Những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới

Một cuộc diễn tập chống thảm họa hạt nhân ở Nhà máy Zaporizhzhia, Ukraine vào hôm 17-8 - Ảnh: REUTERS

Tuyên bố của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh nước này sắp kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 31 [tách khỏi Liên bang Xô viết] vào ngày 24-8. Thời điểm này cũng vô tình trùng hợp cột mốc 6 tháng Nga bắt đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine [24-2].

"Căn cứ quân sự" Zaporizhzhia

Các cuộc tấn công pháo kích trong những tuần gần đây vào khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk và Zaporizhzhia ở Ukraine đang dấy lên lo ngại về tai nạn hạt nhân, dù cho hai bên liên tục đổ trách nhiệm tấn công cho nhau.

Điểm nóng hiện quay xung quanh Nhà máy Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu bao gồm 6 lò phản ứng. Nhà máy này vốn cung cấp từ 10 - 20% lượng điện cho Ukraine trước cuộc xung đột và đã nhanh chóng bị quân đội Nga chiếm giữ chỉ chưa đầy 10 ngày sau khi Nga đưa quân đến Ukraine.

Tuy nhiên, người Nga vẫn giữ nhân viên Ukraine để tiếp tục vận hành nhà máy dưới sự kiểm soát của Công ty điện hạt nhân nhà nước Nga Rosatom.

Vấn đề là Zaporizhzhia đang ở trong tình trạng nguy hiểm hơn khi ở trong tay người Nga. Vào tháng 7, lực lượng Nga được cho là đã triển khai các bệ phóng tên lửa trong khu phức hợp, biến nó thành một căn cứ quân sự.

Vào đầu tháng 8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế [IAEA] cho biết nhà máy "hoàn toàn mất kiểm soát" và cần được kiểm tra, sửa chữa. Các vụ pháo kích gần đây vào cơ sở khiến cơ quan giám sát an toàn hạt nhân của Liên Hiệp Quốc [LHQ] phát ra cảnh báo và kêu gọi một nhóm chuyên gia độc lập đến kiểm tra nhà máy.

Vào tuần trước, Rafael Mariano Grossi, tổng giám đốc IAEA, cho biết rằng ông "vô cùng lo ngại về vụ pháo kích", trong đó nhấn mạnh "nguy cơ rất thực của một thảm họa hạt nhân có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và môi trường ở Ukraine và hơn thế nữa".

Ông Grossi cũng cảnh báo rằng: "Bất kỳ hỏa lực quân sự nào nhắm vào hoặc từ cơ sở hạt nhân đều có thể chơi với lửa, với hậu quả thảm khốc có thể xảy ra".

Những lo ngại về sự an toàn của các lò phản ứng hạt nhân Zaporizhzhia đã làm dấy lên báo động quốc tế ngày càng tăng và kêu gọi thiết lập một khu phi quân sự xung quanh địa điểm này. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres trong chuyến thăm Ukraine tuần qua cũng kêu gọi tất cả các lực lượng vũ trang rời khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và cảnh báo rằng bất kỳ thiệt hại nào đối với cơ sở này sẽ là "hành động tự sát".

Trước đó, ngày 10-8 ngoại trưởng các nước nhóm G7 tuyên bố Nga phải giao lại "quyền kiểm soát nhà máy cho Ukraine ngay lập tức" và các "nhân viên Ukraine vận hành Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phải có khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình mà không bị đe dọa hoặc áp lực". Thậm chí tình hình tại nhà máy cũng đã được thảo luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm 19-8.

Nhất tiễn song điêu

Có lẽ hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Ukraine nhận thức được hậu quả của một vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tàn khốc như thế nào. Năm 1986, Ukraine đã phải hứng chịu sự cố điện hạt nhân tồi tệ nhất thế giới tại Chernobyl kéo dài hàng thập niên, dẫn đến việc chất phóng xạ phân tán khắp lục địa châu Âu.

Khi người Nga chiếm giữ Zaporizhzhia, họ có lẽ đã lên kế hoạch kỹ. Vào đầu tháng 8, chủ tịch cơ quan năng lượng hạt nhân của Ukraine Energoatom cho biết Nga muốn kết nối Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia với lưới điện Crimea - bán đảo hiện nay do Nga kiểm soát từ năm 2014.

Việc ngừng cung cấp điện từ nhà máy sẽ làm tăng áp lực lên các khu vực miền nam Ukraine, khiến các nơi này không có năng lượng khi mùa đông đến. Tuần trước, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết điện năng sản xuất tại nhà máy phải thuộc về Ukraine.

Trong chuyến thăm thành phố cảng Odessa của Ukraine ở phía nam, ông nói: "Rõ ràng, điện sản xuất từ Zaporizhzhia là điện của Ukraine và nó cần thiết - đặc biệt là trong mùa đông - đối với người dân Ukraine. Và nguyên tắc này phải được hoàn toàn tôn trọng".

