Nhân viên PIA là gì

PR [Public Relations], hay còn gọi là quan hệ công chúng, là một chuỗi các hoạt động có kế hoạch và chiến lược nhằm tạo nên linh hồn cho sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp. Các bài viết PR chính là một trong số các hoạt động then chốt đó. Vậy bài viết PR là gì? Có những loại bài PR nào? Hãy cùng AIM Academy giải đáp những câu hỏi quan trọng, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về một bài viết PR chuyên nghiệp nhé.

Bạn đang xem: Pi a là gì

THẾ NÀO LÀ BÀI VIẾT PR?

Bài viết PR là hoạt động sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để giới thiệu sản phẩm, hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với các bài quảng cáo thông thường, bài viết PR mang những thông tin hấp dẫn, bổ ích, tạo sự khách quan và đáng tin cậy cho người đọc. Đồng thời, bài viết PR được coi là tiếng nói của báo chí [hoặc doanh nghiệp mượn tiếng nói của báo chí] để nói về sản phẩm và thương hiệu của mình. 

TOP DẠNG BÀI PR PHỔ BIẾN

Có rất nhiều dạng bài PR bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp và dự án của mình. AIM Academy xin giới thiệu 2 dạng bài thường gặp nhất hiện nay:

Bài advertorial

Bài advertorial là bài quảng cáo được viết dưới dạng một bài báo, tuy nhiên có chú dẫn thông báo là bài viết quảng cáo và thường không có tên tác giả. Advertorial cũng được trình bày như một phần riêng biệt trong ấn phẩm, và có nội dung do doanh nghiệp thực hiện [hoặc đặt hàng phóng viên viết theo yêu cầu]. Doanh nghiệp trả phí cho báo để được đăng. 

Theo khảo sát, các bài advertorial tại thị trường Việt Nam hoàn toàn mang tính chất quảng cáo do quá tập trung vào thương hiệu. Đồng thời, các bài viết PR thường do doanh nghiệp trình bày nên thiếu tính chất khách quan, không có sự hấp dẫn như một bài báo chuyên nghiệp. 

Tuy nhiên, ưu điểm là để book được một bài advertorial trên báo tương đối dễ, sản phẩm, thương hiệu được giới thiệu trực tiếp. Theo lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành, bài viết advertorial nên được sử dụng khi doanh nghiệp chưa có câu chuyện hay để kể, cần nhấn mạnh thông tin của sản phẩm và hướng dẫn chi tiết về lịch sử cũng như cách sử dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Bài Editorial

Editorial là bài viết mang tính độc lập của nhà báo, cung cấp các nội dung có mục đích, thông tin xác thực và có xu hướng đáng tin cậy đối với người đọc, nhằm biến thông tin PR trở thành thông tin có giá trị thực sự.

Để có được một bài editorial trên báo, đôi khi có tiền thôi chưa đủ, bạn còn phải xây dựng mối quan hệ với phóng viên. Doanh nghiệp phải cùng làm việc với người phóng viên trong quá trình viết bài, làm sao để đưa sản phẩm, thương hiệu vào một cách khéo léo, phù hợp với nội dung, hình thức bài viết. Tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên mà doanh nghiệp sẽ trả phí cho bên báo hoặc không. 

Khác với bài viết advertorial, bài viết editorial không bị chi phối bởi nội dung và hình thức, có tính khách quan cao, tạo niềm tin nhất định đối với độc giả và đối tượng mục tiêu. Đối với bài editorial, một câu chuyện hấp dẫn, phù hợp với bài báo với những thông tin khác nhau cho người đọc là những yếu tố quan trọng hàng đầu. 

Ngoài ra, còn có một số bài viết PR phổ biến khác bạn có thể tham khảo:

▪️ Bài long-form

▪️ Dạng bài video ngắn tổng hợp

▪️ Bài infographic

▪️ Bài product review

▪️ Bài phỏng vấn

CHIẾN LƯỢC CHO MỘT BÀI PR CHẤT LƯỢNG?

