Người này Khỏe như voi có phải là thành ngữ không

Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh trong câu ca dao sau:

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

 

a] Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không?

b] Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh?

 

Trả lời: 

a] Không thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng từ khác. Cũng không thể chêm xen một vài từ khác cụm từ ấy. Lại càng không thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên.b] Cụm từ lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. Đó là một loại tổ hợp từ [cụm từ] cố định. Nói như vậy nghĩa là các từ trong thành ngữ khó thay đổi, thêm bớt, vị trí của các từ cũng không thay đổi.

 

2.

a] Cụm từ lên thác, xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác, xuống ghềnh?

b] Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp?


a] Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy.

Thác: Chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang lòng sông, suối.

Ghềnh: Chỗ lòng sông bị thu hẹp lại và nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng nước dồn lại và chảy xiết.

Do đó lên thác xuống ghềnh quả là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.

b] Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.

Chớp: là cái ánh sáng lóe ra rất nhanh.Nói nhanh như chớp ý muốn nói rất nhanh, nhanh đến không ngờ.


 

Ghi nhớ:Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nghĩa của thành ngữ được bắt nguồn trực tiếp từ các nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.

II. Sử dụng thành ngữ

 

1.  Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:

 

– Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

[Hồ Xuân Hương]

– Anh đã nghĩ thương em như thế này thì anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

[Tô Hoài]

– Bảy nổi ba chìm: giữ vai trò vị ngữ [chủ ngữ là “thân em”].

– Tắt lửa tối đèn là bổ ngữ cho động từ "phòng".
 

2. Em hãy phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu trên.

Cái hay của hai thành ngữ trên:

+ Ngắn gọn, hàm xúc nên tiết kiệm được lời mà ý thì lại nhiều.

+ Nó có tính hình tượng rất cao vì gợi cho ta nhiều ấn tượng sinh động.

 

Ghi nhớ:

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cho danh từ, cụm danh từ, cụm động từ,...

Thành ngữ hàm xúc, ngắn gọn có tình hình tượng và biểu tượng cao.

 

Luyện tập

 

Câu 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu dưới đây:

 

a] Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.

[Bánh chưng, bánh giầy]

b] Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó.Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.

[Thạch Sanh]

c] Chốc đà mười mấy năm trời,

Còn ra khi đã da mồi tóc sương.

[Truyện Kiều]

a] Sơn hào hải vị: những thứ đồ ăn quý lấy ở núi, những thứ đồ ăn quý lấy ở biển, chỉ những thứ đồ ăn quý hiếm.

Nem công chả phượng: thứ đồ ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, thứ thịt con phượng nướng chín, chỉ các thức ăn quý hiếm.

b] Khỏe như voi: có sức mạnh như voi.

Tứ cố vô thân: không có ai là họ hàng gần gũi.

c] Da mồi tóc sương: màu da người già lốm đốm như màu đồi mồi, màu tóc người già bạc như sương.

Câu 2. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng, cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.

 

- Con Rồng cháu tiên :

   Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc giống tiên sống vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng. Bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng người xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con đi. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, xưng Hùng Vương, đóng đô đất Phong Châu, đặt tên nước Văn Lang, mười mấy đời không đổi.

   - Ếch ngồi đáy giếng :

   Một con ếch sống trong giếng lâu ngày, nó nhìn bầu trời trên cao qua miệng giếng và nghĩ rằng trời chỉ to bằng cái vung. Xung quanh nó cũng chỉ toàn các con vật bé nhỏ, vì thế nó coi mình là chúa tể. Một ngày mưa to, nước dâng đưa ếch ra khỏi giếng. Quen thói huênh hoang, ếch ta bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

   - Thầy bói xem voi :

   Một buổi ế hàng, năm ông thầy bói cùng nhau đi xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của voi và có những nhận định về con voi khác nhau. Các thầy tranh cãi và xảy ra xô xát, đánh nhau toác đầu.
 

Câu 3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn:

 

– Lời ăn tiếng nói

– Một nắng hai sương

– Ngày lành tháng tốt

– No cơm ấm cật

– Bách chiến bách thắng.

– Sinh  lập nghiệp

 

Câu 4. Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

 

– Tham sống sợ chết: chỉ người nhát gan

- Mèo mù vớ cá rán: Sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.

– Chó cắn áo rách: Đã nghèo khổ rồi còn gặp thêm tai nạn

– Mẹ góa con côi: đơn côi, vất vả của người mẹ khi chồng mất đi.

– Năm châu bốn bể: rộng lớn, 

– Ruột để ngoài da: người vô tâm, không suy nghĩ sâu xa

– Lòng lang dạ thú: sự ác độc

– Đi guốc trong bụng: sự thấu hiểu từng chi tiết về người khác

– Rán sành ra mỡ: chỉ sự keo kiệt

– Khẩu Phật tâm xà: chỉ sự nóng tính, độc mồm nhưng tâm lại lành.

– Lá lành đùm lá rách: giúp đỡ nhau khi khó khăn

– Thắt lưng buộc bụng: tiết kiệm, chắt chiu.

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cho danh từ, cụm danh từ, cụm động từ,...

Thành ngữ hàm xúc, ngắn gọn có tình hình tượng và biểu tượng cao.

Note :Bức ảnh bên trên thể hiện rất rõ ràng về chủ đề khỏe như voi có phải là thành ngữ ko vì sao. Nếu là ... - Hoc24, nội dung bài viết vẫn đang tiếp tục được các phóng viên cập nhật . Hãy quay lại trang web hàng ngày để đón đọc nhé !!!

HOC24

Lớp học

Môn học

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khối lớp

khỏe như voi có phải là thành ngữ ko vì sao. Nếu là thành ngữ thì giải nghĩa

ko.vì đó là câu so sánh

là thành ngữ vì rất khoẻ, ví người có sức mạnh như voi [vâm]

tìm nghĩa của các thành ngữ sau

- Chậm như rùa - Trắng như tuyết - Đen như mực - Khỏe như voi - Nhanh như chớp

- Sưu tầm mười thành ngữ và giải nghĩa các thành ngữ ấy.

- Đặt câu có sử dụng thành ngữ.

- Thế nào là thành ngữ ? Cho ví dụ.

- Vai trò ngữ pháp của thành ngữ.

Tìm thành ngữ trong đoạn trích sau? Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “ Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời

giải thích câu tục ngữ con hơn cha là nhà có phúc

xin lỗi các bạn vì thực ra đây là môn gdcd nhưng mình lên mạng ko tìm dc, các bạn giải thích ngắn gọn thôi nhe, ko phải viết thành bài đâu!!!

cảm ơn trước ạ

Tìm hai thành ngữ có nghĩa hàm ẩn, giải thích nghĩa của thành ngữ đó

BT3: Thế nào là từ đồng âm?

Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?

a. Châu chấu đá xe.

b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi

c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.

BT4. Thành ngữ là gì ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

a. An phận thủ thường

b. Được voi đòi tiên

BT5: Tìm hiện tượng chơi chữ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào ?

a. Bò lang chạy vào làng Bo

b. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?

c. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

[Bà Huyện Thanh Quan]

d. Hoa nào không có lẳng lơ

Mà người gọi bướm ỡm ờ lắm thay. [Là hoa gì ?]

BT6

a] Thế nào là điệp ngữ ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?

b] Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

Tìm và giải thích nghĩa của thành ngữ có trong các trường hợp sau: Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Tìm hai thành ngữ có nghĩa hàm ẩn, giải thích nghĩa của thành ngữ đó

Đặt câu văn hoặc đoạn thơ có sử dụng điệp ngữ cách quãng

1.nêu ra 5 câu thành ngữ và giải thích ý nghĩa của 5 thành ngữ ấy

2.đặt một câu có sử dụng thành ngữ

Lời kết : khỏe như voi có phải là thành ngữ ko vì sao. Nếu là thành ngữ thì giải nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề