Nổ nhà máy hóa chất ở thiên tân năm 2024

Chính quyền Trung Quốc vừa ra lệnh sơ tán người dân trong bán kính 3km tính từ nơi diễn ra vụ nổ Thiên Tân vì quan ngại rò rỉ hóa chất.

Việc sơ tán diễn ra sau khi cảnh sát khẳng định hợp chất hóa học cực độc sodium cyanide được tìm thấy ở gần khu vực này.

Một người đàn ông đã được tìm thấy sống sót ở cách tâm vụ nổ 50m, Tân Hoa Xã cho biết.

85 người bị xác nhận đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vụ nổ ở cảng Thiên Tân, Trung Quốc, hôm 12/8, nhà chức trách cho biết.

Lửa vẫn cháy âm ỉ tại khu vực hiện trường ngày thứ Bảy. Tân Hoa Xã cho biết một số xe ô tô tại khu vực này đã ‘phát nổ lần nữa’.

Các chuyên gia hóa học và sinh học từ quân đội đang có mặt tại hiện trường, báo này tường thuật.

Nhân dân Nhật báo viết trên Twitter rằng các chuyên gia này được phái đến xử lý sodium cyanide có độc tính cao đã được tìm thấy ở đó.

Phát hiện này đã được cảnh sát xác nhận ‘ở phía đông của khu vực diễn ra vụ nổ’ trong khu công nghiệp, Nhân dân Nhật báo cho biết thêm.

Trước đó, các quan chức chỉ khẳng định hiện trường rò rỉ các chất calcium carbide, potassium nitrate và sodium nitrate. Calcium carbide phản ứng với nước để tạo ra khí acetylene gây nổ.

Các quan chức đến nay vẫn khẳng định rằng mức độ không khí và chất lượng nước tại khu vực này an toàn.

TP - Lúc 14 giờ 48 phút ngày 21/3, đã xảy ra vụ nổ kinh hoàng tại Công ty hữu hạn hóa chất Thiên Gia Nghi sản xuất thuốc trừ sâu trong Khu công nghiệp Trần Gia Cảng, thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô [Trung Quốc] gây cháy lan và thiệt hại nặng cho 16 nhà máy và các nhà dân, trường học xung quanh.

Theo thống kê đến sáng 23/3 đã có 62 người bị chết, 28 người mất tích, 640 người bị thương đang điều trị trong các bệnh viện. Số người chết có thể còn tăng vì ngoài 28 người được cho là mất tích, còn có 60 người bị thương nặng và 34 người trong tình trạng nguy kịch. Cơ quan có trách nhiệm cho biết lượng chất gây ung thư trong không khí và nguồn nước hiện đều đã vượt mức cho phép, có nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường. Các trường trung học, tiểu học và nhà trẻ đều đã đóng cửa. Quốc Vụ viện Trung Quốc đã thành lập Tổ điều tra sự cố cháy nổ đặc biệt nghiêm trọng để tiến hành điều tra, 2 người phụ trách chính đã bị bắt.

Cơ quan bảo vệ môi trường thông báo, lượng Benzen, Toulen [còn gọi là Metylbenzen hay Phenylmetan] và Xylen [Dimethylbenzene] đã dần trở lại mức bình thường; nhưng các chất độc gây ung thư khác hiện rất cao, như: Ethylene dichloride và Diclomethane [hay mêtylen clorua] trong nước sông gần đó cao gấp 2,8 và 8,4 lần mức cho phép, nồng độ Anilin [Phenyl amin hay Amino benzen] và Nitrobenzen trong nước sông cao gấp 39 và 34 lần, lượng khí độc Dioxit Silic và Oxit Nito trong không khí vượt ngưỡng cho phép 57 và 348 lần, rất có hại đến hệ thống hô hấp, có thể gây ngừng thở nếu hít phải quá nhiều.

Ủy ban Y tế và sức khỏe quốc gia ngày 22/3 đã cử 3 đoàn chuyên gia cấp quốc gia về địa phương chỉ đạo công tác cấp cứu y tế và giải quyết hậu quả. Văn phòng ứng cứu y tế khẩn cấp quốc gia và Ủy ban y tế & sức khỏe tỉnh Giang Tô đã đưa nhiều chuyên gia tới hiện trường chi viện, tiến hành phong tỏa các kênh mương, đường ống để ngăn chặn dòng nước bị ô nhiễm chảy xuống sông. Để đảm bảo an toàn, hơn 3 ngàn công nhân các nhà máy và hàng ngàn cư dân khu vực xung quanh đã được di dời. Hình ảnh video cho thấy, lúc đầu có một đám cháy với ngọn lửa bốc cao, sau đó là một vụ nổ khủng khiếp với chấn động được ghi nhận tới 3 độ Richter và quả cầu lửa khổng lồ và khói đen mù mịt.

