Nguyệt Hạ triển Hoa nghĩa là gì

Từ điển phật học online Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

Tìm kiếm

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Nguyệt hạ. Ý nghĩa của từ Nguyệt hạ  theo Tự điển Phật học như sau:

Nguyệt hạ có nghĩa là:

[月下]: dưới trăng; bên cạnh đó, nó còn là tên gọi của Nguyệt Hạ Lão Nhân [月下老人], Nguyệt Lão Công [月老公], Nguyệt Lão [月老], là vị thần chuyên quản lý việc hôn nhân trong truyền thuyết thần thoại Trung Quốc. Căn cứ tác phẩm Phù Sanh Lục Ký [浮生六記] của Trầm Phục [沉复, 1763-1825] nhà Thanh có giải thích rằng: Nhất thủ hoán hồng ty, nhất thủ huề trượng huyền hôn nhân bộ, đồng nhan hạc phát [一手挽紅絲、一手攜杖懸婚姻簿、童顏鶴髮, ông lão một tay kéo sợi tơ hồng, một tay cầm gậy treo sổ hôn nhân, khuôn mặt trẻ con, tóc hạc]. Trong Tục U Quái Lục [續幽怪錄], phần Định Hôn Điếm [定婚店] của Lý Phục Ngôn [李復言, ?-?] nhà Đường sáng tác có ghi rõ truyền thuyết cho rằng vào năm đầu [627] niên hiệu Trinh Quán [貞觀], dưới thời vua Đường Thái Tông [唐太宗], có một người tên Vi Cố [韋固], lúc nhỏ đã để tang cả song thân, lớn lên đi khắp nơi để cầu hôn mà chẳng nơi nào thành công cả. Một hôm nọ, chàng ta đến thành nhà Tống, tá túc trong một quán nọ. Người khách cùng ở trọ giới thiệu chàng với tiểu thư của quan Tư Mã Phan Phòng [司馬潘防], tiền nhiệm vùng Thanh Hà [清河]. Sáng sớm hôm sau, Vi Cố đến trước cổng Long Hưng Tự [龍興寺] ở phía tây quán trọ, chí thành cầu nguyện cho việc hôn nhân được thành tựu. Đến tối, khi trăng lên, chợt thấy một lão già mang cái túi sau lưng, ngồi trên tầng cấp cổng chùa, đang đọc văn thư dưới ánh trăng. Thoáng nhìn qua, những dòng chữ trên quyển sách ấy rất kỳ lạ, không đọc ra được. Động tính hiếu kỳ, Vi Cố buột miệng hỏi: Ông lão đang đọc loại sách gì vậy ? Lúc nhỏ tôi đã từng khổ công học khá nhiều, vậy mà nay chẳng đọc được dòng chữ trên sách đó, cũng chẳng phải là tiếng Phạn của Thiên Trúc [天竺], và sách này xưa nay chưa từng thấy qua. Lão già cười bảo: Đây chẳng phải là sách của thế gian đâu, làm sao ngươi có cơ hội xem qua được chứ ? Vi Cố hỏi tiếp: Thế thì đó là sách gì ? Lão già đáp: Sách của cõi u minh. Vi Cố lại hỏi: Người của cõi u minh làm sao mà gặp được tôi chứ ? Đáp: Các quan lại của cõi này mỗi người chủ quản mỗi công việc của nhân gian, cho nên thường lui tới nhân gian. Lại hỏi: Họ chủ quản việc gì ? Đáp: Hồ sơ hôn nhân của con người trong thiên hạ. Nghe vậy, Vi Cố rất mừng rỡ, thưa rằng: Tôi Vi Cố, cô thân một mình, mong sao sớm được lập gia thất, sanh con nối dõi tông đường; nhưng trong mười năm qua, đã cầu hôn ở nhiều nơi mà vẫn chưa thành công. Hôm nay, có người hẹn với tôi đến thương nghị với tiểu thư của Phan Tư Mã để cầu hôn, liệu việc có thành công chăng ? Lão ông đáp: Nay cơ duyên vẫn chưa đến. Vợ ngươi nay chỉ mới ba tuổi, cần phải mười bảy tuổi mới có thể lập gia thất được. Nghe vậy, Vi Cố hoàn toàn thất vọng, nhân đó hỏi thêm rằng: Thế thì, trong cái túi ông lão mang trên lưng có gì vậy ? Đáp: Tơ hồng, dùng để cột chân nam nữ thành vợ chồng. Chỉ cần một sợi tơ hồng này thôi, không ai có thể trốn thoát được. Lại hỏi: Vậy tôi có thể biết được người vợ tương lai của tôi thế nào không ? Đáp: Là con gái của bà lão bán rau họ Trần ở phía bắc quán trọ. Lại hỏi: Có thể gặp được không ? Đáp: Bà ấy thường bế con theo bán rau, ngươi chạy theo ta, ta sẽ chỉ cho thấy. Nói xong, lão già xếp sách bỏ vào túi cất bước chạy; Vi Cố hối hả chạy theo sau. Khi đến chợ rau, họ trông thấy bà cụ mù một mắt, trên tay ẵm một đứa con gái khoảng 3 tuổi; tuy nhiên hình dạng đứa bé rát khó thấy. Lão già chỉ đưa bé nói: Đó là vợ tương lai của ngươi. Thoáng thấy, Vi Cố tức giận bảo: Tôi phải giết nó ! Ông lão nói: Trong mạng người này có quyết định thọ hưởng tước lộc, lại còn nương vào tài năng nhà ngươi mà được phong làm quan huyện, làm sao ngươi có thể giết được chứ ? Nói xong, ông lão biến mất. Vi Cố trở về quán trọ, mài con dao nhỏ, đem giao cho người hầu, bảo: Nếu ngươi thay ta giết đứa bé kia, ta sẽ thưởng cho một vạn tiền. Tên nô bộc nhận lời ngay. Sáng hôm sau, tên nô bộc giả dạng đến chợ bán rau, dùng dao nhỏ đâm đứa bé và trở về báo cho