Nông nghiệp Việt Nam đứng thứ máy

Nông nghiệp tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam

[ĐCSVN]- Hiệu quả của quá trình cơ cấu lại đã khẳng định nông nghiệp tiếp tục là thế mạnh của nước ta, với việc hình thành nhiều vùng nông nghiệp đặc thù theo chức năng: Nông nghiệp sạch, an toàn, nông nghiệp ven đô, nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu...

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta 10 năm qua được tiến hành theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường, chuyển từ lúa sang cây ăn quả, rau; cơ cấu thủy sản tăng nhanh, nông nghiệp giảm; phát triển mạnh các chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến quy mô lớn, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa.

Nông nghiệp Việt Nam hiện đang tái cơ cấu theo hướngứng dụng công nghệ cao,thông minh.

Đến nay, các địa phương đã tập trung đầu tư và phát triển trên 27 nghìn mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, trên 1.600 chuỗi nông sản an toàn, trên 3.200 điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi với sự tham gia của một số tập đoàn lớn như Dabaco, Ba Huân, Saigon Coop…

Nhiều địa phương như Sơn La, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu…đã tạo cơ chế, huy động doanh nghiệp đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại, gắn với nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có vị thế cao trong vùng và trên thế giới như tôm, cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long; cà phê, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được nhiều doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nuôi cá bằng phương pháp sông trong ao tại Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên; mô hình trồng rau theo công nghệ tưới tiết kiệm của Israel tại nhiều tỉnh.

Do trình độ canh tác ngày càng hoàn thiện nên năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao rõ rệt. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng mạnh, bình quân cả nước năm 2019 đạt 95,4 triệu đồng/ha đất trồng trọt, tăng 68% so với giá trị sản xuất đạt được năm 2010 là 54,6 triệu đồng/ha.

Một số địa phương đạt giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích rất cao như tại Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 502 triệu đồng/ha, Hà Nội đạt 259 triệu đồng/ha, Đồng Nai đạt gần 223 triệu đồng/ha, An Giang đạt 173 triệu đồng/ha.

Anh ninh lương thực quốc gia được đảm bảo vững chắc, xuất khẩu tăng nhanh và từng bước khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong 9 năm [giai đoạn 2010 - 2018] đạt 269 tỷ USD [bình quân 30 tỷ/năm], tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8,3%/năm. Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2019 đạt trên 41,3 tỷ USD, khẳng định vị thế của Việt Nam trong top 15 của thế giới và đứng thứ 2 trong khối ASEAN.

Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia khẳng định, tuy tỷ trọng nông nghiệp trong kinh tế cả nước và kinh tế nông thôn giảm mạnh xuống dưới 14% nhưng nông nghiệp vẫn tiếp tục là thế mạnh của Việt Nam. Nền nông nghiệp nước ta đang hình thành nhiều vùng đặc thù theo chức năng: Nông nghiệp sạch, an toàn, nông nghiệp ven đô, nông nghiệp quy mô lớn sản xuất hàng hóa, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng tới thông minh.

Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia là phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu, chú trọng khait thác lợi thế của mỗi vùng, miền.

Giải pháp để thực hiện định hướng này là thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, gắn với các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với áp dụng các quy trình kỹ thuật chuẩn và cấp mã vùng sản xuất.

Phát huy lợi thế tài nguyên biển để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản theo hướng hiệu quả, bền vững.

Thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn, lĩnh vực chế biến nông sản và lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo nhiều việc làm. Hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản./.

Bài, ảnh: Phương Liên

Ảnh minh hoạ

Nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch

Từ việc chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành sản xuất, năm 2021, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu phát triển đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Về lĩnh vực trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi hiệu quả hơn. Ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng chủ lực; tập trung cải tạo cơ cấu giống, kiểm soát, nâng tỉ lệ sử dụng các giống mới, chất lượng cao. Điển hình như sản xuất lúa đã đạt sản lượng đến 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỉ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021. Rau màu có diện tích khoảng 1,12 triệu ha; sản lượng đạt 18,6 triệu tấn, tăng 325.500 tấn so với năm 2020…

Trong lĩnh vực thủy sản, đã đẩy nhanh phát triển bền vững cả nuôi trồng và khai thác. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn, tăng 0,9%, nuôi trồng 4,8 triệu tấn, tăng 1,1%.

Đối với lâm nghiệp, tiếp tục thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, trọng tâm là Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; diện tích rừng trồng mới tập trung 278.000 ha và 120 triệu cây phân tán; thu dịch vụ môi trường rừng trên 3.100 tỷ đồng.

Việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Đồng thời, tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành… với các giải pháp đồng bộ, đã tạo đà duy trì tốc độ tăng trưởng GDP với mức tăng 2,85% trên hầu hết các lĩnh vực.

Đặc biệt, thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt mức cao kỷ lục, trên 48,6 tỷ USD. Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD [gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo, cao su].

Theo Bộ NN&PTNT, tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã [HTX] theo chuỗi được triển khai nhân rộng. Năm 2021, thành lập mới 1.250 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 78 liên hiệp HTX nông nghiệp, 19.100 HTX nông nghiệp; thành lập mới và trở lại hoạt động 1.640 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 14.000 doanh nghiệp nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy cả 3 trục sản phẩm, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” [OCOP] tập trung thực hiện kết hợp tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống với ứng dụng khoa học-công nghệ, tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, chất lượng; đến hết năm 2021, phân hạng và công nhận 5.320 sản phẩm OCOP, tăng 1,66 lần so với năm 2020.

Năm 2021, đã nghiệm thu và công bố, công nhận 54 giống cây trồng, vật nuôi; 80 tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình kỹ thuật mới; ban hành, công bố 9 Quy chuẩn Việt Nam [QCVN], 106 Tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN] và lũy kế đến nay, có 1.220 TCVN và 232 QCVN.

Cùng với đó, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [NTM] tiếp tục phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Hết năm 2021, có 5.614 xã [68,2%] đạt chuẩn NTM, bình quân đạt 17 tiêu chí/xã; có 213 đơn vị cấp huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có thêm 3 tỉnh, thành phố với 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM [Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương], đang hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ công nhận cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hóa, đồng bộ, nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất, đời sống dân sinh, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm 2021, tỉ lệ giải ngân khá, đạt 86,7%, hoàn thành 246/288 dự án triển khai trong kế hoạch trung hạn 2016-2020.

Ngoài ra, toàn ngành đã thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực NN&PTNT. Năm 2021, đã hoàn thành rà soát 443 văn bản, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế 96 văn bản; kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn do tác động của dịch bệnh COVID-19. 

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp; là năm tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Toàn ngành sẽ tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới nhằm hướng tới xây dựng nền “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Bộ NN&PTNT cho biết để đạt được những mục tiêu đề ra trong năm 2022, toàn ngành tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Theo đó, tập trung t

riển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chiến lược trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2030. 

Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường trên cơ sở bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. Giải quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của EC trong khai thác hải sản.

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng; tăng cường quản lý tài nguyên, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, bảo vệ tốt và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Chú trọng phát triển thủy lợi và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số... Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải, sản xuất nguyên liệu đầu vào các ngành hàng nông nghiệp.

Tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính quản lý ngành nông nghiệp và tổ chức sự nghiệp công lập từ Trung ương tới địa phương tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Đỗ Hương


Video liên quan

Chủ Đề