Về nguyên nhân vụ nổ, Tài Tân cho biết có nhân chứng sống sót kể lại anh ta chứng kiến chiếc xe chở ga bị cháy dẫn đến bồn lớn chứa Benzen phát nổ, nhưng chưa được chính thức xác nhận; phía cơ quan cảnh sát chữa cháy cho rằng có thể khí Benzen rò rỉ đã gây nổ; cũng có chuyên gia môi trường phán đoán có thể do quá trình thao tác không đúng, gây tắc đường ống dẫn Benzen gây nên cháy nổ... Chu Mẫn [đã đổi tên] – nhân viên phòng Tổng khống chế nói với phóng viên: vụ nổ là do khí ga trong nhà máy; “trước đây sử dụng củi rơm để đốt, do ô nhiễm khói nên từ năm kia chuyển sang dùng khí ga”.

Hiện trưởng vụ nổ

Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, các ông Trương Cần Nhạc, Tổng giám đốc và Nghê Thành Lương, cổ đông chính của Công ty hóa chất Thiên Gia Nghi đã bị bắt để điều tra. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chỉ thị: phải dốc toàn lực cứu hộ, tìm cứu những người còn mắc kẹt, tăng cường giám sát dự báo, đề phòng ô nhiễm môi trường, phòng ngừa thảm họa nảy sinh tiếp theo...

Trang tin Đông Phương cho biết, vụ nổ gây nên thương vong nặng nề do khu dân cư gần nhất chỉ cách nhà máy hóa chất 500m, nhà trẻ chỉ cách 1.100m, khu vực lân cận có nhiều trường trung học và tiểu học. Vụ nổ lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tính an toàn của các nhà máy hóa chất, làm dấy lên làn sóng trên mạng yêu cầu di dời các nhà máy hóa chất cách xa các khu vực nội thành.

Theo số liệu của chính phủ thì từ 2016 đến 2018, cả nước Trung Quốc đã xảy ra 620 sự cố tại các nhà máy hóa chất, làm chết 728 người; trước đó ngày 2/8/2014 xảy ra vụ nổ tại Nhà máy luyện kim Trung Vinh ờ Côn Sơn, Giang Tô làm 146 người chết, 91 bị thương; đặc biệt ngày 12/8/2015 đã xảy ra vụ nổ cực lớn ở cảng Thiên Tân khiến 165 người chết, 8 người mất tích, 789 người bị thương, thiệt hại kinh tế trực tiếp 6,87 tỷ NDT. Vụ nổ Thiên Tân khi đó cũng để lại một hố khổng lồ tương tự vụ nổ tại Công ty Thiên Gia Nghi lần này.

Công ty Thiên Gia Nghi có vấn đề lớn về vấn đề bảo vệ môi trường, chỉ trong vòng 2 năm từ tháng 7/2016 đến 8/2018 đã bị phạt tới 7 lần với mức hàng triệu Nhân dân tệ. Tân Kinh báo cho biết, hồi tháng 2 năm nay công ty Thiên Gia Nghi đã bị Tổng cục Quản lý giám sát an toàn quốc gia phê bình đích danh về “có ẩn họa về an toàn”.

Tại Khu công nghiệp hóa chất Trần Gia Cảng, nơi có Công ty hóa chất sản xuất thuốc trừ sâu Thiên Gia Nghi bị nổ hôm 21/3, hồi tháng 11/2007 cũng đã xảy ra vụ nổ hóa chất. Khi đó dân địa phương cho biết rất nhiều người chết, nhưng thông báo chính thức chỉ nói chết 8 người.

Có báo nói chính quyền vì giữ ổn định đã ra sức phong tỏa tin tức, cấm phóng viên đến lấy tin, thậm chí bắt dân chúng hô khẩu hiệu “Thà chết vì trúng độc chứ không muốn chết vì nghèo”. Hồi tháng 12 năm đó, một tài liệu của cơ quan tuyên truyền huyện đã bị đưa lên mạng, trong đó tổng kết việc thành công trong giám sát các nhà báo, cấm họ chụp ảnh, yêu cầu dân chúng không trả lời phỏng vấn, kết quả đã ngăn chặn thành công 69 nhà báo của 21 cơ quan báo chí. Lần này, theo Đông Phương, cơ quan hữu trách của chính quyền đã sử dụng thiết bị gây nhiễu để bắn hạ và phá hủy một số drone, flycam của các nhà báo sử dụng để ghi hình khu vực cháy nổ.

Chủ Đề