Ngoài ra, việc chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Ukraine sẽ tạo ra đòn bẩy thương lượng lớn nhất cho người Nga khi mùa đông đến. Bằng việc ngắt kết nối chúng khỏi lưới điện của Ukraine, người Nga góp phần làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Không chỉ muốn "nắm thóp" Ukraine, Matxcơva muốn tạo những "cú đấm" knock-out đối với châu Âu lục địa từ nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và điện năng. Ngoài ra, Ukraine cũng hiểu rằng họ không muốn có một Chernobyl thứ hai.

Người Ukraine có lẽ không dại gì pháo kích nặng nề vào Zaporizhzhia để gây tai họa hạt nhân cho chính họ, và người Nga cũng hiểu điều này để có thể sử dụng cơ sở điện hạt nhân Zaporizhzhia như một "pháo đài quân sự" để tấn công các địa điểm khác.

Lục địa châu Âu thì rõ ràng đang sợ "con tin" này của Nga hơn cả nguồn năng lượng dầu mỏ và khí đốt.

Nga sẽ đóng cửa nhà máy Zaporizhzhia nếu Ukraine tiếp tục pháo kích

Ngày 18-8, Nga đe dọa đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia , cảnh báo về nguy cơ thảm họa do con người gây ra khi cáo buộc Kiev tiếp tục pháo kích nhà máy ở đông nam Ukraine mà Matxcơva đang kiểm soát.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết Matxcơva đang thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho Zaporizhzhia, và bác bỏ việc Nga triển khai vũ khí hạng nặng trong và xung quanh nhà máy, Đài NBC News đưa tin.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga nói họ có thể đóng cửa nhà máy nếu Ukraine vẫn tiếp tục pháo kích.

Trong một cuộc họp báo, ông Igor Kirillov, đứng đầu lực lượng phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học Nga, cho biết các hệ thống hỗ trợ dự phòng của nhà máy đã bị hư hại do pháo kích.

Theo ông Kirillov, trong trường hợp xảy ra sự cố tại nhà máy, chất phóng xạ có thể bao phủ Đức, Ba Lan và Slovakia.

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia từ tháng 3-2022 đã nằm dưới sự kiểm soát của quân Nga và các vụ pháo kích mà Matxcơva chỉ ra thủ phạm là phía Ukraine, đã ngày càng tăng kể từ đầu tháng 8 [trong khi Kiev lại tố ngược thủ phạm là quân Nga].

Nga đã đề nghị Liên Hợp Quốc cử thanh sát viên tới giám sát hiện trạng, nhưng đoàn phái viên của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế [IAEA] vẫn bị Kiev ngăn trở cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.

Các mục tiêu Kiev đề ra cho chuyến đi thanh sát của IAEA là phi quân sự hóa khu vực xung quanh ZNPP, đưa quân gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tới đây, trong khi với Matxcơva đang nắm ưu thế chiến trường ở khu vực này, mục tiêu thanh sát là nhằm chấm dứt việc [Ukraine] bắn phá ZNPP để tránh một thảm họa hạt nhân.

ANH THƯ

Ukraine lệ thuộc năng lượng hạt nhân

Theo thống kê năm 2021, điện hạt nhân cung cấp 55% điện năng của Ukraine, từ 15 lò phản ứng hạt nhân tại 4 nhà máy khác nhau. Ukraine đã có kế hoạch xuất khẩu điện sang Liên minh châu Âu [EU] và đã lên kế hoạch ngắt kết nối lưới điện Ukraine với Nga để chuyển sang EU. Chính cuộc chiến đã thúc đẩy nhanh chóng điều này.

Ngày 24-2, ngay khi cuộc xung đột nổ ra, Ukraine đã tách lưới điện của mình khỏi Nga. Đến ngày 16-3, nó được đồng bộ hóa với lưới điện EU. Vào tháng 6 năm nay, chính quyền Ukraine đã đưa ra kỳ vọng rằng cho đến cuối năm họ sẽ kiếm được 1,5 tỉ euro từ xuất khẩu điện sang EU.

Kỷ niệm độc lập, ông Zelensky kêu gọi người dân cảnh giác với Nga

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG

Video: CCTV+

    Đang tải...

  • {{title}}

Tầm quan trọng

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina Zaporizhzhia, được xây dựng từ năm 1984 đến 1995, là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Châu Âu và lớn thứ 9 trên thế giới.

Zaporizhzhia có 6 lò phản ứng, mỗi lò tạo ra 950MW và tổng sản lượng là 5.700MW, đủ năng lượng cho khoảng 4 triệu ngôi nhà. Tổ máy đầu tiên của Zaporizhzhia được hòa lưới điện vào năm 1984 và tổ máy cuối cùng vào năm 1995.

Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trong số 4 nhà máy điện hạt nhân của Ukraina. Trước chiến sự Ukraina, vào thời điểm bình thường, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sản xuất 1/5 lượng điện của Ukraina và chiếm gần một nửa năng lượng do các cơ sở điện hạt nhân của nước này tạo ra.

Nhà máy điện hạt nhân Ukraina vừa rơi vào quyền kiểm soát của Nga tọa lạc ở thành phố Enerhodar, trên bờ hồ chứa Kakhovka của sông Dnepr. Zaporizhzhia cách vùng Donbass khoảng 200km và cách thủ đô Kiev khoảng 550km về phía đông nam. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina cũng có tầm quan trọng chiến với Nga khi cách Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014 khoảng 200km.

Diễn biến trước khi Nga giành quyền kiểm soát

Giới chức Ukraina cho biết một đám cháy đã bùng phát trong một tòa nhà huấn luyện bên ngoài nhà máy vào đầu giờ sáng 4.3 sau khi khu vực này trải qua đợt pháo kích của các lực lượng của Nga.

Ngoại trưởng Ukraina xác nhận các báo cáo lúc 2h30 sáng, nhấn mạnh các binh sĩ Nga đang “nã đạn từ mọi phía vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia”. Ông kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để lực lượng cứu hỏa khống chế ngọn lửa.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh chụp màn hình

Một thời gian ngắn sau, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraina thông tin, bức xạ tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina "trong giới hạn bình thường" và đám cháy trong một tòa nhà bên ngoài nhà máy Zaporizhzhia. 

Sau đó, giới chức Ukraina cho biết, tổ máy thứ 3 của nhà máy đã bị ngắt lúc 2h26 và chỉ còn 1 trong 6 tổ máy của nhà máy, tổ máy số 4, vẫn hoạt động "với công suất 690 MW".

Theo The Guardian, báo cáo về sự cố tại nhà máy điện Zaporizhzhia trong bối cảnh chiến sự Ukraina bước sang ngày thứ 9 khiến thị trường tài chính Châu Á biến động, chứng khoán sụt giảm trong khi giá dầu tăng mạnh hơn. 

Liệu có nguy cơ thảm họa phóng xạ không?

Giới chức Ukraina cho biết ngày 4.3 rằng, “an toàn hạt nhân hiện đã được đảm bảo” tại nhà máy Zaporizhzhia.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế [IAEA] xác nhận "không có thay đổi nào được báo cáo về mức phóng xạ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia”.

Mỹ cũng cho biết thông tin mới nhất cho thấy không có dấu hiệu về mức độ bức xạ cao tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho hay, các lò phản ứng “được các cấu trúc ngăn chặn vững chắc bảo vệ và các lò phản ứng đang được đóng cửa an toàn”.

Trước khi chiếm nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Nga đã chiếm được nhà máy Chernobyl cách Kiev 100km về phía bắc. Một số nhà phân tích lưu ý, nhà máy Zaporizhzhia thuộc loại khác và an toàn hơn so với Chernobyl - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986.

Tony Irwin, phó giáo sư danh dự tại Đại học Quốc gia Australia,chỉ ra, khả năng nổ, tan chảy hạt nhân hoặc phóng xạ là thấp.

Lần đầu chiến sự ở một quốc gia có chương trình điện hạt nhân lớn

Đây là lần đầu tiên chiến sự nổ ra ở một quốc gia có chương trình điện hạt nhân lớn như vậy, Reuters dẫn thông tin từ IAEA. 

AP lưu ý, mặc dù nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia có thiết kế khác so với Chernobyl và được bảo vệ khỏi hỏa hoạn, các chuyên gia an toàn hạt nhân và IAEA cảnh báo rằng giao tranh trong và xung quanh các cơ sở như vậy tiềm ẩn những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng.

Cơ quan quản lý nhà nước về hạt nhân của Ukraina nêu mối lo ngại lớn là nếu giao tranh làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cho Zaporizhzhia, nhà máy sẽ buộc phải sử dụng các máy phát điện diesel kém tin cậy hơn để cung cấp năng lượng khẩn cấp cho các hệ thống làm mát đang vận hành. Sự cố của các hệ thống này có thể dẫn đến thảm họa tương tự như ở nhà máy Fukushima của Nhật Bản, khi trận động đất và sóng thần lớn năm 2011 phá hủy hệ thống làm mát, gây ra sự cố tan chảy với 3 lò phản ứng.

“Nếu có một vụ nổ xảy ra, đó là dấu chấm hết cho tất cả mọi người. Dấu chấm hết cho Châu Âu" - Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky từng cảnh báo về giao tranh gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.

Video liên quan

Chủ Đề