Vi Cố sự việc hoàn tất. Từ đó, chàng thanh niên này tiếp tục tha phương cầu hôn khắp nơi, nhưng cũng không hề thành công. Mười bốn năm sau, nhân vì triều đình tưởng nhớ đến công đức của phụ thân Vi Cố, phong cho anh làm Tham Quân [參軍] vùng Tương Châu [相州]. Sắc Sứ Vương Thái [王泰] biết chàng có tài năng, nhường cho trông coi quản lý hình ngục, đem con gái gả cho. Tiểu thư họ Vương khoảng 17 tuổi, dung mạo rất xinh đẹp, làm cho Vi Cố hài lòng khôn xiết. Chỉ có một điều là trên lông mi của nàng ta thường gắn cái kẹp hoa, ngay cả khi tắm rửa cũng không hề tháo ra. Cưới nhau được ba năm, Vi Cố cũng đã ba lần hỏi nguyên do vì sao mang kẹp hoa như vậy, phu nhân đều thương tâm rơi lệ giải thích rằng: Thiếp chỉ là con nuôi của Sắc Sứ thôi, chẳng phải là con ruột. Xưa kia, phụ thân thiếp từng làm Huyện Lịnh của thành nhà Tống, sau đó qua đời trong khi thiếp đang còn ẵm trên tay. Mẹ cũng như anh thiếp cũng thay nhau từ trần. Nơi phía nam thành có một trang điền, chủ nhân là bà họ Trần, xót thương đem thiếp về nuôi. Quán trọ gần bên trang điền ấy, ngày nào bà cụ cũng đi bán rau kiếm sống qua ngày. Thấy thiếp đang còn nhỏ, không thể bỏ một mình ở nhà, nên thường ẵm thiếp ra chợ rau. Có hôm nọ, bỗng nhiên có tên tặc tử điên khùng, dùng dao đâm thiếp và viết thương đến nay vẫn còn. Cho nên, thiếp thường đeo kẹp hoa để che vết thương ấy. Khoảng bảy, tám năm trước, thúc thúc đến làm quan vùng phụ cận này, thiếp theo người cho đến bây giờ. Vi Cố hỏi: Bà họ Trần có phải mù một mắt không ? Phu nhân đáp: Đúng vậy ! Nhân đó, Vi Cố thuật lại toàn bộ câu chuyện năm xưa cho vợ nghe; cả hai lại càng thương yêu, kính mến nhau. Về sau, họ sanh hạ được con trai tên Vi Côn [韋鯤], Vi Cố được phong làm Thái Thú [太守] trấn thủ biên cương Nhạn Môn [雁門] và cô gái họ Vương được phong là Thái Nguyên Quận Thái Phu Nhân [太原郡太夫人]. Từ đó, tín ngưỡng về Nguyệt Lão rất thịnh hành ở Trung Quốc, ở bất cứ địa phương nào cũng đều có đền thờ vị thần hôn nhân này. Trong Hồng Lâu Mộng [紅樓夢], hồi thứ 57 của Tào Tuyết Cần [曹雪芹, 1715?-1763?] nhà Thanh có câu: Nhược thị Nguyệt Hạ Lão Nhân bất dụng hồng tuyến thuyên đích, tái bất năng đáo nhất xứ [若是月下老人不用紅線拴的、再不能到一處, nếu như ông già dưới trăng không dùng giây tơ buộc lại, lại không thể đến một nơi được]. Việt Nam chúng ta có từ Ông Tơ Bà Nguyệt cũng xuất phát từ truyền thuyết kể trên. Như trong bài văn khấn cầu hôn có câu: Con lạy bà Nguyệt ông Tơ, con lạy Hoàng Bảy Hoàng Bơ Hoàng Mười, tuổi con nay đã cao rồi, mà không tìm được một người kết duyên, tâm tư mang nặng ưu phiền, lòng con buồn tủi triền miên tháng ngày, con còn lầm lỗi chi đây, cúi xin nguyệt lão từ đây độ trì, tơ hồng lưỡng tính xương kỳ, quế loan cầm sắt yến đi khan thường, thiên tiêu nguyệt lão rủ thương, rất công rất chính chẳng thiên bên nào

Trên đây là ý nghĩa của từ Nguyệt hạ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online: na na nã na na a lại da mạn đà la na bà ma li na bà ma lợi na bà ma lợi na da na da

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5 Tự điển Phật học online được cung cấp bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

Mới nhất

  • Giãn cách xã hội toàn Hà Nội đến 6 giờ ngày 6-9
  • Tấm lòng của má
  • TP.HCM siết chặt các biện pháp phòng chống dịch từ 0 giờ ngày 23-8
  • Gợi ý cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ nhất
  • Israel phát hiện chủng đột biến mới AY3 của biến thể Delta                                                                                                                                                                                    đọc nhiều nhất
  • Đoàn sư tăng đầu tiên từ phía Bắc tình nguyện vào Nam hỗ trợ chống dịch
  • Chùa Thiên Quang hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các Bệnh viện TP.HCM
  • Bài cúng rằm tháng 7 năm 2021 tại nhà đầy đủ nhất
  • Lời khai thị của đức Phật
  • Nếu chết vì dịch bệnh, tai nạn ta sẽ tái sinh về đâu?

các liên kết khác

  • Tin Phật sự
  • Nghiên cứu
  • Đức Phật
  • Giáo hội
  • Chân dung từ bi
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Trang chủ

Chủ Đề