Phòng khách của ngôi nhà có chức năng gì

Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 11 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức và cuộc sống: Bài 1 Khái quát về nhà ở

Câu hỏi: Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?

Trả lời: 

Ý tưởng thiết kế ngôi nhà của em:

– 1 phòng khách: cho mọi người cùng quây quần, trò chuyện, xem phim

– 1 phòng bếp: cho các thành viên trong nhà sáng tạo ra những món ăn ngon.

Quảng cáo

– 2 phòng tắm: cho mọi người vệ sinh cá nhân

– 3 phòng ngủ: cho mọi người có không gian riêng, thư giãn sau một ngày làm việc

– 1 phòng đọc sách, chơi đàn: cho mọi người cùng đọc sách, thư giãn

– 1 tầng thượng để mọi người tập luyện thể dục thể thao, trồng cây, trồng rau….



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Công Nghệ 6 sách Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu hỏi:Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?

Trả lời:

Ý tưởng thiết kế ngôi nhà của em:

– 1 phòng khách: cho mọi người cùng quây quần, trò chuyện, xem phim

– 1 phòng bếp: cho các thành viên trong nhà sáng tạo ra những món ăn ngon.

– 2 phòng tắm: cho mọi người vệ sinh cá nhân

– 3 phòng ngủ: cho mọi người có không gian riêng, thư giãn sau một ngày làm việc

– 1 phòng đọc sách, chơi đàn: cho mọi người cùng đọc sách, thư giãn

– 1 tầng thượng để mọi người tập luyện thể dục thể thao, trồng cây, trồng rau….

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức về bài học Khái quát về nhà ở - Công nghệ 6 nhé

I. Vai trò của nhà ở

Quan sát hình 1.1 và cho biết vì sao con người cần nhà ở?

Trả lời:

Nhà ở có vai trò rất quan trọng đối với con người. Nhờ có nhà ở mà mang đến cho con người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực, mang đến cho con người nhiều cảm giác riêng tư, cùng nhau ăn cơm, cùng nhau xem phim, đi ngủ, vui chơi....

II. Đặc điểm chung của nhà ở

Quan sát hình 1.4, em có thể nhận biết được khu vực chức năng nào trong ngôi nhà?

Quan sát hình 1.4 em thấy:

  • Hình a: Khu vực phòng khách
  • Hình b: Khu vực phòng ngủ
  • Hình c: Khu vực phòng bếp
  • Hình d: Khu vực phòng tắm

III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

Kết nối năng lực [trang 11 Công nghệ 6 KNTT]

Sử dụng Internet hoặc qua sách, báo... để tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác nhau của nước ta.

Bài làm:

  • Miền Bắc: Nhà Bắc nông thôn thời xưa thường có ít nhất ba gian. Mái nhà có độ dốc lớn một phần để thoát nước mưa, một phần dành không gian phía trên đó để cất giữ lương thực.
  • Miền Trung: Kiến trúc nhà ở truyền thống miền Trung của người Việt thường đơn giản. Trong khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm: nhà, sân, vườn, ao.
  • Miền Nam: Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, cây trái sum suê. Nhà có thể được xây dựng gần bờ sông, kênh rạch...

IV. Trả lời câu hỏi trong SGK

Câu hỏi trang 8 Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Cuộn sống của con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở? Tại Việt Nam, nhà ở có đặc điểm gì chung và có những kiến trúc đặc trưng nào?

Lời giải:

- Những khó khăn mà con người gặp phải khi không có nhà ở là:

+ Con người không có chỗ ở ở, không được bảo vệ trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và không có nơi để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt cá nhân hay hộ gia đình.

+ Con người không cảm nhận được cảm giác thân thuộc, không cùng nhau tạo niềm vui, không cảm nhận được cảm giác riêng tư.

- Đặc điểm chung của nhà ở Việt Nam là:

+ Về cấu tạo, nhà ở thường bao gồm các phần chính như: móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.

+ Về cách bố trí không gian bên trong nhà, nhà ở thường phân chia thành các khu vực như: khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh, …

+ Ngoài ra, nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Kiến trúc đặc trưng của nhà ở Việt Nam là:

Kiến trúc đặc trưng của nhà ở Việt Nam có

+ Nhà ở nông thông

+ Nhà ở thành thị: nhà ở mặt phố, nhà ở chung cư.

+ Nhà ở các khu vực đặc thù: nhà sàn, nhà nổi.

Luyện tập trang 11 Công nghệ lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống:Ở nơi em sống, có những kiểu kiến trúc nhà ở nào? Nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào ở nước ta?

Lời giải:

- Ở nơi em sống, kiến trúc nhà ở thành thị là chủ yếu. Nó bao gồm nhà ở mặt đất và nhà ở chung cư.

- Theo em:

+ Nhà sàn phù hợp với vùng núi cao như Tây Nguyên, Tây Bắc

+ Nhà nổi phù hợp với vùng nhiều kênh rạch như ở miền Tây Nam Bộ.

Vận dụng

1. Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em?

2. Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?

Bài làm:

1. Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở thành thị mặt phố. Các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em gồm: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng tắm, 3 phòng ngủ.

