Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, lượng phân bón sử dụng trung bình ở khu vực ĐBSCL là 1.071 kg/hecta gieo trồng, cao hơn 42% so với trung bình cả nước. Bên cạnh đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình là gần 6,3 kg/hecta gieo trồng, cao hơn 40% so với trung bình cả nước; lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng cao hơn 72% so với trung bình toàn quốc… Thực trạng này đang khiến vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm này phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm đất, nước… làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, cây rau màu là lợi thế rất lớn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lại có rất ít các nghiên cứu, điều tra và thống kê.

 Phát triển một nền nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi hướng đến giá trị cao và bền vững là mục tiêu mà ngành Nông nghiệp đang hướng đến

“Đề nghị lãnh đạo Bộ cho phép Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt hoặc Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản có đánh giá chi tiết và cụ thể hơn nữa việc sử dụng các vật tư nông nghiệp cho sản phẩm rau. Chúng ta không chỉ đánh giá về các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn đánh giá cả việc cần phải tiết kiệm trong sử dụng hơn nữa, cần minh bạch và có sự bền vững trong sản xuất”, ông Lê Thanh Tùng nêu rõ.

Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, để tiết giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cần tổ chức tập huấn cho cả nông dân và đại lý bán hàng về kiến thức liên quan đến sử dụng hợp lý và hiệu quả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó, nhân rộng có các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ thực chất, sáng tạo để nông dân có thể học tập, dễ áp dụng.

“Làm sao có những mô hình sử dụng thực chất về phân bón hữu cơ, điều này có thể nông dân tự sáng tạo hay tập huấn của doanh nghiệp, lực lượng khuyến nông. Bên cạnh đó, áp dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nghiên cứu việc bổ sung phân bón hóa học qua các hệ thống tưới tiên tiến để giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo được năng suất và sản lượng”, ông Võ Quan Huy nói.

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Bạch Tuyết, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam nêu ý kiến: “Vấn đề thuốc bảo vệ thực vật là liên quan đến môi trường mà việc này không phải chỉ của riêng Việt Nam mà cả toàn cầu. Vì vậy, quan tâm đến chất lượng sản phẩm phải là vấn đề hàng đầu. Làm thế nào đưa đến bà con nông dân ra sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, tạo điều kiện cho bà con nông dân và đấy là mục tiêu định hướng tương lai mà doanh nghiệp đã và đang hướng tới”.

Từ thực tiễn triển khai với hàng trăm mô hình liên kết hữu cơ trong sản xuất lúa và chăn nuôi, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm đề xuất, đã đến lúc cần có chủ trương trúng và đúng khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, qua đó chuyển đổi tư duy từ số lượng sang chất lượng, giảm việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật.

“Hiện nay, các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ sử dụng rất nhiều phân hữu cơ vi sinh nhưng ở Nam Trung bộ và ĐBSCL thì lượng sử dụng còn hạn chế. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp có thể sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đáp ứng được nhu cầu nhưng khó khăn vẫn là khâu tiêu thụ. Cần có lộ trình, các chính sách cần ưu tiên tháo gỡ những vướng mắc, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, điều này không chỉ góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ mà còn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển”, ông Nguyễn Hồng Lam nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, phát triển một nền nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi hướng đến giá trị cao và bền vững là mục tiêu mà ngành Nông nghiệp đang hướng đến. Cùng với tiếp tục đổi mới hệ thống khuyến nông Nhà nước và khuyến nông doanh nghiệp để hiệu quả đạt cao hơn thì việc nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn thể hiện sự minh bạch, trách nhiệm và bền vững trong phát triển nông nghiệp cũng như thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu./.

[VOV1]

  • Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do Phó thủ tướng Lê Minh Khái làm tổ trưởng. Tổ...

  • Gần đây, hoạt động trao đổi, mua bán những tờ tiền có số seri đẹp bỗng rầm rộ trở lại. Dù vậy, theo giới sưu tầm tiền lâu năm, có nhiều rủi ro nếu không tìm...

  • Ngay trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ít doanh nghiệp bất động sản vẫn có động thái quyết liệt để tạo dựng niềm tin cho thị trường và khách...

  • Ngày 6-9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] thông tin, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 vừa qua, EVN đã bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định trên toàn hệ...

  • "Phải nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kịch bản để phục hồi và thúc đẩy kinh tế...

  • Theo Quyết định 1425/QĐ-TTg, Thủ tướng chỉ định cơ quan hải quan tham gia Ủy ban Hải quan, là cơ quan giải đáp thông tin liên quan Hải quan và thuận lợi hóa...

Thứ 3, 10/09/2019 | 08:39:24

21,106 lượt xem

Hóa chất bảo vệ thực vật [BVTV] đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đó là phòng, trừ dịch bệnh, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi đang gây ô nhiễm môi trường nước, đất, hệ sinh thái cũng như cuộc sống của chính con người.

Nông dân xã Vũ Lạc [thành phố Thái Bình] phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh liên tục gặt hái được những thành quả đáng khích lệ, cơ cấu cây trồng chuyển dần theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá thành; quy hoạch nhiều vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo năng suất, chất lượng cao, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân. Tuy nhiên, đằng sau những vụ mùa bội thu cũng đặt ra những lo ngại về việc quá lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV gây “bức tử” đồng ruộng. 

Thực tế hiện nay, việc lạm dụng thuốc BVTV ở hầu hết các loại cây trồng của người nông dân đang là hồi chuông báo động toàn thể cộng đồng. Nếu trước đây, thuốc chủ yếu sử dụng cho cây lúa thì ngày nay còn được sử dụng phổ biến trên cây rau và nhiều loại cây trồng khác. Việc xử lý bao bì chưa được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông dân quan tâm. Do đó, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến ô nhiễm chất thải từ thuốc BVTV, về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Với gần 79.000ha lúa, 36.000ha cây màu vụ đông và hàng nghìn héc-ta cây màu xuân, hè, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp trong tỉnh rất lớn. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận được xả thẳng ra môi trường thông qua hệ thống kênh, sông trục tiêu của hai hệ thống thủy lợi Bắc và Nam, gây ô nhiễm môi trường mặt nước, đất, không khí. 

Mặc dù những năm qua chính quyền các cấp, các đoàn thể cũng như những người làm công tác môi trường, nông nghiệp đã tích cực tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe, môi trường sống; và ai cũng biết, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người qua nhiều đường khác nhau như: ngấm vào nguồn nước, không khí, nhiễm vào thức ăn, đồ uống và vào cơ thể con người, vậy mà nhiều nông dân khi phun thuốc BVTV không mang đồ bảo hộ lao động, để thuốc chảy qua bình ngấm ướt da. Tình trạng vứt bao bì thuốc BVTV ngay tại ruộng lúa, bờ mương không chỉ ở một hay vài nơi mà ở đâu cũng có. Lượng thuốc BVTV sau khi sử dụng còn sót lại trong các bao bì, chai lọ đựng thuốc trong khi bao bì đựng thuốc BVTV rất khó phân hủy đã gây ô nhiễm môi trường.

Tận dụng thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, huyện Quỳnh Phụ đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, lựa chọn cây trồng và xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với diện tích 11.600ha trồng lúa và hàng nghìn héc-ta rau màu vụ xuân, hè, vụ đông, Quỳnh Phụ cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường từ thuốc BVTV. 

Ông Phạm Hồng Vương, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Nền kinh tế nông nghiệp của huyện đang chuyển dần sang nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao nhưng vẫn sử dụng thuốc BVTV rất nhiều; do đó, việc sử dụng bao gói thuốc BVTV cần được tăng cường ý thức, trách nhiệm của người nông dân; tăng cường hiệu lực về quản lý nhà nước một cách căn cơ, chặt chẽ... và không phải đụng đâu đốt đó hay chôn lấp không đúng quy định... Ý thức, trách nhiệm trước vấn đề ô nhiễm từ bao bì thuốc BVTV phải thực sự sâu sắc trong nhận thức, chuyển biến thành những hành động cụ thể đối với cả cộng đồng. Mặt khác, phải triển khai đồng bộ, thường xuyên; làm từng ngày chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”.

Để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải thuốc BVTV cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó ý thức sử dụng của người nông dân là quan trọng nhất. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn bà con nông dân sử dụng hiệu quả, các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền để người dân thấy tác hại của thuốc BVTV, từ đó sử dụng đúng cách, thu gom bao bì tiêu hủy đúng quy định.

Minh Nguyệt

Video liên quan

Chủ Đề