Nhà máy đốt rác phát điện Nam Sơn

Nhà máy đốt rác phát điện ở bãi rác Nam Sơn sẽ đi vào hoạt động từ 20.1

Theo quyết định chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư của UBND TP.Hà Nội, Nhà máy điện rác Sóc Sơn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [bãi rác Nam Sơn] trên địa bàn H.Sóc Sơn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20.1.

Cụ thể, tiến độ vận hành nhà máy được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, ngày 20.1, lò đốt số 3 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/ngày, rác tiếp nhận vào nhà máy 1.000 tấn/ngày. Tổ máy số 2 phát điện công suất 15 MW.

Giai đoạn 2, ngày 20.2, lò đốt số 2 và số 4 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 3.000 tấn/ngày. Tổ máy số 1 phát điện. Công suất phát của cả 2 tổ máy 1 và 2 là 45 MW.

Giai đoạn 3, ngày 25.3, lò đốt số 1 và số 5 sẽ đốt rác với công suất 800 tấn/lò/ngày; khối lượng rác tiếp nhận vào nhà máy là 5.000 tấn/ngày. Tổ máy số 3 phát điện. Tổng công suất phát điện của 3 tổ máy 1, 2 và 3 là 75 MW.

Sau khi hoàn thiện cả 3 giai đoạn, tổng công suất tiếp nhận, xử lý rác thải của Nhà máy điện rác Sóc Sơn là 5.000 tấn/ngày. Mức công suất này lớn hơn so với chủ trương đầu tư ban đầu.

Theo báo cáo của chủ đầu tư là Công ty CP năng lượng môi trường Thiên Ý, Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã được Cục Giám định xây dựng [Bộ Xây dựng] kiểm tra, nghiệm thu lần 2 vào tháng 4.2021. Chủ đầu tư đã báo cáo Cục Giám định xây dựng về việc nhà máy sẽ vận hành 3 giai đoạn và xin phép chia dự án theo giai đoạn để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.

Trước đó, ngày 8.10.2021, dự án đã được nghiệm thu, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, đã nhận được sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại…

Bãi rác Nam Sơn đã quá tải nhiều năm nhưng vẫn phải tiếp nhận xử lý chôn lấp hàng nghìn tấn chất thải mỗi ngày

Theo tìm hiểu, dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty CP môi trường năng lượng Thiên Ý, Tổng thầu MCC [Trung Quốc] thực hiện.

Dự án được UBND TP.Hà Nội chấp thuận chủ trương từ cuối năm 2017, do nhà đầu tư nước ngoài thi công và vận hành. Đây được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam [lớn thứ hai thế giới] với công suất xử lý 4.000 tấn rác khô [tương đương gần 5.500 tấn rác ướt] mỗi ngày. Hiện, nhà máy sản xuất điện từ rác thải lớn nhất thế giới với công suất đốt 5.000 tấn mỗi ngày, được xây dựng tại Thâm Quyến [Trung Quốc].

Trong buổi làm việc với lãnh đạo TP.Hà Nội vào cuối tháng 12.2019, Công ty CP năng lượng môi trường Thiên Ý cam kết sẽ hoàn thành dự án vào tháng 8.2020; vận hành chính thức đốt rác phát điện vào đúng dịp tháng 10.2020. Tuy nhiên, tiến độ thi công không đảm bảo nên đã lùi thời điểm đưa vào hoạt động chính thức.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, sau khi kiểm tra, lãnh đạo TP.Hà Nội đã nhắc nhở dự án này chậm tiến độ nhiều lần, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực, gấp rút triển khai thi công các hạng mục dự án. Chậm nhất ngày 1.5.2021, đơn vị phải đưa nhà máy vào hoạt động nhưng vẫn không kịp tiến độ.

Trong khi đó, bãi rác Nam Sơn hiện đã quá tải nhưng vẫn phải mở cửa tiếp nhận hàng nghìn tấn rác/ngày. Theo thống kê của TP.Hà Nội, mỗi ngày toàn thành phố có khoảng 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.

Tin liên quan

Sáng ngày 25/7, nhà máy điện rác Sóc Sơn đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [huyện Sóc Sơn, Hà Nội] có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng do chủ đầu tư Công ty Cổ phần môi trường năng lượng Thiên Ý đã được hòa lưới điện quốc gia với công suất phát điện đốt rác là 15 MW ở giai đoạn 1.

Đại diện Công ty Cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết, việc vận hành nhà máy được chia làm 3 giai đoạn, với 5 lò đốt và 3 tổ máy phát điện. Dự kiến, khi được đưa vào vận hành, ở giai đoạn 1, với 1 lò đốt và 1 tổ máy vận hành, nhà máy sẽ xử lý 1.000 tấn rác mỗi ngày, sau đó nâng dần lên 3.000 tấn và 5.000 tấn ở giai đoạn 2, 3. Nếu hoạt động với 100% công suất, nhà máy sẽ xử lý được khoảng 70% lượng rác thải hàng ngày của Hà Nội hiện nay.

Với việc chính thức đi vào vận hành và xử lý hàng nghìn tấn rác của thủ đô phát sinh mỗi ngày, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ góp phần quan trọng trong vấn đề xử lý rác quá tải, hạn chế chôn lấp rác và nguy cơ ô nhiễm rác thải tại Hà Nội.

Như vậy đến nay, Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã sẵn sàng tiếp nhận rác và biến rác thành điện năng. Toàn bộ quy trình xử lý rác để phát điện đều được tự động hóa bằng công nghệ của Bỉ. Theo thiết kế, công suất phát điện cao nhất của nhà máy là 75MW, một phần điện thu được sẽ cung cấp cho nhu cầu của nhà máy, số còn lại sẽ được hòa vào lưới điện Quốc gia. Tro xỉ sau quá trình đốt cũng được tận dụng làm vật liệu xây dựng.

Với việc chính thức đi vào vận hành và xử lý một lượng lớn hàng nghìn tấn rác của thủ đô phát sinh mỗi ngày, nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ góp phần quan trọng trong xử lý rác quá tải, hạn chế chôn lấp rác và nguy cơ ô nhiễm rác thải tại Hà Nội.

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 6.500 tấn rác thải sinh hoạt. Các chuyên gia ước tính, mỗi năm, số rác thải của thành phố sẽ tăng thêm khoảng 5%. Dự tính đến năm 2030, mỗi ngày, Hà Nội sẽ phải xử lý số rác thải gấp gần 1,5 lần con số hiện tại. Thành phố Hà Nội hiện có 3 khu vực xử lý rác chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [Sóc Sơn], Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [Sơn Tây] và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn [Nam Từ Liêm] nhưng chủ yếu rác thải sinh hoạt chôn lấp hoặc đốt, không phát điện.

Trước đó, năm 2017, Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Cuối năm 2019, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, hoàn thành dự án vào tháng 8/2020, vận hành vào tháng 10/2020. 

[PLO]- Nhà máy điện rác Sóc Sơn, đặt tại bãi rác Nam Sơn đã chính thức hoà lưới điện quốc gia từ ngày 25-7 với công suất ban đầu là 15 MW, tiêu thụ 1.000 tấn rác/ngày…

Vào 8 giờ 5 phút sáng nay, nhà máy điện rác Sóc Sơn đã chính thức vận hành lò đốt rác số 1, tổ máy số 1 để hoà vào lưới điện quốc gia. Theo đại diện Công ty CP năng lượng Thiên Ý - chủ đầu tư dự án, lò đốt rác số 1 có và tổ máy phát số 1 có công suất đốt khoảng 1.000 tấn rác tươi/ ngày [bằng khoảng 20% lượng rác đổ về bãi rác Nam Sơn mỗi ngày] và phát được 15 MW hoà vào điện lưới quốc gia.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn được đầu tư từ cuối năm 2017 với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Nhà máy có 5 lò đốt với 3 tổ máy phát và chia làm 3 giai đoạn vận hành. Giai đoạn 1 vận hành lò đốt số 1 và tổ máy phát số 1. Giai đoạn 2 gồm 2 lò đốt và giai đoạn 3 gồm 2 lò đốt sẽ vận hành trong năm 2022.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn vận hành lò đốt rác số 1 và tổ máy phát số 1 hoà lưới điện Quốc gia vào ngày 25-7

Khi hoàn thành vận hành toàn bộ 5 lò đốt, 3 tổ máy phát điện, dự kiến nhà máy phát ra lượng điện là 75 MW. Với công suất này, nhà máy điện rác Sóc Sơn được là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam, với khả năng xử lý 5.000 tấn rác tươi [tương đương 4.000 tấn rác khô] mỗi ngày - tức toàn bộ số rác sinh hoạt về bãi Nam Sơn mỗi ngày, chiếm 60 - 70% lượng rác thải sinh hoạt của toàn Hà Nội.

Trước đó, từ ngày 6-5, nhà máy đã vận hành thử nghiệm giai đoạn 1. Trong thời gian vận hành thử nghiệm, nhà máy xử lý đốt rác với công suất khoảng 210 tấn/ngày, đêm.

Từ hôm nay, cùng với việc chính thức hòa lưới điện quốc gia, nhà máy sẽ thực hiện đốt đủ tải công suất giai đoạn 1, khoảng 1.000 tấn rác tươi /ngày, đêm. Thời gian vận hành thử nghiệm giai đoạn 1 dự kiến sẽ kéo dài đến 6-11.

Cùng với việc triển khai dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, vào tháng 3-2022, Hà Nội cũng đã khởi công nhà máy điện rác Xuân Sơn [đặt tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội] với tổng công suất phát điện 37 MW, tiêu thụ khoảng 2.000 tấn rác/ngày đêm. Nhà máy có tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 20 tháng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đang triển khai một số dự án xử lý rác thải tại Gia Lâm và Thanh Trì nhằm giảm lượng rác thải chôn lấp đang quá tải tại các khu xử lý rác thải của thành phố. Dự kiến sau khi các dự án này hoàn thành, đi vào hoạt động, toàn bộ rác thải sinh hoạt tại Hà Nội sẽ được xử lý và không phải đem đi chôn lấp như hiện tại.

TRỌNG PHÚ

Sau nhiều lần lùi tiến độ, nhà máy điện rác Sóc Sơn chính thức đi vào vận hành với công suất xử lý ở giai đoạn đầu là 1.000 tấn rác/ngày đêm.

Sáng 25/7, nhà máy điện rác Sóc Sơn đặt tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [huyện Sóc Sơn, Hà Nội] chính thức hòa lưới điện quốc gia để vận hành với công suất phát điện đốt rác là 15 MW ở giai đoạn 1.

Theo đại diện Công ty Cổ phần năng lượng Thiên Ý là chủ đầu tư dự án, nhà máy được vận hành qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 có một lò đốt và một tổ máy vận hành với công suất xử lý đốt rác là 1.000 tấn/ngày đêm.

Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tiếp tục có thêm 4 lò đốt và hai tổ máy phát điện, dự kiến vận hành trong năm nay.

Sau khi hoàn tất 3 giai đoạn, nhà máy dự kiến xử lý đốt rác với khối lượng 4.000 tấn/ngày đêm, bằng tổng lượng rác thải của 9 quận nội thành của Hà Nội.

Các kỹ sư theo dõi và vận hành quá trình xử lý rác sau khi nhà máy hòa lưới điện quốc gia sáng 25/7. Ảnh: HV.

Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi cơ học của Bỉ. Dự kiến lượng điện thu được từ nhà máy khoảng 75 MW điện mỗi giờ, tro xỉ sau quá trình đốt cũng được tận dụng làm vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cho biết nhà máy điện rác Sóc Sơn ứng dụng công nghệ khác với các nước trên thế giới khi đốt rác không cần phân loại. Vì vậy, Hà Nội sẽ không cần đầu tư, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải và người dân không cần phân loại tại nguồn.

Toàn cảnh nhà máy điện rác Sóc Sơn với vốn đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng. Ảnh: Việt Linh.

Trước đó vào năm 2017, UBND Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Cuối năm 2019, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết, hoàn thành dự án vào tháng 8/2020, vận hành vào tháng 10/2020.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trong hai năm qua đã khiến dự án nhiều lần lùi ngày khánh thành. Gần nhất, nhà máy này dự kiến vận hành giai đoạn 1 từ cuối tháng 4, nhưng tiếp tục trễ hẹn khiến rác thải ở nhiều quận nội thành ùn ứ.

Lãnh đạo Công ty Thiên Ý cho biết Nhà máy điện rác Sóc Sơn có công suất xử lý rác lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau một nhà máy tại Thượng Hải [Trung Quốc].

Vào tháng 1, toàn bộ thủ tục liên quan đến vận hành, nghiệm thu nhà máy đã hoàn tất, bao gồm hợp đồng bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hợp đồng tiếp nhận rác cho Hà Nội. Quá trình đốt rác sẽ sản sinh nhiệt năng để vận hành 3 tổ máy phát điện với công suất 90 MW, trong đó công suất hòa vào lưới điện quốc gia là 75 MW.

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Hà Nội phát sinh hơn 6.500 tấn rác thải sinh hoạt. Ngoài ra, còn một lượng lớn rác thải công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Theo các chuyên gia, mỗi năm, số rác thải của thành phố tăng thêm khoảng 5%. Dự tính đến năm 2030, mỗi ngày, Hà Nội sẽ phải xử lý số rác thải gấp gần 1,5 lần con số hiện tại.

Thành phố hiện có 3 khu vực xử lý rác chính là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [Sóc Sơn], Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [Sơn Tây] và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn [Nam Từ Liêm]. Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu được thu gom, mang đi chôn lấp hoặc đốt, không phát điện.

Các phương án xử lý rác thải ở Hà Nội trước khi có nhà máy điện rác. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Video liên quan

Chủ Đề