Phổ điểm môn toán 2023

Sáng nay 24/06, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023.

Theo đó, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP. Hồ Chí Minh năm nay có 93.981 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó có 93.277 thí sinh tham gia dự thi. Năm học 2022 - 2023, tổng cộng 114 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố tuyển 72.784 học sinh vào lớp 10 công lập.

Với 93.277 thí sinh tham gia dự thi, kết quả cho thấy có 72 thí sinh đạt từ 28 điểm trở lên; 509 thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên. Trong nhóm này, nhiều thí sinh không dự thi chuyên.

Trong hình là thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 tại điểm thi THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, ngày 11/06. Ảnh Mạnh Tùng.

Cụ thể, về tổng quan điểm thi lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh năm 2022 như sau:

Đểm thi lớp 10 môn Ngữ văn: điểm cao nhất là 9,5 điểm. Có 5 thí sinh được 9,5 điểm môn Ngữ văn. Trong khi đó, có 504 thí sinh đạt điểm từ 9 trở lên.

Điểm thi lớp 10 môn Toán: có 190 đạt điểm 10 tuyệt đối. Có 1612 thí sinh đạt từ điểm 9 trở lên.

Điểm thi lớp 10 môn Ngoại ngữ: có 478 điểm 10 tuyệt đối. Có 7487 thí sinh có điểm từ 9 trở lên.

Đặc biệt môn Chuyên có 6 thí sinh đạt điểm 10.

Nếu không tính điểm ưu tiên và môn chuyên, có 2 thí sinh cùng có điểm xét tuyển đạt 29 - đây là điểm thi cao nhất được ghi nhận tại kỳ thi này.

Thí sinh Trần Hồ An Nhiên [số báo danh 911xx] đạt 9 điểm môn Ngữ văn; 10 điểm môn Ngoại ngữ; 10 điểm môn Toán. Điểm thi vào trường chuyên của thí sinh này đạt 9,25 điểm môn chuyên.

Thí sinh Phạm Nguyễn Gia Bảo [số báo danh 901xx] đạt 9 điểm môn Ngữ văn; 10 điểm môn Ngoại ngữ; 10 điểm môn Toán. Ngoài ra, thí sinh này cũng đăng ký dự thi vào trường chuyên và đạt 7 điểm môn chuyên.

Thí sinh tra cứu điểm thi tại địa chỉ //diemthi.hcm.edu.vn/

Sau khi biết điểm thi, thí sinh có nguyện vọng nộp đơn phúc khảo sẽ thực hiện từ ngày 24/6 đến 16h chiều 25/6; kết quả chấm phúc khảo được công bố ngày 02/07.

Điểm chuẩn tuyển sinh THPT chuyên, tích hợp và kết quả tuyển thẳng dự kiến sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh công bố vào ngày 27/06. Trong thời gian từ ngày 27/06 đến 01/07, thí sinh trúng tuyển THPT chuyên, tích hợp và diện tuyển thẳng nộp hồ sơ nhập học tại trường đã trúng tuyển. Sở Giáo dục và Đào tạo lưu ý, sau 16h ngày 01/07, thí sinh không nộp hồ sơ nhập học thì trường sẽ xóa tên trong danh sách trúng tuyển.

Ngày 11/07, Sở công bố điểm chuẩn lớp 10 thường và danh sách thí sinh trúng tuyển trường THPT công lập.

Năm nay, điểm mới của kỳ thi là điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT công lập =  Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môm Toán + Điểm ưu tiên [nếu có].

Nguyễn Tùng

Nhiều giáo viên cho rằng đề thi môn toán trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội vừa diễn ra sáng nay 19.6 có cấu trúc quen thuộc, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm.

Tổ giáo viên toán của hệ thống Giáo dục Học Mãi cho rằng: "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán của Hà Nội năm học 2022 - 2023 vẫn giữ được tính ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây. Bên cạnh đó, đề vẫn có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh".

Thí sinh trong buổi thi môn toán

chu NGỌC THẮNG

Cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã rất quen thuộc nhằm tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho các thí sinh.

Tuy nhiên, số lượng các ý của một số bài toán lớn trong đề thi đã được tăng lên cho phù hợp với thời gian làm bài thi [tăng thời gian làm bài từ 90 phút lên 120 phút] và điều này tương đồng với đề thi năm 2020.

Cụ thể như sau:

Bài 1: so với đề thi năm 2021-2022, đề thi năm 2022- 2023 đã tăng thêm ý thứ 3 - là câu hỏi ở mức độ vận dụng, đòi hỏi thí sinh cần vận dụng nhiều kiến thức để giải quyết yêu cầu của bài toán.

Bài 2: giữ nguyên tính ổn định về độ khó và dạng bài. Ý đầu là bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình gắn liền với thực tế. Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.

\n

Bài 3: mặc dù bài toán tăng một ý nhỏ so với đề thi năm 2021-2022 nhưng không có sự thay đổi về độ khó và dạng bài. Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số.

Trong đó có một ý nhỏ thí sinh cần sử dụng định lí Vi-ét để giải quyết. Đây là dạng toán quen thuộc, không cần biến đổi biểu thức quá phức tạp để giải quyết yêu cầu của đề bài.

Nhiều em vui mừng vì làm tốt bài thi môn toán

NGỌC THẮNG

Bài 4: tương tự như đề thi các năm, đây là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh đẳng thức và chứng minh ba điểm thẳng hàng. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi dành để phân loại thí sinh.

Bài 5: vẫn là bài về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán này có nét tương đồng như bài 5 trong đề thi 2020 ret8777777- 2021. Để giải quyết bài toán này, thí sinh cần có kỹ năng biến đổi khéo léo một chút là có thể xử lí được.

Do cấu trúc đề năm 2022-2023 về cơ bản không có sự thay đổi so với năm 2021-2022. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc ôn tập của các thí sinh tham gia thi tuyển sinh. Dự kiến, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm.

Tin liên quan

  • Thi vào lớp 10: Thí sinh bước vào môn thi cuối trong nắng nóng gay gắt
  • Thi vào lớp 10 Hà Nội: Dự kiến phổ điểm trung bình môn ngữ văn 6,5 - 7,5?
  • Đề thi văn lớp 10 tại Hà Nội: 'Mùa xuân nho nhỏ' và vẻ đẹp tâm hồn

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

20% phụ huynh chi mỗi tháng 5 đến 10 triệu đồng cho con học thêm

Khảo sát trên Thanh Niên Online cho thấy phụ huynh sẵn sàng chi tiền để con học thêm. Phổ biến là mức chi dưới 5 triệu đồng/tháng, nhưng cũng có nhiều người chi từ 5 đến 10 triệu đồng một tháng cho khoản này.

Đã đến lúc thay đổi mục tiêu học tập của UNESCO: Học không phải để biết?

Hiện mục tiêu học tập theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc [UNESCO] vẫn là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định bản thân. Nhưng nên chăng đã đến lúc cần thay đổi?

Ấn Độ không còn buộc nghiên cứu sinh tiến sĩ viết bài báo đăng tạp chí

Cơ quan quản lý giáo dục đại học [UGC] của Ấn Độ vừa bỏ quy định buộc nghiên cứu sinh tiến sĩ phải có bài báo được đăng trên tạp chí bình duyệt mới được cấp bằng tiến sĩ.

Nghi vấn: Trở thành tác giả bài báo khoa học nhờ 'mua'

Một nhà khoa học trong hồ sơ xét PGS có 2 bài báo quốc tế mà nội dung tóm tắt và tên 2 bài báo đó từng được rao bán trên một trang web của Nga trước đó.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đến dự lễ khánh thành Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự [H.Vũng Liêm, Vĩnh Long]. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.  

Ngôn ngữ toàn cầu và kỹ năng là chìa khóa tương lai của thế hệ trẻ nhỏ

Nếu bạn nghĩ tiếng Anh chỉ là một môn học ngoại ngữ, có lẽ bạn thuộc thế hệ 8x trở về trước vì đó chính là trải nghiệm học ngoại ngữ mà chúng ta đã từng có. Ngày nay, tiếng Anh không còn được xem là một môn ngoại ngữ nữa mà thông qua tiếng Anh giúp trẻ hình thành một bộ kỹ năng tương lai và tư duy cần thiết cho những công dân thành công.

Học sinh ngộ độc thực phẩm: Tổng rà soát trường có bếp ăn bán trú tỉnh Khánh Hòa

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Sở GD-ĐT tổ chức đoàn kiểm tra bếp ăn tập thể tại các trường có tổ chức bán trú, kiên quyết đình chỉ hoạt động bếp ăn bán trú không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo viên mầm non bỏ việc nhiều nhất, cần ‘chăm sóc' nhất

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết trong số 16.000 giáo viên bỏ việc năm 2022  thì giáo viên mầm non chiếm tỷ lệ cao nhất [40%]. Do đó, đây là lực lượng "cần chăm sóc" nhiều nhất về chế độ, chính sách, điều kiện làm việc...

Khuẩn Salmonella khiến hàng trăm học sinh ngộ độc, trường học phòng tránh thế nào?

Mới đây Sở Y tế Khánh Hòa cho biết kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân khiến hàng trăm học sinh trường Ischool Nha Trang ngộ độc là vi khuẩn Salmonella. Vậy khuẩn này là gì? Trường học phòng tránh như thế nào?

Bộ GD-ĐT đề xuất giữ tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non là 55 tuổi

Bộ GD-ĐT cho biết đang phối hợp với các bộ ngành liên quan đề xuất quy định về tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non giữ như trước là 55 tuổi để phù hợp với đặc thù lao động của nhà giáo bậc học này.

Tuyển chức danh hiệu phó trường THPT tại TP.HCM: Tỷ lệ 'chọi' là bao nhiêu?

Ngày 22.11, Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý của Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức vòng 2 với nội dung trình bày đề án trong kỳ thi tuyển chức danh hiệu phó trường THPT.

Nữ sinh viên tốt nghiệp đại học đi giữ mộ gây tranh cãi

Một nữ sinh viên Trung Quốc mới tốt nghiệp đại học quyết định làm 'người giữ mộ' để tránh thị phi nơi công sở. Vấn đề này kích ngòi làn sóng tranh cãi trên mạng về cách chọn ngành nghề của Gen Z ở Trung Quốc.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề