Nhà máy xử lý chất thải rắn tp ðà lạt

.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có 3 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được đầu tư và đi vào hoạt động, gồm Nhà máy xử lý chất thải rắn vùng tỉnh tại xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, hiện, công suất hoạt động bình quân khoảng 110 tấn; Nhà máy xử lý CTR vùng tỉnh tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, công suất thiết kế giai đoạn I là 200 tấn/ngày, công suất hoạt động bình quân khoảng 250 tấn/ngày, nhà đầu tư đang chuẩn bị đầu tư giai đoạn II với công suất thiết kế 400 tấn/ngày để đáp ứng nhu cầu; Nhà máy xử lý CTR vùng huyện tại xã Ka Đô, huyện Đơn Dương với công suất thiết kế 150 tấn/ngày, công suất hoạt động bình quân khoảng 45 tấn/ngày. 

Tại các huyện còn lại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về bãi chôn lấp để xử lý. Công nghệ xử lý tại các bãi chôn lấp này không đảm bảo điều kiện bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo quy định, rác thải đổ lộ thiên [không có hệ thống thu gom nước rỉ rác và khí thải] và định kỳ phun thuốc khử mùi.

NGUYỄN NGHĨA

Theo Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt, bắt đầu từ tháng 1-2021 đến nay, nhà máy xử lý chất thải rắn thành phố đã tiếp nhận 100% lượng rác thải của TP Đà Lạt. Đây cũng là lần đầu tiên sau hơn 5 năm đi vào vận hành, nhà máy tiếp nhận, xử lý toàn bộ lượng rác thải đô thị, do Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt thu gom, chuyển đến. Bình quân mỗi ngày bình thường, lượng rác thải tại TP Đà Lạt dao động từ 180 - 220 tấn; những mùa cao điểm du lịch, dịp lễ Tết, lượng rác có thể tăng gấp 3 - 4 lần.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân điện tử, ông Cao Văn Bé, quản lý Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt, cho biết, hiện nhà máy có 66 công nhân và tám lái xe, điều khiển thiết bị. Lực lượng công nhân chia làm ba ca, hoạt động trên hai dây chuyền, bình quân mỗi ngày xử lý khoảng 270 tấn rác. Cùng với lượng rác thu gom, chuyển đến từ TP Đà Lạt; hằng ngày, nhà máy tiếp nhận, xử lý khoảng 15 tấn rác từ huyện Lạc Dương [Lâm Đồng], cùng lượng rác tồn đọng hơn 1.500 tấn tại nhà máy trong thời qua.

Bãi rác Cam Ly đã quá tải, buộc phải đóng cửa và thực hiện xử lý môi trường. 

“Nếu ba ca làm việc liên tục trên hai dây chuyền, nhà máy đáp ứng công suất xử lý hơn 400 tấn rác mỗi ngày. Hiện, chúng tôi đang tiếp tục hoàn thiện dây chuyền, công nghệ xử lý rác theo mục tiêu dự án”, ông Bé nói.

Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt do Công ty TNHH Môi trường Năng Lượng Xanh làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 28 ha, tại xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, với tổng mức đầu tư hơn 381 tỷ đồng. Năm 2015, người dân Đà Lạt vui mừng khi nhà máy xử lý chất thải rắn đi vào hoạt động theo công nghệ đốt, sản xuất sản phẩm từ rác [gạch block, hạt nhựa, dầu PO & RO, phân bón vi sinh…] và hy vọng bãi rác Cam Ly sẽ chính thức đóng cửa để xử lý môi trường, vì đã quá tải từ lâu. Tuy nhiên, quá trình vận hành, nhà máy nhiều lần phải tạm ngưng tiếp nhận rác để hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ, khiến chính quyền TP Đà Lạt loay hoay chuyện xử lý rác thải đô thị.

Như Báo Nhân Dân điện tử đã nhiều lần thông tin, sở dĩ có chuyện loay hoay tìm lời giải cho xử lý rác thải đô thị Đà Lạt là bởi doanh nghiệp cho rằng, đơn giá xử lý rác quá thấp khiến nhà máy càng hoạt động càng lỗ, có những thời điểm thu không đủ bù chi. Năm 2015, khi nhà máy chính thức vận hành, đơn giá xử lý rác tại nhà máy là 129.500 đồng/tấn. Năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ra đơn giá là 336.000 đồng, đến tháng 2-2018 là 456.000 đồng. Ông Bé thông tin thêm, từ đầu năm 2021, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đơn giá 461.000 đồng cho một tấn rác xử lý tại nhà máy, nhờ đó nhà máy đã vận hành hoạt động tốt hơn. 

Tại quyết định ban hành đơn giá dịch vụ xử lý chất thải rắn mới nhất [461.000 đồng/tấn rác], tại Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Đà Lạt, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện xử lý chất thải rắn trên địa bàn phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng xử lý và quy chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

  • Khói mịt mù tại bãi rác Cam Ly, Đà Lạt

Ngày 5/1, ông Cao Trần Quốc Trí, Quản lý Nhà máy xử lý chất thải rắn TP.Đà Lạt thuộc Công ty TNHH Năng lượng xanh cho biết, hệ thống vận hành xử lý rác của nhà máy đã bị "tê liệt" khoảng 10 tiếng đồng hồ do sự cố thông cổ thụ gãy đổ trúng một trụ điện trung thế gây mất điện.

Trụ điện trung thế bị gãy đổ gây mất điện sau khi cây thông 3 lá bị đổ. Ảnh: Cộng tác viên.

Cụ thể, khoảng 1 giờ 30 phút sáng 5/1, các công nhân đang vận hành dây chuyền xử lý rác trong nhà máy thì bất ngờ bị mất điện. Qua kiểm tra, công nhân phát hiện cách cổng nhà máy hơn 300m có 1 cây thông 3 lá lớn nằm sát mặt đường bị đổ làm gãy trụ điện trung thế.

Cây thông lớn có đường kính gốc khoảng 40cm bị đổ gãy lá vẫn còn xanh tươi. Ảnh: Cộng tác viên.

Ngay sau đó, Ban quản lý Nhà máy xử lý rác thải TP.Đà Lạt đã báo lực lượng điện lực Lâm Đồng khẩn trương tới hỗ trợ xử lý. Bên cạnh đó, đơn vị này đã có báo cáo nhanh tới UBND TP.Đà Lạt về sự cố trên.

Ông Trí cũng cho biết, khoảng 18 giờ tối cùng ngày thì nguồn điện 3 pha mới được kết nối trở lại. Bên cạnh đó, đến thời điểm trên thì sẽ có khoảng 400 tấn rác của toàn thành phố được vận chuyển về nhà máy. Với số lượng rác trên, khi có điện trở lại, lực lượng của nhà máy sẽ phải làm việc hết công suất trong khoảng 2 ngày.

Phần gốc của cây thông đã bị đốt cháy. Ảnh: Cộng tác viên.

Tại hiện trường, cây thông có đường kính khoảng 40cm bị đốt cháy phần gốc, lá trên cây vẫn xanh tươi. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, UBND xã Xuân Trường xác minh, làm rõ.

Chủ Đề