2. Ý tưởng thiết kế ngôi nhà của em [đã trả lời ở phần đầu]

Ngày nay, trong thiết kế nhà ở, dù là nhà phố, biệt thự hay căn hộ chung cư, có một không gian mà tôi luôn cảm thấy “lạ lùng” về tên gọi: phòng khách - một không gian luôn “chễm chệ” trong chuỗi trật tự công năng của ngôi nhà.

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao nó lại mang tên như thế, tại sao nó lại có vị trí quan trọng như thế, và chức năng chính của nó là gì?

Để làm gì và dành cho ai?

Phòng khách, thường là không gian đầu tiên khi ta bước từ bên ngoài vào bên trong nhà, được dùng để đón tiếp những người không ở trong nhà. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mấy khi nhà có khách.

Do đó, tần suất sử dụng cho chức năng theo tên gọi của không gian này rất thấp, mà chủ yếu được dùng làm nơi các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Như thế, có lẽ đây là một không gian chứa đựng “mâu thuẫn về nhu cầu”.

Có những gì trong đó?

Phòng khách là một không gian đa chức năng. Nó vừa là nơi để bạn tiếp đãi khách khứa - thể hiện sự hiếu khách, vừa là nơi để các thành viên trong gia đình gặp gỡ nhau, là nơi bạn có thể nằm dài vừa nghe nhạc vừa đọc sách, là nơi để xem phim, và đôi khi cũng là nơi bạn “ngủ trọ”. Vì thế, các vật dụng trong phòng khách cũng phải thật đa năng.

Sofa[là thành phần nội thất quan trọng nhất của không gian này]. Kiểu dáng của sofa phụ thuộc hoàn toàn vào phong cách nội thất của không gian nhà ở.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hai điểm: không nên chọn bộ sofa quá lớn so với không gian, và khi ngồi vào phải có cảm giác thật thoải mái. Khi bố trí sofa, bạn cũng cần lưu ý vị trí ngồi phải phù hợp “phong thủy”, dễ dàng quan sát các không gian xung quanh, tránh tình trạng ngồi đưa lưng ra cửa.

Bàn sofa[thường đi kèm với bộ sofa]. Một nhược điểm của bàn sofa bán sẵn ngoài thị trường là thiếu tính linh hoạt và thường chiếm chỗ cố định. Nên chọn bàn sofa vừa đủ gọn và nhẹ để có thể di chuyển qua lại khi cần thiết, làm cho không gian linh hoạt hơn. Bàn sofa không có chức năng gì đặc biệt lắm ngoại trừ những lúc “chè nước”.

Kệ tivi[là một trong những điểm nhấn quan trọng của phòng khách]. Đây là nơi gia chủ trưng bày các “đồ chơi” phục vụ cho nhu cầu nghe nhìn, giải trí của gia đình, và cả khách khứa nữa. Ngày nay, kệ tivi có xu hướng được thiết kế tinh giản đến mức tối thiểu và mang nặng tính chất sắp đặt trang trí.

“Mặt phẳng kỷ niệm”[thường kết hợp với kệ tivi]. Đó là nơi trưng bày các hình ảnh mang kỷ niệm của gia đình, hoặc những kỷ vật sau những chuyến đi xa. Đó cũng là nơi tự hào “kể câu chuyện gia đình mình” với những người khách ghé chơi. “Mặt phẳng trang trí” có thể là một mảng tường được trang trí với gam màu đặc biệt, hoặc đôi khi chỉ là một chiếc kệ gỗ đơn giản.

Ánh sáng và đèn trang trí: Ánh sáng trong phòng khách cần đáp ứng được các cung bậc tình cảm của gia chủ và những nhu cầu sử dụng khác nhau. Có khi nó cần phải rực sáng, nhưng đôi khi cũng cần phải ấm áp dịu dàng. Đèn trang trí cũng thế.

Các vật dụng trang trí[chậu kiểng, bình gốm, tượng, phù điêu...]. Đây là những thứ có chức năng tô điểm, vì thế cần tránh nhồi nhét làm cho không gian rối rắm.

Ngày nay, trong sự phát triển và ảnh hưởng các trào lưu không gian ở đương đại, phòng khách thường liên thông với không gian ăn và bếp. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các căn hộ chung cư hoặc biệt thự. Kiểu phối hợp không gian này cũng có nhiều điểm thú vị, tạo ra cảm giác không gian rộng rãi hơn, liên tục hơn.

Tuy nhiên, nếu là người ưa thích sự riêng tư và ấm cúng, bạn có thể ngăn chia giữa phòng khách và không gian ăn với các vật dụng nội thất, không nhất thiết phải ngăn chia cách biệt hoàn toàn.

Trong quá trình làm thiết kế, tôi không thích lắm gọi không gian này là “phòng khách”, vì nó không thật sự là một cái phòng với bốn bức tường ngăn cách nữa, nó mang tính mở nhiều hơn truớc. Nó không còn là một không gian tách biệt với những ngóc ngách khác của ngôi nhà nữa mà tương tác liên tục với những không gian xung quanh. Tôi thích được gọi nó là không gian sinh hoạt chung.

Và cho dù tần suất sử dụng để tiếp khách ít hay nhiều, đây là một không gian cần phải có trong ngôi nhà.

ThS - KTS. Trần Thái Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề