Phi công lái máy bay tiếng Anh là gì

PHI CÔNG TRẺ LÀ GÌ? MÁY BAY BÀ GIÀ LÀ GÌ?                             by Nguyễn Phước Vĩnh Cố                12-10-2018

LÝ THUYẾT DỊCH [ THE THEORY OF TRANSLATION] & DỊCH CÂU 'PHI CÔNG TRẺ LÁI MÁY BAY BÀ GIÀ, TRÂU GIÀ GẶM CỎ NON SANG TIẾNG ANH [HOW TO TRANSLATE 'PHI CÔNG TRẺ LÁI MÁY BAY BÀ GIÀ, TRÂU GIÀ GẶM CỎ NON INTO ENGLISH?

Trước hết, phải khẳng định rằng 'câu hỏi' cho ta một 'vấn đề' trong dịch bởi vì ở đây phải hiểu được 'phi công' là gì? 'máy bay bà già' là gì" & tại sao 'lái" và ở ngôn ngữ dịch [tiếng Anh] có những từ ngữ tương đương như thế không?

PHI CÔNG TRẺ LÀ GÌ? MÁY BAY BÀ GIÀ LÀ GÌ?

Ít ai biết được 'máy bay bà già/đầm già' là tên một loại máy bay có tên L19 [từ tắt 'L' là do từ liaison /liˈeɪz[ə]n/ có nghĩa là sự liên lạc mà quân đội Mỹ dùng để thám thính trong chiến tranh Việt nam.

PETER NEWMARK & VẤN ĐỀ VỀ DỊCH THUẬT

Theo Peter Newmark, một nhà lý thuyết dịch nổi tiếng trong lĩnh vực tiếng Anh thì 'Không có vấn đề thì không có lý thuyết dịch' [No problem, no theory of translation] và lý thuyết dịch , theo ông, là trước hết 'phải nhận diện & làm rõ vấn đề; thứ đến, 'chỉ ra các nhân tố phải được xem xét để giải quyết vấn đề đó và liệt kê các phương thức dịch có thể áp dụng và cuối cùng đưa ra một phương thức dịch phù hợp nhất và một bản dịch đúng'

CÂU 'PHI CÔNG TRẺ LÁI MÁY BAY BÀ GIÀ & PHƯƠNG THỨC DỊCH CỦA VINAY & DARBELNET

Vinay & Darbelnet có đưa ra 6 phương thức dịch mà trong đó có 2 phương thức có thể áp dụng dịch câu trên:

1. Phương thức dịch thoát [Adaptation]
2. Phương thức tương đương [Equivalence]

- DỊCH THOÁT [ADAPTATION]:

Chỉ một tình huống trong văn hóa gốc [ở đây là tiếng Việt] không tồn tại trong văn hóa dịch [ở đây là tiếng Anh] vì vậy phải tìm một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch. Theo nghĩa của câu nói trên 'Phi công trẻ lái máy bay bà già' có nghĩa là 'thanh niên trẻ yêu/ hẹn hò một người phụ nữ lớn tuổi hơn mình' thì câu dịch theo phương thức này sẽ là:

- A younger man loves/dates an older woman/lady.

- DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG [EQUIVALENCE]:

Phương thức này chỉ trường hợp cả 2 ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc, phong cách/văn phong khác nhau. Trong tiếng Anh người phụ nữ lớn tuổi yêu một chàng trai trẻ được gọi là cougar /ˈkuːɡə[r]/ và chàng trai trẻ đó lại được gọi là cub/kʌb/ /boy toy nếu theo phương thức này thì câu dịch sẽ là:

- A cougar loves/dates a cub/ boy toy.

TRÂU GIÀ ƯA GẶM CỎ NON & PHƯƠNG THỨC DỊCH CỦA VINAY & DARBELNET

Ta cũng có thể áp dụng 2 phương thức của Vinay & Darbelnet nói trên để dịch câu Trâu già ưa gặm cỏ non. Theo nghĩa của câu nói trên 'Trâu già ưa gặm cỏ non' có nghĩa là 'một người đàn ông lớn tuổi yêu/ hẹn hò một cô gái nhỏ tuổi, [trẻ] hơn mình' thì câu dịch theo phương thức dịch thoát [adaptation] sẽ là:

- An old[er] man loves/dates a young little/younger girl.

Ở phương thức dịch tương đương [equivalence] trong tiếng Anh người đàn ônglớn tuổi yêu một cô gái trẻ được gọi là manther /mænθər/ và cô gái trẻ đó lại được gọi là gerbil /ˈdʒəːbɪl/ nếu theo phương thức này thì câu dịch sẽ là:

- A manther loves/dates a gerbil.

Thầy Nguyễn Phước Vĩnh Cố

Nhóm Nghiên cứu ngôn ngữ, Văn Hóa và Dịch thuật

Chủ Đề