Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt

Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.

2. Nguyên nhân gây sốt cao ở người lớn

Khi cơ thể bị sốt rất có thể đang nhiễm một loại virus hoặc vi khuẩn nào đó. Khi miễn dịch của cơ thể phát hiện ra những tác nhân lạ trong cơ thể, nó sẽ giải phóng ra các tín hiệu để huy động bạch cầu chiến đấu chống lại những tác nhân này. Từ đó làm thay đổi thân nhiệt cơ thể gây ra những cơn sốt. Về bản chất, sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có những phản ứng đối với những tác nhân gây hại.

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng có thể chườm khăn để hạ sốt.

Các nguyên nhân gây sốt ở người lớn phổ biến là: Nhiễm virus [như cúm hoặc cảm lạnh]; Nhiễm khuẩn; Nhiễm trùng nấm; Ngộ độc thực phẩm; Sốc nhiệt, say nắng; Viêm; Khối u; Có cục máu đông...

Một số người lớn có nguy cơ cao bị sốt nghiêm trọng, chẳng hạn như mắc phải một số bệnh mạn tính: Hen suyễn; Viêm khớp dạng thấp; Bệnh tiểu đường; Bệnh Crohn; Bệnh tim; Bệnh hồng cầu hình liềm; Bại não…

‎Sốt cao [khoảng từ 38 đến dưới 40 độ C] nếu xác định được đúng nguyên nhân thì phần lớn người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt và thuốc điều trị bệnh chính. Sốt cao [trên 40 độ C] lại thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng nặng chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não hay tác dụng phụ của một số loại thuốc nhất định.

3. Sốt cao ở người lớn khi nào nguy hiểm?

Những dấu hiệu đi kèm với sốt cao cảnh báo tình trạng rất nguy hiểm:

  • Rối loạn chức năng tâm thần, mơ hồ nhầm lẫn, hôn mê.
  • Nhức đầu, cứng cổ, xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ hoặc màu tím trên da.
  • Cứng hàm, co thắt cơ, đau cổ, đổ mồ hôi.
  • Đau bụng,
  • Co giật.
  • Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, thở gấp.
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn 40 độ C hoặc thấp hơn 35 độ C.
  • Chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao trong nhiều ngày.
  • Từng đến vùng có dịch bệnh: virus cúm, sốt xuất huyết...

Khi sốt cao kèm theo các dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng tới các bệnh viện để được chăm sóc y tế tốt nhất.

4. Làm gì khi bị sốt cao ở người lớn?

Cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn:

Đối với trường hợp sốt < 39 độ C

- Cần mặc quần thoáng mát, bỏ bớt quần áo trên người, đặc biệt chú ý không đắp chăn dù có cảm thấy lạnh. Cần theo dõi thường xuyên sự thay đổi thân nhiệt.

- Chườm mát cho cơ thể: Lau cơ thể, đắp khăn hoặc tắm bằng nước ấm. Sử dụng 1 khăn nhúng nước ấm 40 – 50 độ C, vắt rồi lau thân mình cho bệnh nhân, chú ý những vị trí nách, bẹn… đến khi nước bốc hơi hết thì tiếp tục lặp lại đến khi thân nhiệt xuống. Theo dõi thân nhiệt liên tục, nếu sốt tăng trở lại thì tiếp tục chườm mát.

Nếu sốt từ 39 độ C trở lên:

- Cần phải uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng/ cân nặng, giữa hai lần uống thuốc phải cách tối thiểu 4 – 6 giờ.

- Với người bệnh bị nôn, có thể sử dụng viên thuốc đạn nhét vào hậu môn để hạ sốt.

- Chú ý uống nhiều nước. Có thể sử dụng Oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì.

- Nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, lỏng như cháo, súp,… Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi… giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Bổ sung canxi thông qua khẩu phần ăn hằng ngày như cá, rau xanh, yến mạch…

- Tắm bằng nước ấm: Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp bạn cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn.

- Chườm khăn mát lên trán.

Uống nước để bù nước khi sốt cao.

5. Lời khuyên bác sĩ

- Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt nhằm giảm nhiệt độ nhanh vì có thể dẫn đến dùng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Không đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Mở cửa thoáng phòng.

- Không nên kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt: uống thuốc, ngâm người vào bồn nước ấm… có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm.

- Không chườm lạnh sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông.

Sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt hoặc bị sốt uống thuốc không hạ, người bệnh vẫn sốt cao, cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan, tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tin : //suckhoedoisong.vn/sot-cao-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-xu-tri-the-nao-16922110815432371.htm

Sốt là phản xạ của cơ thể con người khi phát hiện trong cơ thể có những nguy cơ về bệnh hoặc phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn, cảm lạnh, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật. Ví dụ như nếu bạn có vết thương hở có dấu hiệu bị nhiễm trùng, biểu hiện rõ nhất chính là cơ thể sốt theo từng đợt. Vậy, người lớn bao nhiêu độ là sốt? 

