Phản xạ hành hang là gì

Cột sống gồm 32 đốt sống nối ghép nhau tạo nên trục của thân mình. Các thành phần chính của đốt sống gồm có:

Thân đốt sống.

Bảng sống.

Các mấu gai, mấu khớp.

Chân cung [cuống].

Đĩa sống [đĩa đệm]

Để giữ vững cột sống có hệ thống các dây chằng

Dây dọc trước.

Dây dọc sau.

Dây chằng vàng.

Dây chằng liên gai. 

Cột sống chứa tuỷ sống [thần kinh trung ương] trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh [thần kinh ngoại biên] qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể [cảm giác, vận động, phản xạ…] ở các đốt sống thấp tuỷ sống không nằm cùng một bặc với đốt sống cùng tên.

Cột sống được chia làm 4 đoạn

Cổ [cervical: C].

Ngực, lưng [Thoracic: T; Dorsal: D].

Thắt lưng [Lumbar: L].

Cùng [Sacrum: S] và xương cụt [ Coccy: Co].

Các vận động cột sống gồm có

Cúi [gập trước].

Ngửa.

Xoay.

Gập bên [nghiêng].

Chấn thương làm gẫy cột sống thường thường gặp nhiều ở cổ và ngực - thắt lưng.

Khám lâm sàng và x quang cột sống

Việc khám cột sống cần thực hiện theo nguyên tắc

Theo trình tự nhất đinh: Nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống.

Khám hình thể cột sống.

Khám thần kinh.

Khám X quang cột sống.

Khám hình thể cột sống:

Nhìn thẳng:

Xác định trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 - giữa nếp lằn mông.

Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai chậu sau trên, bình thường là 2 đường thẳng.

Đánh giá sự cân bằng của 2 vai. Khi vẹo cột sống mất bù, vai sẽ lệch nhau.

Nhìn nghiêng: Khảo sát đường cong của cột sống, phát hiện gù cột sống.

Sờ:

Xác định các vị trí các đốt sống.

Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống.

Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng. 

Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau.

Khám vận động:

Động tác cúi.

Động tác ưỡn ngực

Động tác nghiêng.

Động tác xoay. 

Sờ nắn:

Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản xạ lên các gai sống: bình thường không đau. 

Dồn gõ:

Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau. 

Vận động:

Có 3 cặp vận động:

Cúi - ngửa.

Xoay [trái] – xoay [phải].

Gập bên [trái] - gập bên [phải].

Các chỉ số bình thường:

Cột sống cổ:

Cúi cổ: Cằm chạm ức [ khoảng 450].

ngửa cổ: Mắt nhìn thẳng trần nhà [ khoảng 450].

Gập bên [nghiêng]: Tai – vai [ khoảng 45 – 600].

Xoay [trái] – xoay [phải]: 450.

Cột sống lưng - thắt lưng:

Cúi: Đầu ngón tay chạm đất hoặc cách đất vài cm [ khoảng 90 độ]. Hình dạng cột sống đều hài hoà [trong viêm dính cột sống, cột sống thẳng đơ]. Hai nửa lống ngực cong đều, ngang bằng [ trong vẹo cột sống cấu trúc hai nửa này không cân xứng]

Gập bên [nghiêng trái và phải]: Hai tay giữ mào chậu cho khung chậu đứng thẳng, cho bệnh nhân nghiêng trái và nghiêng phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o

Xoay: Giữ khung chậu như trên và cho bệnh nhân xoay người sang trái và sang phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 450.

Khám cột sống ở tư thế nằm:

Nằm sấp:

Đặt bệnh nhân nằm sấp ngay ngắn trên giường phẳng, mặt úp xuống.

Kiểm tra các mốc xương và các tiêu chuẩn khám trong tư thế đứng.

Xác định lại trục cột sống [một số bệnh lý ở chi dưới làm lệch vẹo cột sống khi bệnh nhân đứng nhưng sẽ hết khi bệnh nhân nằm].

Tìm các điểm đau trên gai sống.

Sờ nắn các cơ cạnh cột sống, vuốt dọc các cơ này, bình thường cơ mềm mại, không đau, da không nổi đỏ [ khi có rối loạn dinh dưỡng, các cơ này co cứng, da nổi đỏ theo ngón tay khi vuốt]

Ấn khớp cùng chậu hai bên và tìm các điểm đau dọc đường đi của dây thần kinh toạ [thần kinh hông to]. Bình thường không đau.

Nằm ngửa:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn trên giường phẳng. Bình thường cột sống giảm độ cong sinh lý. Không thể đút lọt bàn tay dưới thắt lưng bệnh nhân [khi cột sống bị ưỡn quá mức sẽ đút lọt bàn tay dưới thắt lưng].

Chú ý:

Bệnh nhân bị chấn thương cột sống chỉ khám ở một tư thế nằm. Người khám phải dùng tay luồn dưới lưng bệnh nhân để tìm điểm đau, gù…

Các nghiệm pháp.

Đo chỉ số Schober:

Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu.

Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm [trong viêm dính cột sống độ chênh lệch này < 2 cm]

Nghiệm pháp Lasegue [straight leg raising test].

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng, cổ chân trung tính.

Người khám một tay cầm cổ chân bệnh nhân giơ cao dần chi dưới [gấp háng thụ động, tay kia đặt trước gối giữ ở tư thế duỗi thẳng. Nâng cao dần chi dưới đến khi háng gấp 90o, chân còn lại vẫn duỗi thẳng. Bình thường không đau.

Dấu hiệu dương tính khi háng gấp dưới 60o thì bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ hông, mông và mặt sau đùi. Dấu hiệu này gặp trong một số bệnh lý viêm nhiễm thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm các mỏm khớp cột sống, viêm khớp cùng chậu và gân các cơ sau đùi.

Khám thần kinh:

Khám vận động:

Nhớ các mốc chi phối vận động:

Gấp háng: tuỷ và rễ ở L1 và L2.

Gấp gối: L5 – S1.

Duỗi gối: L3 – L4.

Đánh giá cơ lực theo bảng:

Điểm

Mức độ

0

Không co cơ

1

Co cơ không phát sinh động tác

2

Co cơ thắng trọng lượng chi

3

Co cơ không thắng được sức cản

4

Co cơ

5

Vận động bình thường.

Khám cảm giác:

Dùng vật nhọn để khám cảm giác đau, viên đá để khám cảm giác nóng lạnh.

Các mốc cảm giác cần nhớ:

Ngang vú: T4

Ngang rốn: T 10

Mào chậu: T 12

Giữa đùi: L2

Mặt ngoài cẳng chân: L5

Mặt ngoài bàn chân: S1

Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel [1969]:

Loại

Chức năng

A

Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới mức thương tổn.

B

Còn cảm giác, mất vận động

C

Còn cảm giác, cơ lực chi đạt đến 2/5

D

Còn cảm giác, cơ lực chi đạt 3/5 ; 4/5

E

Vận động và cảm giác bình thường.

 Khám phản xạ:

Phản xạ hành hang.

Phản xạ cơ thắt.

Phản xạ gân xương. 

Các hội chứng tuỷ: tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều 2 bên.

Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận động nhưng vẫn còn cảm giác.

Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác.

Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác.

Khám X ray:

Chụp X ray quy ước: Đánh giá trên phim thẳng và nghiêng, xác định: khảo sát đường cong sinh lý cột sống, cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, trật đốt sống, vỡ các thành phần của đốt sống, vẹo cột sống.

Chụp tuỷ cản quang: Đánh giá chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.

Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá chính xác tổn thương xương.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: Đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phản xạ là một trong các chức năng của hệ thần kinh. Sự toàn vẹn của đáp ứng phản xạ là bằng chứng về tính nguyên vẹn của hệ thần kinh. Qua đó, khám phản xạ thần kinh là điều không thể thiếu trong tiếp nhận bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương thần kinh nói chung hay khám bệnh lý thần kinh nói riêng.

Khám phản xạ là phần khách quan nhất của kiểm tra thần kinh. Điều này rất hữu ích trong việc giúp xác định mức độ tổn thương của hệ thần kinh. Thậm chí, trong một số tình huống, phản xạ có thể là phần chính yếu của việc thăm khám, như ở bệnh nhân hôn mê.

Điều kiện để khám phản xạ một cách chuẩn xác, có giá trị là đòi hỏi sự hợp tác tối thiểu từ phía bệnh nhân và tạo ra phản ứng có thể được đánh giá khách quan bởi bác sĩ. Đồng thời, bác sĩ cần phải biết các phản xạ thường thực hiện nhất và các kết quả có thể nhận được. Tuy nhiên, việc giải thích các phản ứng của phản xạ đòi hỏi một số phân tích kỹ lưỡng, dựa trên giải phẫu và sinh lý chức năng.

Các nhóm phản xạ thường được thăm khám bao gồm:

  • Các phản xạ liên quan đến các dây thần kinh sọ như phản xạ ánh sáng đồng tử, phản xạ quai hàm
  • Các phản xạ cơ xương
  • Các phản xạ nông ngoài da

Tất cả các phản xạ nêu trên, dù ở mức độ đơn giản nhất, đều có cấu tạo từ một cung cảm biến. Trong đó, cung phản xạ đòi hỏi cần có tín hiệu cảm giác [hướng tâm] và tín hiệu vận động [ly tâm]. Trong khi các phản xạ đơn giản chỉ liên quan đến một khớp nối thần kinh trực tiếp giữa sợi cảm giác và sợi vận động, một số phản xạ có thể cần đến nhiều nơron liên kết.

2. Khám phản xạ gân cơ

Phản xạ gân cơ là một phản xạ đơn giản, với tế bào thần kinh nhận cảm có các kết nối trực tiếp với sợi trục trong cơ.

Khám phản xạ gân cơ nhị đầu

Phản xạ căng cơ bình thường dẫn đến sự co rút của cơ khi gân bị kéo căng một cách đột ngột. Kết quả được phân loại theo cách bán định lượng với mức độ đáp ứng của phản xạ gân sâu là từ 0 đến 4+. Kết quả 2+ là bình thường trong khi kết quả 0 là biểu thị không có phản hồi nào cả. 1+ hay 3+ cho biết kết quả phản xạ giảm hơn hay tăng hơn mức bình thường.

Cụ thể là kết quả 1+ có nghĩa là một phản xạ chậm chạp hoặc bị ức chế. Trong trường hợp này, bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng cung phản xạ, do khiếm khuyết bất kỳ thành phần nào hay con đường dẫn truyền bị trì trệ. Ngược lại, nếu các phản xạ nhanh hơn đáng kể so với thông thường được gọi là 3+ trong khi 4+ có nghĩa là phản xạ này rất hiếu động và có sự xuất hiện của rung giật tại chỗ. Đây là một phản ứng phản xạ lặp đi lặp lại và là biểu hiện của tổn thương hệ thống ức chế, kìm hãm.

Trong thực tế, bác sĩ khám khám phản xạ gân cơ bằng cách dùng búa gõ trên đầu các gân lớn như gân xương bánh chè, gót chân... Một cách để phản xạ dễ bộc lộ hơn là làm giảm sự chú ý của người bệnh vào thao tác khám bằng cách cho người bệnh đếm số ngược, kéo đối kháng hai bàn tay.

3. Khám phản xạ nông ngoài da

Phản xạ nông ngoài da là phản ứng đối với các kích thích trên da. Kết quả của phản xạ được phân loại đơn giản như có đáp ứng với kích thích hay không đáp ứng. Bên cạnh đó, các phản ứng trên da nhưng không đối xứng rõ ràng qua trục cơ thể thì cũng sẽ được coi là bất thường.

Cơ chế của các phản xạ này khá khác biệt so với các phản xạ căng cơ ở chỗ tín hiệu cảm giác không chỉ đến tủy sống mà còn phải liên kết qua nhiều tế bào trung gian để đến não. Sau đó, con đường đáp ứng lại phải xuống tủy sống để đến các tế bào thần kinh vận động. Như vậy, phản xạ nông ngoài da là một ví dụ cho phản xạ đa nơ-ron. Từ đó, bất kỳ tổn thương nào trong các thành phần này cũng đều gây ra kết quả bất thường trong cung phản xạ.

Một ví dụ cổ điển về phản xạ nông trên da là phản xạ da bụng. Bằng cách dùng vật đầu tù kích thích vào một phần tư bụng sẽ thấy sự co thắt của cơ bụng ở góc phần tư đó. Tương tự như vậy, sự kích thích và đáp ứng trên da cũng dễ dàng quan sát được khi sờ chạm vào da bìu, da vùng quanh hậu môn.

Vùng và hướng kích thích khi khám phản xạ da bụng và da bìu

Bản thân các dây thần kinh sọ cũng tạo thành các cung phản xạ với nhau. Trong đó, một dây đóng vai trò tiếp nhận kích thích, đưa tín hiệu và hệ thần kinh xử lý tại các nhân. Giữa các nhân xám của các dây thần kinh cũng có mối liên kết; theo đó, tín hiệu đáp ứng kích thích là tín hiệu vận động theo một dây sọ khác ra ngoài.

Tương tự như việc phân tích các cung phản xạ nêu trên, sự bất thường nào trong các thành phần hay có sự chèn ép con đường dẫn truyền đều dẫn tới những sai lệch trong đánh giá đáp ứng.

Một ví dụ phản xạ của dây thần kinh sọ cổ điển nhất là phản xạ ánh sáng thị giác với con đường nhận cảm là thị giác qua dây thần kinh sọ II và đáp ứng bằng dây sọ III. Để thực hiện phản xạ này, bác sĩ dùng đèn pin soi đồng tử chuyên dụng chiếu vào một bên mắt, đáp ứng kích thích bình thường là đồng tử mắt cùng bên sẽ co nhỏ lại. Khi ngưng kích thích, đồng tử sẽ giãn ra. Đây là phản xạ cơ bản trong đánh giá chức năng não bộ ban đầu ở bệnh nhân hôn mê.

5. Những yếu tố làm thay đổi đáp ứng với phản xạ

Các thay đổi đáp ứng của phản xạ là do các tổn thương hay thay đổi về mặt sinh lý hoặc thực thể trên các thành phần tạo nên cung phản xạ. Theo đó, khi phân tích kết quả thu nhận được sau khi tạo kích thích và để đặt mục tiêu suy luận bệnh lý, vị trí tổn thương, bác sĩ cần nắm rõ các thành phần có liên quan đến rối loạn chức năng ở các cấp độ khác nhau của hệ thống thần kinh.

  • Cơ bắp: Phản xạ căng cơ bị suy giảm nếu sức cơ giảm
  • Khớp nối thần kinh cơ: Phản xạ căng cơ bị suy giảm nếu mất sự liên kết trong khớp nối thần kinh cơ, khiến cho tín hiệu bị cắt đứt
  • Thần kinh ngoại biên: Phản xạ giảm hay không đối xứng có thể do tổn thương thần kinh ngoại biên ở đầu tận thần kinh bên ngoài.
  • Rễ thần kinh: Thành phần của các cung phản xạ có sự tham gia của rễ thần kinh vận động và cảm giác. Nếu rễ thần kinh bị chèn ép do ngoại lực, sự dẫn truyền tín hiệu cũng bị suy giảm. Tuy nhiên, các phản xạ nông ngoài da thường khó nhận thấy sự bất thường do có sự chồng chéo giữa các rễ thần kinh.
  • Tủy sống và thân não: Nhất là đối với các phản xạ đa nơ-ron, tủy sống và thân não là nơi chứa các nơ-ron đóng vai trò liên kết giữa nơ-ron hướng tâm và nơ-ron ly tâm.

Đáp ứng của cung phản xạ với kỹ thuật khám phản xạ thần kinh

  • Tiểu não: Nơi đây có chức năng kiểm soát các phản xạ đáp ứng thăng bằng. Tổn thương tiểu não khiến cơ thể không thể đáp ứng với những thay đổi vị trí trong không gian.
  • Hạch nền [nhân xám]: Đây là đầu tận của các sợi thần kinh sọ trong phản xạ thần kinh sọ. Sự liên kết bằng các nơ-ron trung gian giữa hai hạch nền của hai sợi thần kinh hướng tâm và ly tâm cũng là một thành phần không thể thiếu của một cung phản xạ toàn vẹn.
  • Vỏ não: Đây là nơi thực hiện các hoạt động não trung ương của hệ động vật bậc cao và con người, bao gồm cảm xúc, thái độ và trí nhớ. Theo đó, nếu vỏ não tổn thương sẽ gây ra các phản xạ không thích đáng trong tâm lý - tâm thần.

Tóm lại, dấu hiệu của phản xạ là một bằng chứng khách quan của sự toàn vẹn về chức năng hay cấu trúc của một cung phản xạ. Theo đó, mọi nhân viên y tế điều cần biết khám phản xạ thần kinh từ mức độ đơn giản nhất như phản xạ đồng tử trong đánh giá tổn thương sọ não hay phân tích vị trí tổn thương trong cung phản xạ nhằm biện luận các bệnh lý thần kinh chuyên sâu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Đau nửa đầu kéo dài có nguy hiểm?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề