Nhà thơ Đinh Nam Khương đoạt giải A cuộc thi thơ trên Báo Văn nghệ vào Nam nào

[Toquoc]- Sau gần chục đầu sách, khẳng định tài năng của mình trên con đường lao động, sáng tạo nghệ thuật, “Lặng lẽ một dòng sông” là sự tiếp nối một chọn lựa, một sở trường của Đinh Nam Khương với “thơ Lục bát.”

Không ít người cầm bút nói rằng: “Muốn biết người ấy có thực sự là thi sĩ hay không? Xin hãy đọc đôi ba câu lục bát của họ.” Với Đinh Nam Khương, từ những năm 1981 - 1982, ở cuộc thi thơ Tuần Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, chùm lục bát đoạt giải A, đã vinh danh tên tuổi chàng thi sĩ trẻ, tuổi “tam thập nhi lập” này trước niềm quý yêu, hẹn đợi của đông đảo công chúng.

Quả tình, dọc lộ trình thăng hoa, khai sáng chính mình, qua tiểu thuyết và thơ. Qua nhiều hình thức khám phá và thử thách, lục bát là bến bờ trội vượt trong thành công, neo đậu. Trong nguồn cội tâm hồn. Trong giọng điệu khá phong lưu, lấp lánh của Đinh Nam Khương, một thi sĩ của niềm yêu thương, mê đắm.

Khổng Tử viết: “Thi trí chi sở chi dã/ Trí Tâm chi sở chi dã…” Vâng. Lần theo lăng kính này. Lần theo bất cứ ngả tìm nào hay lát cắt nào có được. Người đọc luôn gặp một Đinh Nam Khương ở “Lặng lẽ một dòng sông,” ở “cái hồn,” “cái Tâm.” Cái dễ ngân rung, vang vọng. Cái khoảnh khắc tan hòa, giao nhập, ngỡ không nhìn rõ, cái ranh giới mong manh đâu là “hồn thi sĩ” với “cái vô biên độ” rộng-lớn-ngoài-ta. Bởi, từ một tiếng “Mưa đêm” Đinh Nam Khương đã nặng chìm với bao nhiêu nỗi niềm nhân thế, là thế:

Gió như là tiếng thở than

Mưa như người khóc từ ngàn năm nay

Đêm dài như cuộc chia tay

Nỗi buồn dăng khắp nơi này, nơi kia …

Đến phút giây “Thức đợi” nghe thiên địa chuyển vần, thì:

Đêm nghe lá rụng tơi bời

Chăn đơn đắp chẳng ấm người cô đơn…

Rồi từ “cái trực giác đã dẫn đến “cái linh” trong cái nhìn, cái cảm:

Kiến bay những lúc giở giời

Mỡ gà đầy cả khoảng trời chiều hôm…

Thật không thể nghi ngờ gì nữa. Lục bát với Đinh Nam Khương là trạng thái của phút giây khắc khoải. Của “hung trung vô ổn định.” Của gốc rễ “vạn sự sinh tình. Rồi, từ tình đã đẻ ra bao nhiêu cảm hoài, liên tưởng…

Bìa sách

Ở "Lặng lẽ một dòng sông,” sau những tập thơ: “Phía sau những hạt cát", "Đợi chờ gió và trăng", "Đá vàng", "57 lá bùa mê", rồi: "Hóa đá trước heo may"… Đinh Nam Khương đã đắp dầy thêm thế mạnh “lục bát” của mình, làm nên gương mặt thi nhân trong nét riêng hiển lộ.

Không gào thét. Không chủ tâm bới đào những góc khuất, xa lạ, dị kỳ. Thơ với Đinh Nam Khương có từ gió, từ mây. Từ mưa chiều, nắng sớm. Từ “Ánh trăng. Từ “Im lặng.” Từ một bóng “Áo dài.” Từ cái ngỡ như chẳng có gì. Nó giản dị, gần gũi quanh mình. Nó “tự hát lên.” Tự dạt dào, tỏa rạng từ con tim giàu có.

Người ta câu cá giữa đời

Tôi câu không lưỡi giật chơi đỡ buồn …

[Người ta và Tôi]

Thế đấy. Cái vu vơ, cái hồn nhiên, thanh thản. Cái “thoát mình.” Cái luôn gửi hồn mình vào mung lung vũ trụ đã làm nên “một Đinh Nam Khương,” “một lục bát” vừa đi, vừa da diết, vừa êm xanh, vừa nặng đằm dòng chảy.

Bám vào gốc rễ truyền thống, lấy sự bùng nổ của ngôn ngữ. Lấy tâm thế mới của người đi giữa cõi đời mà tỏ bày. Mà ngẫm ngợi cái “Thời,” làm sâu thêm cái muôn thuở là “Đời,” Đinh Nam Khương có những câu thơ nhiều ngẫm suy và lay động:

Đời như một khúc sông sâu

Ta người lơ đễnh ngồi câu trên bờ

[Thơ]

Hoặc, bám vào những gì “nhất niệm” mà nhà thơ phát hiện, kiến giải để tìm được “cái thiên thu” sau đó. Ví như:

Ái tình từ xửa xưa nay

Chông gai lẫn với cỏ may rất nhiều

[Ái tình]

Hoặc từ bao nhiêu cái đối diện, nó có từ đối thoại được dẫn về độc thoại nơi khỏa lấp bao khoảng trống hồn mình.

Ai người còn lại với ta

Cùng nhau đi tới sân ga cuối cùng

[Những ga tầu]…

Và, rốt cuộc, không gì khác, lục bát với thi sĩ họ Đinh dường như được đem lại và tỏa sáng từ chính nội lực hồn người, một vai trò chủ thể trước thế giới quanh mình. Trước những cơn khắc khoải, hoài thai mà nhà thơ cất lên thi hứng.

Không hăm hở lao vào những gì dồn xô, bề bộn nơi bề mặt của cuộc sống thường nhật mà khắc họa những bức tranh thế sự. Không cố tạo nhiều góc nhìn bằng nhiều lối ngắm nghía, xới lật. Có cảm giác một Đinh Nam Khương. Một thi sĩ như chính câu lục bát đang thanh thản, lặng xa. Đang chầm chậm thả êm từng bước trong nỗi niềm da diết. Trong nhấn nhá những cung bậc. Trong khắc khoải, ám ảnh. Trong cái dội vang ở bến bờ còn loang dài vệt chảy: Một hồn thơ giàu cảm rung, nhân ái. Một nhà thơ đã găm lại hồn người nhiều câu thơ tài hoa, đáng nhớ. Một khoảng sáng. Một tự thức “từ chân trời một người được mở ra chân trời tất cả…” *

Từ “Phía sau những hạt cát” đến “Lặng lẽ một dòng sông,” với Đinh Nam Khương, một nhà thơ từng năm lần giành được giải thưởng văn học trên phạm vi cả nước. Trong đó, hai lần đoạt giải chính thức, bậc cao cho thể thơ Lục bát ở các cuộc thi của Báo Văn nghệ. Người được nhân dân địa phương vinh danh thi sĩ trên đất quê mình.

Và như thế, qua “Lặng lẽ một dòng sông”… Cái lặng lẽ mà trầm sâu, xoáy xiết. Mà chảy dài về phương trời mà Đinh Nam Khương đã tới được bến bờ lộ trình. Của một thi nhân. Của một người cầm bút… hằng khát khao, mơ ước.

Kim Chuông


Nhà thơ Đinh Nam Khương

Sinh năm: 1949

Quê quán: Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Nội

Hội viên Hội nhà văn Việt Nam

Hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội

Đã in:

Nén hương trên mộ người đàn bà [tiểu thuyết], 1992; Và các tập thơ: Phía sau những hạt cát, 2001; Đợi chờ gió và trăng, 2003; Đá vàng, 2005; Trên lối đi thời gian, 2007; Thơ tình Đinh Nam Khương, 2009; 57 lá bùa mê, 2009; Hóa đá trước heo may, 2011; Lặng lẽ một dòng sông, 2013

Giải thưởng:

Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 của Báo Văn nghệ

Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 của Báo Văn nghệ

Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003

-------------------

* ÊluyA – Nhà thơ cộng sản Pháp.

6556 điểm

QueNgocHai

Tìm hiểu về tác giả Đinh Nam Khương bài thơ Về thăm mẹ

Tổng hợp câu trả lời [2]

không biết :]

Tác giả Đinh Nam Khương bài thơ Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương [1949 - 2018] - Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. - Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. - Giải thưởng: + Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ. + Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội. + Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ. + Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích Mẹ [Tuyển thơ] - 2002. - Thể thơ: Lục bát.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ về vấn đề: “ Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt”
  • mọi người có bít tại sao mẹ của gióng lại ướm chân và mang thai ko?
  • Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên.
  • Bài thơ À ơi tay mẹ sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ trong bài thơ có gì độc đáo? Việc sử dụng các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật đó đem lại tác dụng ra sao?
  • Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  • Đọc hiểu Gần lắm Trường Sa
  • Bạn thấy môn Ngữ văn nói có những ích lợi gì trong cuộc sống
  • Em hãy đọc đoạn văn sau vả trả lời câu hỏi: Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kế lại: "Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book [đặt] phòng ạ? Anh chọn single hay double room [phòng đơn hay phòng đôi]. “Anh sure [chắc chắn] rồi chứ?.Anh có thể fix [cố định] lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay [hoãn chuyến] hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm [xác nhận] lại cho em. Tôi nghe mà không thể liệu cô ta đang nói gì. ” [Bảo Linh, Sanh điệu hay tự đánh mốt mình? Báo An ninh thủ đó, số ra ngày 28-4-2012] Trơng câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử đụng từ mượn trong giao tiếp?
  • Em có suy nghĩ như thế nào về việc sử dụng tiếng Việt trong những trường hợp dưới đây? a. Khi nào làm xong, cậu nhớ phôn [phone] để báo cho tớ biết nhé! b. Bạn có sua [sure] rằng nó sẽ làm việc ấy? c. Bản đánh máy này mắc rất nhiều lỗi phông [font]. d. Cô ây vừa mua một cái láp [laptop] để phục vụ cho công việc.

  • Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chỉ tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 6 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề