Nợ đã bán cho vamc là gì

VAMC là doanh nghiệp đặc thù, có hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, trực thuộc Ngân hàng nhà nước. Hàng năm, nhà nước sẽ phê duyệt một mức quota [hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị] hoạch định về nợ xấu cho phép VAMC mua lại từ các tổ chức tín dụng.

Sàn giao dịch nợ VAMC có hoạt động trọng tâm là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên.

VAMC đã đưa chi nhánh sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động từ 15/10.

Tuy mới mẻ nhưng sàn giao dịch nợ VAMC được kỳ vọng sẽ hữu ích trong nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn cả thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng bởi đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

Khi có hàng hóa, sàn giao dịch nợ sẽ rà soát, đánh giá lại về thông tin khoản nợ để cung cấp các dịch vụ liên quan như tư vấn hồ sơ, hợp đồng, thủ tục mua/bán. Sàn giao dịch nợ cũng có thể tư vấn cho khách hàng giải quyết nợ xấu bằng cách tái cấu trúc khoản nợ, giúp doanh nghiệp có nợ xấu phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn để tiếp tục trả nợ.

Thông qua việc sử dụng các chức năng tư vấn, môi giới, sàn giao dịch nợ VAMC sẽ hỗ trợ và kết nối người mua và người bán có nhu cầu thật sự để gặp nhau, thương thảo và đi đến hợp tác toàn diện để phục hồi sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Thành viên tham gia sàn bao gồm VAMC, các tổ chức tín dụng, các công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng và các công ty mua bán nợ trong nền kinh tế theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh các dịch vụ mua bán nợ như môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, hoạt động mua bán nợ, sàn giao dịch nợ và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt động mua bán nợ nếu đáp ứng được điều kiện của sàn.

Ngoài ra, sàn giao dịch nợ VAMC còn có sự tham gia của các đối tác trung gian như tổ chức thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức môi giới, tư vấn…

Nguồn hàng [nợ xấu] cung cấp cho thị trường được xác định từ hai nguồn chính. Nguồn đầu tiên là các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường. Nguồn thứ hai là từ tổ chức tín dụng và từ các công ty mua bán nợ của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, những khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC sẽ được xem xét cấp tín dụng mới, đồng thời được miễn, giảm lãi phạt, phí và lãi vay đã quá hạn thanh toán. Đồng thời, khách hàng được VAMC xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới các hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu đã mua.

Khách hàng cũng được VAMC xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính như: bảo lãnh vay vốn của TCTD; Đầu tư, cung cấp tài chính dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh và tạo nguồn để trả nợ.

Những khách hàng là doanh nghiệp có khả năng tái cơ cấu, có thể được VAMC góp vốn điều lệ, vốn cổ phần vào doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay nhiều TCTD đã chuyển nợ xấu thành vốn góp để cấu trúc lại sản xuất của khách hàng, tạo nguồn thu nợ và đã thu được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.

Ngoài ra, khách hàng còn được bảo vệ trong trường hợp điều chỉnh điều kiện bảo đảm của khoản nợ xấu. Trong hoạt động mua, bán nợ giữa VAMC và TCTD, toàn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ.

VAMC đang mạnh tay mua nợ xấu. Ảnh minh họa: Hồng Thúy

Đối với TCTD, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ giúp làm “sạch hóa” bảng cân đối kế toán của TCTD. Thay vì khi nợ xấu chuyển đến nhóm 5, TCTD phải trích lập đủ 100% dự phòng xử lý rủi ro theo quy định hiện hành, thì TCTD được kéo dài thời gian trích lập đến 5 năm khi bán nợ xấu cho VAMC. Đây là lợi ích lớn nhất mà TCTD có được khi bán nợ xấu cho VAMC.

Theo ông Hùng, với qui mô nợ xấu và thực lực của các TCTD hiện nay, phần lớn sẽ không đủ sức trích lập dự phòng nếu không được kéo dài thời gian trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Một lợi ích khác là TCTD có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để vay tái cấp vốn của NH Nhà nước, qua đó tạo nguồn kinh doanh. Nếu không bán nợ cho VAMC để sử dụng trái phiếu đặc biệt tạo nguồn cho vay, TCTD sẽ phải đọng vốn ở nợ xấu chưa thể thu hồi, điều này đồng nghĩa với việc TCTD sẽ không có nguồn cho vay và nền kinh tế sẽ khan vốn.

Ngoài ra, khi bán nợ cho VAMC, TCTD được hỗ trợ tích cực về pháp lý và nguồn lực trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ.

Nhìn chung, tới thực trạng nợ xấu hiện nay, quyết định lựa chọn bán nợ cho VAMC là phương án có lợi nhất. Tính đến ngày 13-11 vừa qua, VAMC đã mua được hơn 15.000 tỉ đồng nợ xấu từ các TCTD. Dự kiến đến cuối năm 2013, VAMC sẽ mua được 30.000 tỉ đồng nợ xấu, tương đương 20% nợ xấu hiện nay.

Chủ Đề