Nhiều người khi cảm thấy cơ thể nóng hơn mức bình thường vội vã đưa ra kết luận rằng mình bị sốt, tuy nhiên, để biết chắc chắn mình có sốt hay không, bạn nên sử dụng máy đo thân nhiệt để kiểm tra. Từ chỉ số nhiệt độ đo được, bạn có thể căn cứ và có đánh giá chính xác nhất.

Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để biết tình trạng cơ thể

Cơ thể người lớn có sức đề kháng cao, so với trẻ nhỏ hoặc người già thì thường ít mắc bệnh, ít sốt hơn. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo về ăn uống, sinh hoạt, rất có thể sẽ bị sốt và ốm.

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Câu hỏi người lớn bao nhiêu độ là sốt để xác định mức thân nhiệt ở người trưởng thành giúp theo dõi sức khỏe tốt nhất. Nhiệt độ bình thường của người lớn là 37 độ C, kiểm tra bằng nhiệt kế điện tử với khả năng đáp ứng nhanh chóng, độ chính xác cao. 

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Vậy, nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn? Theo chuyên gia, mức độ thân nhiệt trên 37 độ C được coi là sốt. Theo dõi diễn biến mức thân nhiệt để biết tình trạng của cơ thể:

  • Sốt nhẹ: Nhiệt độ khoảng 38 độ C.
  • Sốt mức trung bình: Nhiệt độ khoảng 39 độ C.
  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên tới 39 – 40 độ C.

Khi thân nhiệt tăng cao, trên 40 độ C, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái co giật, khó kiểm soát ý thức, hành động. Khi này, bạn cần đưa ngời bệnh đến bệnh viện, trạm xá gần nhất để có lương án điều trị thích hợp.

Bạn có thể tham khảo các mức nhiệt độ bình thường của người lớn khi đo ở những vị trí khác nhau. Từ đó, bạn cũng có thể xác định được người lớn bao nhiêu độ là sốt.

  • Nhiệt độ đo ở trực tràng dao động từ 36,6 độ C - 37,1 độ C là bình thường. 
  • Nhiệt độ đo ở miệng: tại vị trí đo dưới lưỡi sẽ ở mức thấp hơn so với đo ở trực trang từ 0.2 độ C - 0.6 độ C. 
  • Nhiệt độ đo ở nách cũng sẽ có kết quả thấp hơn so với đo ở trực trang từ 0.5 - 1 độ C. 

Từ đó, bạn có thể đối chiếu mức nhiệt độ bình thường và nhiệt độ đo được thực tế để xác định có bị sốt hay không. Khi đã xác định cơ thể bị sốt, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe chi tiết để có phương pháp hạ sốt an toàn, hiệu quả hay cần đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. 

Bạn cũng cần chú ý sử dụng các loại máy đo nhiệt độ cơ thể chất lượng để đảm bảo đo chính xác. Điều này cần thiết tránh trường hợp máy có sai số lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh. 

Một số loại máy đo nhiệt độ được ưa chuộng hiện nay EM525A, HT-820D, Extech IR200... Đây đều là những sả phẩm đến từ các thương hiệu uy tín chuyên sản xuất các loại máy chất lượng, đo chính xác. 

Xem thêm: 

Khi nào người lớn sốt là nguy hiểm?

Vậy sốt ở người lớn là bao nhiêu độ thì bị cho là nguy hiểm cần phải thực hiện những biện pháp giảm sốt hoặc đi cấp cứu. Theo các bác sĩ, khi người lớn có thân nhiệt đo được từ 103°F [39,4°C], sốt kéo dài liên tục hơn 3 ngày. 

Đồng thời, các triệu chứng của sốt cũng trở nên nghiêm trọng cũng như xuất hiện các triệu chứng mới. Dưới đây là những triệu chứng nghiệm trọng cũng như các triệu chứng cần phải được đi cấp cứu khi bị sốt.

Triệu chứng nghiêm trọng

Những triệu chứng nghiêm trọng ở người lớn bị sốt như: đau đầu, chóng mặt, chói mắt, bị đau cổ, da nổi phát ban, khó thở, nôn mửa thường xuyên, cơ thể bị mất nước... Đồng thời, người lớn bị sốt nghiêm trọng khác như khi đi tiểu bị đau hoặc không đủ, nước tiểu có mùi hôi, màu sẫm...

Triệu chứng cấp cứu

Không chỉ dừng lại về việc đo nhiệt độ ở người lớn bao nhiêu là sốt, bạn cũng cần theo dõi tình trạng cơ thể người bệnh để đưa đi cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu trầm trọng. Dưới đây là một số những dấu hiệu mà người bị sốt cần được đưa đi cấp cứu lập tức. 

