Ô nhiễm không khí ở việt nam 2023

Xây dựng kế hoạch năm tài chính 2023 - Dự án Giảm thiểu ô nhiễm

21/08/2022

    Ngày 18/8/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường phối hợp với Tổ chức Winrock International, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [USAID] tổ chức Hội thảo Xây dựng kế hoạch năm tài chính 2023 - Dự án Giảm thiểu ô nhiễm.

Quang cảnh Hội thảo

    Dự án Giảm thiểu ô nhiễm chính thứ được khởi động từ tháng 6/2021 do Tổng cục Môi trường làm chủ Dự án, đối tác thực hiện chính là Tổ chức Winrock International, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [USAID], có mục tiêu hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường tại các khu vực mục tiêu thông qua cách tiếp cận tác động tập thể. Đến nay, Dự án đã hoàn thành giai đoạn tìm hiểu với việc xây dựng các chủ đề ô nhiễm cần can thiệp và bắt đầu chuyển sang giai đoạn lập kế hoạch và tổ chức hoạt động. Về kết quả bước đầu, Dự án đã tổ chức được 14 cuộc họp với các tổ chức phi Chính phủ địa phương; 4 cuộc họp với khu vực tư nhân; 3 hội thảo tham vấn, 205 đại biểu; Phân tích tình hình kinh tế chính trị; Xác định được phạm vi của sáu sáng kiến tác động tập thể. Kết quả quan trọng nhất là xác định được các chủ đề ưu tiên: Quản lý chất thải rắn [Rác thải nhựa và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất [EPR]; Quản lý chất thải nhựa từ các cơ sở y tế]; Ô nhiễm không khí [Ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải; Ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt mở]; Không khí, nước [Giảm thiểu ô nhiễm từ các làng nghề]; Dữ liệu báo cáo [Nền tảng minh bạch Dữ liệu môi trường [TEDP]].

    Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức nhấn mạnh, vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lươc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân, công tác BVMT đã chuyển bị động sang ứng phó, sang chủ động phòng ngừa, bảo vệ và phục hồi. Hệ thống chính sách, pháp luật về BVMT đã được hoàn thiện, trong đó Luật BVMT năm 2020 với nhiều chính sách, giải pháp đột phá, đánh dấu giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong công tác BVMT, hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân. Bên cạnh những thành công đạt được, công tác BVMT nước ta vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm… Nhằm thúc đẩy các sáng kiến do địa phương dẫn dắt và nâng cao năng lực cho các đối tác và mạng lưới tại địa phương để giải quyết các thách thức về ô nhiễm môi trường sử dụng phương pháp tiếp cận tác động tập thể, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Tổ chức Winrock International, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [USAID] thực hiện Dự án Giảm thiểu ô nhiễm.

    Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức hy vọng thông qua Dự án này sẽ góp phần nâng cao năng lực của các tổ chức xương sống và các tác nhân địa phương để thúc đẩy các sáng kiến ​​tác động tập thể; Xác định được các cơ chế tài trợ bền vững để tăng cường hiệu quả lâu dài của các sáng kiến tác động tập thể. Đồng thời, xây dựng được các chính sách và hướng dẫn mới nhằm hỗ trợ Luật BVMT năm 2020 và tạo môi trường thuận lợi mạnh mẽ hơn để giải quyết các thách thức về ô nhiễm môi trường.

    Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về những hoạt động cần thực hiện trong năm tiêp theo, trong đó tập trung vào sáng kiến tác động tập thể “Doanh nghiệp, cộng đồng và người tiêu dùng tiên phong có trách nhiệm giảm thiểu rác thải nhựa ở Việt Nam”; Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa y tế…