Ngày nay, việc sử dụng bài viết PR tại các doanh nghiệp đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều bài viết PR đang trở thành những bài quảng cáo thông thường, không mang đến thông tin hữu ích cho người đọc, mất đi tính chất khách quan của PR, giảm hiệu quả và tiêu tốn thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có một chiến lược cụ thể cho bài viết PR là yếu tố hàng đầu giúp một bài PR thành công, “chạm” đến đối tượng mục tiêu. Để có được bài viết PR chuyên nghiệp, người viết bài cần:

✔️ HIểu được đặc điểm chi tiết và sự khác biệt nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ: Việc hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ mình đang viết sẽ giúp bạn “cảm” hơn trong quá trình viết bài, từ đó có ý tưởng trong câu chữ và đa dạng hình thức, cấu trúc bài viết PR. Giữa muôn vàn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, những câu chữ đắt giá làm bật lên thương hiệu và giá trị sản phẩm sẽ để lại ấn tượng, khiến khách hàng nhớ về doanh nghiệp của bạn với thông điệp được định hướng rõ ràng. Không chỉ vậy, bài viết PR hiệu quả sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi lớn về quảng cáo, hoạt động được coi là xa xỉ đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam.

✔️ Hiểu được đối tượng cần truyền thông: Nhóm khách hàng của các bài viết PR vô cùng đa dạng, trải dài từ khách hàng của doanh nghiệp cho đến các đối tác, cổ đông, chính phủ, hiệp hội cơ quan nhà nước, tổ chức trong nước và quốc tế. Nắm được đối tượng mục tiêu sẽ giúp bài viết PR của bạn đi đúng hướng, đánh trúng tâm lý đối tượng thông qua ngôn ngữ của chính họ. Nếu bạn chỉ viết chung chung, tràn lan, dẫn dắt đối tượng sai hướng sẽ mất thời gian cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Hãy thử tưởng tượng bài viết của bạn dành cho cổ đông nhưng lại viết theo ngôn ngữ của khách hàng tuổi teen, thì hoạt động truyền thông sẽ giảm sút đáng kể, đi kèm với chi phí khổng lồ về mặt thương hiệu doanh nghiệp.

Trước khi bắt tay làm nội dung, hãy dành thời gian tìm hiểu 5 bước xác định và phân tích khách hàng mục tiêu.

✔️ Hiểu được công cụ truyền thông cho bài viết: Mỗi công cụ truyền thông như Facebook, Website hay bài báo sẽ có những yêu cầu khác nhau về mặt câu chữ, hình ảnh, giọng điệu. Khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi cao cho từng kênh truyền thông thương hiệu. Những bài viết dài dòng, vòng vo, không có bố cục và chủ đề sẽ tốn rất nhiều thời gian để hiểu. Những bài viết như vậy sẽ khiến khách hàng bỏ qua nhanh chóng, làm giảm giá trị hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và thậm chí là thương hiệu mà doanh nghiệp đang gầy công xây dựng. Vì vậy, việc nắm rõ hành vi khách hàng và đặc điểm từng kênh truyền thông đã lên kế hoạch sẽ giúp người viết có những bài PR đúng chủ đề, đa dạng, sáng tạo, thu hút khách hàng đồng thời vẫn giữ được thông điệp cho cả chiến dịch.

Xem thêm: Fiduciary Duty Of Care Là Gì, Tổng Quan Về “Tort” Trong Pháp Luật Hoa Kỳ

Ý TƯỞNG CHO MỘT BÀI VIẾT PR CHUYÊN NGHIỆP?

Một bài viết PR chuyên nghiệp dù sáng tạo, đột phá đến cỡ nào cũng cần có những quy tắc, tiêu chuẩn chung, được coi là điều kiện “cần”, là nền tảng để phát triển những nội dung sáng tạo. Đối với newbie, dân trái ngành hoặc chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bắt buộc viết một bài PR, sau đây là những lưu ý quan trọng giúp bài viết PR của bạn tăng giá trị, tạo tiền đề cho những bài viết đặc sắc về sau:

✔️ Bài viết cần hợp thời, nắm bắt những nhu cầu mới nhất của đối tượng: Việc cập nhật những thông tin mới nhất xoay quanh các chủ đề có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ sẽ là một điểm nổi bật, giúp thu hút đối tượng mục tiêu và khách hàng tiềm năng biết đến doanh nghiệp của bạn, đồng thời thể hiện sự quan tâm xu hướng, đón đầu tương lai của doanh nghiệp trong thế giới thay đổi không ngừng.

✔️ Bài viết chứa những sự kiện khác lạ, độc đáo: Từ xưa đến nay, việc nghe kể chuyện độc đáo, mới mẻ luôn là nhu cầu tinh thần số một của con người. Nếu bạn có những câu chuyện lạ, đúng chủ đề và mang lại giá trị cao, bài viết PR của bạn sẽ được lên một tầm cao mới.

✔️ Bài viết cần được thổi hồn cảm xúc: Một bài viết PR chất lượng chắc chắn sẽ mang lại những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc và đối tượng mục tiêu: từ buồn, vui, ngạc nhiên, cảm thấy được truyền cảm hứng, khuyến khích thông qua tin tức, câu chuyện được kể sẽ khiến người đọc nhớ đến thương hiệu của bạn. Câu chữ và thông tin có thể không được ghi nhớ, nhưng cảm xúc sẽ ở lại lâu dài với chúng ta.

✔️ Bài viết có những thông tin xác thực, đáng tin cậy: Việc thêm vào những sự kiện, thông tin được tin tưởng ở số đông hoặc đối tượng mục tiêu sẽ làm tăng giá trị tin tưởng cho bài viết của bạn, từ đó tạo cảm tình đối với sản phẩm và thương hiệu bạn đang quảng bá.

✔️ Bài viết cần mang tính gần gũi: Giữa những tên thương hiệu lạ lẫm, mới nổi, những câu chuyện gần gũi, chân thực sẽ dễ chạm đến tâm lý người đọc, khiến thương hiệu bạn từ một hình ảnh xa lạ trở nên quen thuộc, dễ nhớ, dễ gọi tên.

Trên đây là những thông tin cơ bản của một bài viết PR chất lượng bạn cần nắm rõ. Để bắt tay vào thực tế và có những bài viết chuyên nghiệp, nổi bật giá trị thương hiệu và nâng tầm sản phẩm, khiến người đọc và đối tượng mục tiêu nhớ và lựa chọn bạn giữa vô vàn thương hiệu khác nhau sẽ còn là một chặng đường dài.

Tại AIM Academy, khóa học WRITING FOR IDEAS sẽ giúp bạn áp dụng “viết có ý tưởng, viết có chiến lược” cho tất cả các loại định dạng quảng cáo, bao gồm cả bài viết PR [PR article], nội dung mạng xã hội [social content], phim quảng cáo [TVC]… cùng nhiều hình thức khác. 

Đăng ký ngay để nắm bắt những kiến thức nền tảng, xu hướng và nghệ thuật viết từ hôm nay!

Ngày nay trong thời đại công nghệ 4.0, có vô vàn cách khác nhau để đưa sản phẩm và thương hiệu tiếp cận đến người tiêu dùng.

Trong khi quảng cáo đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của mình thì PR nổi lên như là một hình thức Digital Marketing đang rất được ưa chuộng và có hiệu quả cao. Vậy PR là gì và nó khác gì so với quảng cáo truyền thống, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu.

PR là gì?

PR [Public Relations] hay còn được gọi “Pi-a” là việc đưa thông tin của sản phẩm, thương hiệu, con người tiếp cận một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới cộng đồng.

Hiện nay PR online đang được ưa chuộng hơn hẳn bởi nó tạo dư luận và sự tương tác cao với cộng đồng. Các kênh mà PR online thường sử dụng có thể bao gồm những kênh sau: blog, diễn đàn, mạng xã hội [Facebook, Linkedin, Twitter …], videocast/podcast…

Để các bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa của thuật ngữ này, chúng ta hãy cũng xem qua một số cách quảng bá tên tuổi, thương hiệu “độc, lạ” trong showbiz Việt.

Một số “chiêu trò PR” trong showbiz

Không chọn quảng bá theo cách thông thường, nhiều người đã chấp nhận đi theo đường riêng hoặc tạo scandal không giống ai để được chú ý hơn.

Phan Ngọc Luân chụp chung cùng Đàm Vĩnh Hưng

Nổi tiếng nhờ tạo Scandal tình dục

Trong showbiz, Phan Ngọc Luân không phải một ca sĩ nổi tiếng, nếu không muốn nói là quá đỗi mờ nhạt. 6 năm ca hát, tính từ thời điểm xuất hiện trong The Voice 2012, nam ca sĩ vẫn xa lạ với công chúng, không có nổi một bản hit, không cá tính âm nhạc.

Phan Ngọc Luân vừa ra MV cách đây vài ngày, nhưng cả truyền thông và khán giả đều thờ ơ. Sản phẩm có lượt xem tương đối hạn chế, và đứng trước nguy cơ chìm nghỉm giữa sự bùng nổ của hàng loạt MV trên thị trường nhạc Việt.

Có thể đó chính là lý do Phan Ngọc Luân đã chọn cách kể chuyện đời tư hòng gây chú ý với dư luận. Tối 20/11, nam ca sĩ chủ động tiết lộ về mối quan hệ tình cảm đồng tính với Đàm Vĩnh Hưng.

Và dĩ nhiên tất cả đều là giả dối để được nổi tiếng. Thông tin thêm các bạn có thể tìm trên google.

Mượn chuyện tình cảm cá nhân

Việc An Nguy và Kiều Minh Tuấn “đăng đàn” thừa nhận yêu nhau ngay thời điểm bộ phim của họ sắp ra mắt nhận được rất nhiều sự chỉ trích không chỉ của khán giả mà còn hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng khác.

Trước sự “phẫn nộ” của dư luận, Kiều Minh Tuấn thẳng thắn chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Tôi mong mọi người hãy đừng ngưỡng mộ tình yêu cũng như tính cách của tôi.

Việc PR cho một sản phẩm giống như con dao 2 lưỡi, nếu khéo thì nhận sự ủng hộ, còn cố cường điệu hoá hay sử dụng “truyền thông bẩn” như một số người ví trong trường hợp của An Nguy và Kiều Minh Tuấn lại bị “ném đá” không thương tiếc từ phía dư luận.

Đăng ảnh hóa đơn 88 triệu

Ngày 14/10, BB Trần [tên thật là Trần Phan Quốc Bảo] – trưởng nhóm BB&BG – đăng ảnh hóa đơn đi bar hơn 88 triệu đồng trên trang cá nhân với thái độ bức xúc. Trong đó, BB Trần cho biết, anh cùng bạn bè trong đoàn làm phim chỉ vào quán bar này khoảng 3 tiếng.

Tuy ê-kíp làm phim khẳng định không muốn tạo scandal để gây chú ý cho bộ phim sắp ra rạp, nhưng chiều cùng ngày, người phụ trách truyền thông của phim lại gửi thông cáo báo chí tới các phóng viên và nhấn mạnh về vụ “đi bar hết hơn 88 triệu đồng” ngay ở dòng tiêu đề của email.

Ca sĩ Quế Vân

Các người đẹp cố tình thi chui để “được” phạt

Không ít người đẹp tìm tới các cuộc thi nhan sắc ao làng để kiếm một danh hiệu. Vì không đủ điều kiện để xin giấy phép, họ buộc phải thi chui và bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt hành chính.

Tuy nhiên các người đẹp không hề xấu hổ, dấu diếm chuyện này mà còn cố tình lộ thông tin để được báo chí đăng tải chuyện bị phạt, nhằm cập nhật hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.

Tháng 8/2013, ca sĩ Quế Vân tự ý đi thi Hoa hậu người Việt Thế giới tại Mỹ mà không có sự đồng ý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Cô bị xử phạt hành chính 13 triệu đồng.

Xem thêm: Các tháng trong tiếng Anh

Sự khác nhau giữa PR và quảng cáo

Như vậy qua một số ví dụ điển hình trong Showbiz Việt thì các bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy trên thương trường PR và quảng cáo khác nhau như thế nào?

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảng cáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điền khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần. Không có bất kỳ ông tổng biên tập nào lại đăng tại cùng một thông cáo báo chí của bạn trên ba hay bốn số báo.

Quảng cáo: Khách hàng biết ngay khi họ đọc một quảng cáo là: “người ta đang tìm cách bán hàng hóa và dịch vụ cho mình đây!”

Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ, và thật không may, khách hàng thường xuyên xem những thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng. Và rốt cuộc, họ biết rằng bạn đang tìm cách bán hàng cho họ.

PR: Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo.

Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

Quảng cáo: Trong quảng cáo, bạn phải thử thách khả năng sáng tạo của mình trong việc tạo ra một chiến lược và chất liệu quảng cáo mới.

PR: Trong PR, bạn phải có một khả năng nhạy cảm với tin tức và có khả năng tạo ra dư luận từ tin tức đó. Bạn phải thử thách khả năng sáng tạo trong việc tạo ra một tin tức mới có khả năng thu hút sự chú ý của giới truyền thông.

Quảng cáo: Nếu bạn đang làm cho một công ty quảng cáo, các quan hệ chính của bạn là những người cộng sự và các khách hàng của công ty. Nếu bạn thay mặt khách hàng mua đất để quảng cáo và lập kế hoạch về thời gian đăng quảng cáo, thì bạn cũng chỉ phải làm việc với bộ phận khách hàng của các báo, đài.

PR: Bạn quan hệ với giới truyền thông, báo chí và xây dựng quan hệ với họ. Quan hệ của bạn không chỉ giới hạn ở việc giao tiếp “trong nhà”. Bạn luôn luôn quan hệ chặt chẽ với các “đầu mối” quan trọng tại các báo, đài.

Quảng cáo: Bạn tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình và quảng cáo tập trung vào nhóm đối tượng này. Chắc chắn bạn sẽ không quảng cáo đồ dành cho phụ nữ trên các tạp chí thể thao dành cho đàn ông.

PR: Bạn cần phải có quan hệ trước với các tổng biên tập hoặc biên tập viên và làm cho họ sử dụng thông tin của bạn cho các bài báo của họ, hay đăng thông cáo báo chí hoặc đưa tin về sự kiện của bạn.

Quảng cáo: Một số bộ phận thuộc công ty quảng cáo như phòng Kế toán có thể phải làm việc với khách hàng thường xuyên. Nhưng những người khác như đội ngũ viết lời cho các quảng cáo [copywriters] hay hoạ sỹ thiết kế có thể chẳng bao giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cả.

PR: Trong PR, bạn luôn có mặt, và giữ quan hệ với báo giới. Một chuyên gia PR không phải chỉ được người ta gọi đến khi có những tin tốt lành.

Nếu có một sự cố trong công ty của bạn, bạn có thể phải là người phát ngôn hoặc xuất hiện trước ống kính truyền hình để trả lời phỏng vấn. Bạn có thể đại diện công ty của mình như một phát ngôn viên tại các sự kiện của công ty.

Hoặc bạn có thể làm việc trong các mối quan hệ cộng đồng để làm cho công chúng thấy rằng công ty của bạn đang tham gia tích cực vào các việc tốt và cam kết đóng góp vào công việc chung của thành phố/đất nước và của người dân.

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

Quảng cáo: Hãy mua sản phẩm này! Hành động ngay bây giờ! Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay! Đây là những gì bạn có thể nói trong một quảng cáo. Bạn muốn sử dụng những từ mạnh mẽ như thế để thôi thúc khách hàng mua sản phẩm của bạn.

PR: Bạn đang phải viết một cách nghiêm túc với một lối thể hiện tin tức “không được phép” nhạt nhẽo. Bất kỳ một thông điệp mang tính thương mại, chào hàng nào trong các giao tiếp của bạn sẽ không được giới truyền thông coi trọng.

Xem thêm: Deadline là gì? #5 Bí quyết giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn

Video liên quan

Chủ Đề