Nhóm máu hệ abo hệ rh là gì năm 2024

Có 4 nhóm máu cơ bản theo hệ thống nhóm máu ABO và được chia nhỏ hơn thành 8 loại với hệ thống nhóm máu Rhesus, song số người thuộc mỗi nhóm máu này là không đều nhau. Nhiều người thắc mắc nhóm máu O chiếm bao nhiêu phần trăm và nhóm máu O Rh+ có hiếm không? Bài viết này sẽ giải đáp đến bạn.

1. Nhóm máu O Rh+ có hiếm không?

Trước hết cần biết nhóm máu O Rh+ là gì? Trước hết, chia theo hệ thống nhóm máu ABO, có 4 nhóm máu cơ bản là O, A, B và AB.

.jpg]

Tỉ lệ dân số có nhóm máu O là cao nhất trong các nhóm máu

Hệ thống nhóm máu Rhesus lại chia nhỏ mỗi nhóm máu thành 2 loại là nhóm Rh+ và Rh-, thể hiện sự có mặt của kháng thể Rh. Như vậy nhóm máu O Rh+ nghĩa là trên bề mặt tế bào hồng cầu chỉ có kháng thể miễn dịch Rh. Vậy nhóm máu O Rh+ có hiếm không và tỷ lệ người có nhóm máu này là bao nhiêu?

Theo một thống kê gần đây ở Việt Nam, nhóm máu O là phổ biến nhất, chiếm khoảng 42,1% dân số. Trong đó O Rh+ phổ biến hơn O Rh- [chiếm khoảng 37,4%].

Tuy nhiên, ở các quần thể người khác, tỉ lệ phổ biến của các nhóm máu có thể khác nhau, song đây không phải là nhóm máu quý hiếm nên người mang nhóm máu này có thể yên tâm hơn.

2. Nhóm máu nào là hiếm?

Thông tin về nhóm máu hiếm luôn được nhiều người quan tâm bởi số lượng người mang nhóm máu này ít, khả năng truyền và nhận máu chắc chắn cũng bị hạn chế. Lấy số liệu tại Việt Nam, với 2 hệ nhóm máu ABO và Rh thì phần lớn dân số [99,96%] thuộc nhóm máu có Rh, nghĩa là 4 nhóm O Rh+, A Rh+, B Rh+ và AB Rh+. Như vậy những người thuộc nhóm máu Rh- là vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0.04 - 0.07%.

.jpg]

Những nhóm máu Rh- đều là nhóm máu hiếm

Điều này nghĩa là trong 10.000 người mới có 4 - 7 người mang nhóm máu Rh-, chưa kể phân chia theo 4 nhóm máu nhỏ gồm O Rh-, A Rh-, B Rh- và AB Rh- và các hệ nhóm máu hiếm khác trong hơn 30 hệ nhóm máu.

Tỉ lệ về nhóm máu hiếm tại các quốc gia khác có thể khác nhau, tuy nhiên những người thuộc nhóm máu Rh - vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số.

3. Nhóm máu hiếm có nguy cơ như thế nào?

Hệ thống nhóm máu ra đời đã giúp ích rất nhiều trong y học, đặc biệt là vấn đề truyền máu khi điều trị, cấp cứu. Sự có mặt của kháng thể trên bề mặt hồng cầu có thể giúp hệ miễn dịch nhận ra máu lạ khi được truyền vào cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể tiêu diệt. Nhưng nếu truyền đúng nhóm máu thì vấn đề này không xảy ra.

Điều này khiến cho những người thuộc nhóm máu hiếm, cụ thể là các nhóm máu Rh - có rủi ro cao hơn những nhóm máu phổ biến khác.

Vấn đề truyền máu và cấp cứu

Nếu người thuộc nhóm máu hiếm không may bị tai nạn, chấn thương hoặc phẫu thuật mất nhiều máu, họ cần phải truyền máu. Nhóm máu Rh - chỉ nhận được máu truyền với nhóm máu giống với nó. Do số người cùng mang nhóm máu đó ít nên lượng dự trữ tại bệnh viện cũng hạn chế. Khi cơ sở y tế không có sẵn nhóm máu hiếm cần thiết, người bệnh cần tìm nguồn máu khác gây chậm trễ trong cấp cứu.

.jpg]

Người thuộc nhóm máu hiếm có rủi ro cao hơn khi cần truyền máu

Nhiều người thuộc nhóm máu hiếm nghĩ rằng không nên đi hiến máu, tuy nhiên các chuyên gia lại khuyến cáo họ nên góp phần tạo nguồn dự trữ máu cho cộng đồng. Điều này không chỉ giúp những người bệnh cần có thể dùng mà khi cần cấp cứu, những người từng hiến máu sẽ được ưu tiên truyền máu hơn. Chưa kể những lợi ích sức khỏe mà hiến máu mang lại.

Vấn đề di truyền

Có một trường hợp hiếm gặp về bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, liên quan đến nhóm máu hiếm là khi mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+. Theo quy luật di truyền, đứa con sinh ra có 50% nhóm máu giống mẹ và 50% nhóm máu giống bố.

Nếu đứa trẻ mang nhóm máu Rh+ giống bố, ở lần mang thai thứ nhất đứa trẻ vẫn phát triển và sinh ra bình thường. Tuy nhiên nếu mang thai lần thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn mang nhóm máu bất đồng với mẹ [Rh+] thì sẽ xảy ra tình trạng bất đồng nhóm máu.

Nguyên nhân do cơ thể mẹ tự sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên Rh[D]+, kháng thể này đi qua bánh nhau đến tấn công thai nhi. Kháng thể này gây ra tình trạng ngưng kết hồng cầu [tan máu], hậu quả là thai sinh non, chết lưu, sảy thai hoặc trẻ sinh ra bị dị tật, thiểu năng trí tuệ.

.jpg]

Bất đồng nhóm máu giữa thai và mẹ có thể gây sảy thai

Vì thế, những cặp vợ chồng mang cặp nhóm máu hiếm nguy cơ này cần kiểm tra và sàng lọc thai cẩn thận, nhất là trường hợp nguy cơ khi thai mang nhóm máu Rh+ bất đồng với mẹ.

Tai biến truyền máu

Ở những người phụ nữ mang nhóm máu hiếm Rh-, với chồng mang nhóm máu Rh+ và từng bất đồng nhóm máu mẹ con, truyền máu nhóm Rh+ có nguy cơ bị tai biến do bất đồng nhóm máu.

Trên đây là những nguy cơ mà người mang nhóm máu hiếm có thể gặp phải. Để kịp thời can thiệp trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp, mỗi chúng ta cần chủ động kiểm tra về nhóm máu bản thân, lưu trữ và cung cấp thông tin cho đơn vị y tế khi cần thiết.

.jpg]

Người nhóm máu hiếm nên tạo nguồn máu dự trữ

Như vậy, chúng ta đã trả lời được thắc mắc nhóm máu O Rh+ có hiếm không? Đây không phải là nhóm máu hiếm nên bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên do khả năng chỉ có thể nhận máu cùng nhóm O nên việc nhận truyền máu cũng có nhiều hạn chế.

Nếu bạn vẫn chưa biết mình thuộc nhóm máu gì, có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác nhóm máu của bản thân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng khi muốn xét nghiệm nhóm máu bởi:

  • Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP [College of American Pathologists] được cấp chứng nhận ngày 7/1/2022.
  • Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật việt nhiều năm trong nghề, tận tâm.
  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
  • Quy trình nhanh gọn, có dịch vụ lấy mẫu tại nhà, tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng.

Nếu còn thắc mắc về nhóm máu này, hãy liên hệ với các chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Nhóm máu ABO Rh D là nhóm máu gì?

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%. Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh[D] dương và Rh[D] âm, hay còn gọi là Rh[D]+ và Rh[D]-.

Xét nghiệm nhóm máu ABO Rh là gì?

Định nhóm máu hệ ABO có nghĩa là xác định xem một người thuộc nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB hay nhóm máu O. Việc định hệ nhóm máu này cần được tiến hành theo hai phương pháp là huyết thanh và hồng cầu mẫu. Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO được thực hiện dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết.

Nhóm máu AB Rh positive là gì?

Số người có nhóm máu AB Rh+ chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với AB Rh-. Nhóm này cũng chứa các thành phần cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giống như tất cả các nhóm máu khác. Đặc biệt, nó còn có thêm cả plasma [huyết tương] - một loại chất lỏng trong suốt màu vàng giúp giữ các tế bào máu đỏ và trắng.

Nhóm máu O Rh [+] là gì?

Theo các chuyên gia, do O Rh- là nhóm máu hiếm, nên trong cuộc sống, người có nhóm máu này thường dễ bị rủi ro hơn khi gặp biến cố hay tai nạn cần đến truyền máu. Cụ thể, người nhóm máu O Rh- thường chỉ nhận được chính nó. Nghĩa là O Rh- chỉ nhận được nhóm máu có kháng nguyên O Rh-.

Chủ Đề