Hương Đỗ

1. Hiện tượng ENSO
          Dự báo hiện tượng ENSO có khả năng sẽ tiếp tục duy trì trạng thái La Nina trong các tháng cuối năm 2022 sau đó trở lại pha trung tính với xác xuất 50-60%, khả năng La Nina kéo dài sang đầu năm 2023 là khoảng 20-30%.
2.Nhận định khí hậu khu vực Việt Nam
2.1. Nhận định diễn biến xu thế khí hậu nửa cuối năm 2022
- Xoáy thuận nhiệt đới và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
Từ nay đến tháng 01 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 09-11 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 04-06 cơn, ở mức  cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Đề phòng xảy ra bão dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.
Các tháng 8-9/2022, lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN. Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 8-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN. Từ tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn TBNN, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. Ngoài ra, cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.
- Nhiệt độ, nắng nóng và KKL:
Khu vực Bắc Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 ở xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Trung Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 ở xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 8-9/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,50C; từ tháng 10/2022-01/2023 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.
Nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ không gay gắt và kéo dài như năm 2021; trong tháng 8/2022 khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 370C với xác suất 70-80%.
KKL có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
- Lượng mưa:
+ Khu vực Bắc Bộ:
Tháng 8/2022, TLM tại Bắc Bộ cao hơn TBNN từ 5-10% với xác suất khoảng 50-60%; tháng 9/2022, TLM cao hơn TBNN từ 10-30% với xác suất khoảng 70-80%.
Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Bộ ở mức cao hơn TBNN từ 10-25% với xác suất khoảng 60-70%, riêng khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp hơn so với TBNN từ 5-15% với xác suất 60-70%.
Từ tháng 11/2022-01/2023, TLM tại Bắc Bộ ở mức thấp hơn so với TBNN từ 20-50% với xác suất khoảng 60-70%.
+ Khu vực Trung Bộ:
Tháng 8-9/2022, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%, riêng khu vực Thanh Hóa-Quảng Bình thấp hơn từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 10/2022, TLM ở Bắc Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 10-25% so với TBNN, khu vực Trung và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-60%, có nơi trên 70% với xác suất khoảng 70-90%.
Tháng 11/2022, tại Bắc Trung Bộ TLM phổ biến xấp xỉ TBNN với xác suất khoảng 60-70%, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, TLM phổ biến cao hơn từ 20-40%, có nơi trên 50% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 70-90%.
Tháng 12/2022, TLM phổ biến cao hơn TBNN từ 10-30%, riêng Bắc Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 10-20% với xác suất khoảng 60-80%.
+ Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ:
Tháng 8/2022, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%; tháng 9/2022, TLM xấp xỉ TBNN với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 10-11/2022, TLM tại Tây Nguyên phổ biến ở mức cao hơn từ 30-60%, trong đó tháng 10/2022 có nơi cao hơn trên 70%; tại Nam Bộ TLM cao hơn từ 10-20% so với TBNN với xác suất khoảng 60-70%.
Tháng 12/2022, TLM phổ biến cao hơn khoảng 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ với xác suất khoảng 60-70%.
2.2. Nhận định xu thế khí hậu từ tháng 01 đến tháng 6/2023
- Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực Việt Nam và các vùng lân cận có xu hướng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN trong thời kỳ tháng 01 đến tháng 3/2023 và có xu hướng cao hơn trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 6/2023 [Hình 7].
- Lượng mưa: Từ tháng 01 đến tháng 3/2023, lượng mưa tại khu vực Việt Nam và các vùng lân cận có xu hướng cao hơn TBNN cùng thời kỳ và từ tháng 4 đến tháng 6/2023 có xu hướng thấp hơn so với TBNN, riêng một số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ có khả năng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ [Hình 8].
- XTNĐ: Hoạt động của XTNĐ trên khu vực Biển Đông có xu hướng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ, lưu ý trong các tháng đầu năm 2023 [đặc biệt là tháng 01/2023] vẫn có khả năng xuất hiện XTNĐ trên khu vực Biển Đông, tuy nhiên khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta là không cao.

Tóm lại, trong nửa cuối năm 2022, XTNĐtrên khu vực Biển Đông có xu hướng xấp xỉ TBNN và ảnh hưởng đến nước ta ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ; nhiều khả năng XTNĐ sẽ hoạt động dồn dập trong các tháng cuối năm 2022 và có thể còn xuất hiện trong tháng 01/2023, vùng ảnh hưởng tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam. Từ tháng 8-10/2022 nhiệt độ trung bình trên cả nước có xu hướng cao hơn TBNN;các tháng của mùa Đông năm 2022-2023 nhiệt độ có xu hướng từ xấp xỉ đến thấp hơn so với TBNN. Từ tháng 01-3/2023 lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN trên toàn quốc, các tháng mùa khô đầu năm 2023 tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có thể xuất hiện các đợt mưa trái mùa. Từ tháng 4-6/2023 lượng mưa trên cả nước phổ biến có xu hướng thấp hơn TBNN.
Bản tin nhận định xu thế khí hậu tiếp theo được phát hành vào ngày 15 tháng 01 năm 2023.

Chủ Đề