  • Cơ thể bị co giật hoặc bị động kinh. 
  • Ngất, mất ý thức, xuất hiện ảo giác, bị lú lẫn. 
  • Xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp. 
  • Xuất hiện phát ban, mề đay, sưng tấy ở nhiều nơi trên cơ thể. 

Khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm cần phải đi cấp cứu

Cách hạ sốt nhanh và an toàn nhất

Nguyên tắc đầu tiên cần nắm được đó chính là: Cần kiểm soát mức thân nhiệt của cơ thể thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ để có phương án thích hợp nhất. Ví dụ như, nếu phát hiện mức nhiệt cao, bạn đã áp dụng một số cách tự hạ sốt nhưng sau thời gian lại không thuyên giảm, ngược lại còn tăng cao hơn, bạn nên chủ động đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng khám để có phương án khắc phục kịp thời.

Ăn cháo nóng và uống thuốc

Theo kinh nghiệm dân gian, nên ăn cháo tía tô [nóng] sau đó uống thuốc và nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để giảm nhiệt độ khi cơ thể đang sốt. Bạn cũng nên tham khảo và áp dụng.

Ăn cháo tía tô giúp hạ sốt

Khi kiểm tra và biết được tình trạng sốt của mình, bạn nên dùng các loại thuốc hạ sốt để nhanh chóng giảm triệu chứng của sốt. Tham khảo một số loại thuốc như: Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,… Nên mua tại hiệu thuốc để được tư vấn kỹ hơn.

Uống thuốc và nghỉ ngơi để hạ sốt

Uống nhiều nước

Khi cơ thể bị sốt, lượng nước sẽ mất đi đáng kể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Bổ sung lượng nước đã mất giúp cơ thể tăng khoáng chất, giúp giảm triệu chứng sốt rõ rệt. Nếu có thể, bạn có thể uống nước cam vắt để bổ sung vitamin C giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Uống nhiều nước

Nghỉ ngơi đồng thời chườm khăn mát lên trán

Khi bị sốt, cơ thể con người sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng để cơ thể hồi sức và nhanh chóng hạ thân nhiệt tới mức bình thường. Hãy dùng một chiếc khăn mát chườm lên trán để hạ sốt nhanh hơn.

Với trẻ nhỏ, bạn cần chú ý hơn, nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn sạch và lau khô, tránh để mồ hôi làm trẻ bị cảm nặng hơn.

Nghỉ ngơi đồng thời chườm khăn mát lên trán

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn về thông tin về nhiệt độ như thế nào là sốt và cách hạ sốt nhanh và an toàn nhất. Để đảm bảo sức khỏe tránh sốt hoặc ốm, bạn nên ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt, nên kiểm tra nhiệt độ thân nhiệt thường xuyên bằng máy đo nhiệt độ.

Tham khảo thêm máy đo nhiệt độ tại maydochuyendung.com – trang bán hàng trực tuyến của THB Việt Nam – chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm đo nhiệt độ chính hãng, giá tốt nhất thị trường hiện nay. Để được tư vấn hình thức mua hàng phù hợp, liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0986568014 - 0902148147 ngay hôm nay.

Khi sốt nhiệt độ là bao nhiêu?

Đối với người lớn, khi nhiệt độ đo được ở trực tràng hoặc tai là 38.1 độ C; nhiệt độ đo được ở miệng hoặc nách là 37.6 độ thì được xem là sốt. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37.6 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt.

Người lớn uống thuốc hạ sốt thế nào?

Paracetamol: Liều dùng cho người lớn là 1 viên paracetamol 500mg/ lần. Nếu chưa hạ sốt có thể sử dụng lại liều tương tự sau từ 4 – 6 giờ. Chú ý không được rút ngắn khoảng nghỉ giữa các lần dùng thuốc và uống không uống quá 6 viên/ ngày. Người bệnh có thể trao đổi thêm với bác sĩ nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào.

Người lớn uống liều hạ sốt bao nhiêu?

Ví dụ: Người lớn thường dùng 1-2 viên paracetamol 500mg cho mỗi lần và dùng 3-4 lần trong 24 giờ [tức trong một ngày] và không được dùng quá 4g/ngày. Còn đối với trẻ, liều paracetamol thông thường hạ sốt cho trẻ là 10-15 mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần, và liều tối đa cho trẻ là không quá 60 mg/kg/ngày.

Khi người lớn sốt 38 độ nên làm gì?

Sốt thường sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Hầu hết các cơn sốt nhẹ không có đáng lo ngại. Sốt 38 độ được xem là sốt nhẹ và không cần dùng thuốc hạ sốt cho cả người lớn và trẻ em. Với các trường hợp sốt cao hơn, bạn sẽ có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách dùng thuốc hạ sốt, bù đủ nước và nghỉ ngơi.

Chủ Đề