặc quá gần gây nguy hiểm].

- Sau tắm lau khô người và mặc quần áo.

- Sấy khô tóc cho bé.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

Các bác sĩ cho biết chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tắm sẽ khiến bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng hơn - Ảnh minh họa: GETTY IMAGES

Mới đây nhất, một tài khoản Facebook chia sẻ việc người nhà mình bị chuyển nặng sau khi tắm: "Ông xã mình bị tầm 7 ngày, triệu chứng nhẹ chỉ ho và nghẹt mũi, tối của ngày thứ 7 đi tắm xong sốt lên 38,8 độ C, sau đó SpO2 giảm 2 ngày liên tục, sau đó còn 90-92, có lúc xuống 88, 89...

Trong phòng điều trị, qua trò chuyện thì thấy các bệnh nhân đa số chuyển nặng sau 1 trận tắm. Một cô thì đi gội đầu sau 5 ngày triệu chứng nhẹ, một anh khác điều trị tại nhà test nhanh thấy âm tính nên đi tắm, xong bị sốt, mệt không thở được... Hiện tại mọi người vẫn đang phải thở oxy, bao gồm cả ông xã mình".

Tài khoản trên cũng đưa ra lời khuyên: "Tóm lại nếu bị nhiễm anh chị em chịu khó đừng tắm, lau người, vệ sinh phần phụ cho hết 14 ngày cho chắc... Anh em đừng chủ quan khi thấy triệu chứng nhẹ mấy ngày đầu rồi chủ quan đi tắm, đi làm việc nặng... ".

Đọc thông tin trên, nhiều người lo lắng, nhất là các bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại nhà, một số người phải gọi bác sĩ hỏi "tôi có nên tắm không?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 1-3, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc tắm sẽ khiến bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng hơn.

Nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh F0 cách điều trị, theo dõi sức khỏe tại nhà - Ảnh: HÀ QUÂN

"Việc tắm hay không tắm không liên quan tới việc bệnh nhân bị COVID-19 chuyển biến nặng hay nhẹ cả. Mọi người bị F0 cứ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân bình thường. 

Tất cả những hướng dẫn về chăm sóc bệnh nhân COVID-19, tự theo dõi, điều trị đã được Bộ Y tế cung cấp đầy đủ, trong đó không ghi người bệnh không được tắm. Tôi mong người dân không nên làm theo những hướng dẫn không có cơ sở khoa học trên mạng xã hội", bác sĩ Trung Cấp nêu quan điểm.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa hồi sức cấp cứu, phó giám đốc Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 [Bệnh viện Đại học Y Hà Nội] - cũng khẳng định không có cơ sở khoa học để kết luận tắm rửa sẽ khiến bệnh nhân bị trở nặng.

"Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, vệ sinh cá nhân đầy đủ, giữ ấm, tránh gió lùa, đây là điều kiện tốt để nhanh khỏi bệnh", ông Hải cho hay.

Ông cũng lưu ý người bệnh không nên tắm lúc đang mệt, chỉ tắm khi bản thân thấy đủ sức khỏe.

"Giai đoạn đầu mới ốm dậy thì nên chú ý tắm nhanh từ 5-10 phút, tắm bằng nước ấm; khu vực tắm và sau tắm cần kín gió, ấm áp, tránh mất nhiệt đột ngột. 

Với người bình thường không ốm tôi cũng khuyên không nên tắm khuya, với bệnh nhân càng nên thế, tranh thủ tắm lúc trời ấm áp để tránh chênh lệch nhiệt độ lớn, khi tắm nên xối nước từ từ phần chân tay rồi mới đến người, đầu, cổ để quen với nhiệt độ", ông nhắc nhở.

Hiện tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đang diễn biến nhanh, phức tạp, số ca mắc của ngày hôm sau luôn cao hơn ngày hôm trước. Riêng ngày 28-2, số ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ tiến sát mốc 100.000 ca, trong đó Hà Nội tiếp tục có số mắc cao nhất với 12.850 ca.

Số ca tử vong cũng tăng trở lại mốc trên 100 ca/ngày. 

COVID-19 'né' người uống rượu, bia, thực hư ra sao?

PHẠM TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề