Photobilirubin là gì

Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý nhìn chung đều có những đặc điểm rất giống nhau. Vàng da bệnh lý nếu không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết để phân biệt bệnh lý vàng da và vàng da sinh lý ở trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! 

Bệnh vàng da sơ sinh gây ra bởi sự tăng bilirubin gián tiếp, được sản sinh trong quá trình vỡ hồng cầu 24 giờ đầu sau sinh. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ sơ sinh bị sinh non, thiếu tháng. Mẹ có thể nhận biết vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ qua những biểu hiện sau đây: 

Vàng da sinh lý 

Dù là trẻ có làn da ngăm hay da trắng, khi bé bị vàng da sinh lý thì làn da vẫn hơi ngả sang màu vàng, kèm theo những đặc điểm như: 

  • Mức độ vàng da nhẹ, sắc tố vàng trên da chỉ xuất hiện ở vị trí da mặt, cổ, ngực và vùng bụng bên trên rốn. 

  • Vàng da sinh lý không bao gồm thêm các triệu chứng bất thường khác như: Thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ,... 

  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng. 

  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không tăng quá 4mg% trong 24 giờ. 

  • Nước tiểu của trẻ có màu tối hoặc màu vàng và phân nhạt màu. 

Vàng da sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh 

Vàng da bệnh lý 

Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với vàng da sinh lý và kèm theo những biểu hiện bất thường như:

  • Vàng da bệnh lý khiến nước da của trẻ chuyển sang màu vàng đậm. 

  • Trẻ sẽ bị vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay, lòng bàn chân và kết mạc mắt. 

  • Vàng da bệnh lý không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. 

  • Ở trẻ cũng xuất hiện các dấu hiệu như: Trẻ lừ đừ, bỏ bú, có thể bị co giật,... Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào khiến cha mẹ rất khó phát hiện. 

  • Khi xét nghiệm, bilirubin trong máu tăng hơn ngưỡng bình thường. 

Cách nhận biết vàng da sinh lý và bệnh lý qua vị trí vàng da 

Nguyên nhân gây vàng da

Hơn một nửa số trẻ bị vàng da sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian hiện tượng này biến mất lại khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Vì sao lại có sự khác biệt này? 

Vàng da sinh lý 

Hiện tượng này xảy ra do sự tích tụ bilirubin - là hợp chất có màu vàng, được sinh ra khi các tế bào hồng cầu được phá vỡ và giải phóng. Điều này xảy ra rất rõ ở các bé mới sinh do lứa tuổi này có lượng tế bào hồng cầu cao, nhưng tế bào hồng cầu lại rất hay bị phá vỡ. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ biến mất sau 2 tuần, và tự khỏi sau 2 tuần đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng. Lúc này, gan phát triển hoàn thiện hơn, và đủ khả năng để xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi và không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho sức khỏe của trẻ. 

Vàng da bệnh lý

Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến như: Bất đồng nhóm máu mẹ con, trẻ gặp bệnh lý tan máu, xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai hoặc trẻ gặp phải các bệnh lý về gan, mật bẩm sinh. Lúc này, tình trạng bilirubin thấp sẽ tiến vào não khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, dẫn đến tử vong hoặc tổn thương não suốt đời. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán kịp thời. 

Mẹ và bé có nhóm máu khác nhau cũng gây nên màu vàng trên da 

Vàng da ở trẻ có chữa được không? 

Vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, hai tình trạng này không thể áp dụng cùng một phương pháp chữa bệnh. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các

cách chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: 

Chữa vàng da bệnh lý bằng đèn chiếu 

Cơ chế chữa vàng da bệnh lý bằng đèn chiếu là sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng 400500nm, cực điểm là 450460nm, là mức tương xứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubin. Phương pháp này giúp chuyển bilirubin thành photobilirubin có khả năng tan trong nước. Từ đó, đào thải sắc tố vàng ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiểu tiện. 

Chữa vàng da bệnh lý bằng cách thay máu 

Phương pháp này chỉ được sử dụng khi trẻ đã được chỉ định chiếu đèn nhưng không có hiệu quả do trẻ điều trị muộn, mức độ vàng da đã quá nặng. Phương pháp này sẽ rút lượng bilirubin đang lưu hành trong lòng mạch, làm giảm nhanh bilirubin trong máu, đồng thời giảm bilirubin ở ngoài tổ chức.

Thay máu cho trẻ vàng da chỉ được thực hiện khi chiếu đèn không có tác dụng 

Chữa vàng da sinh lý bằng mẹo dân gian 

Vàng da sinh lý là hoàn toàn bình thường và không gây hại cho sức khỏe của trẻ nên mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các

mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh sau để cải thiện sắc tố da cho trẻ. Cụ thể: 

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh thường xuyên, nhưng đừng để ánh nắng chiếu thẳng vào người trẻ gây bỏng.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện bệnh từ từ.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên. 

  • Cho trẻ tắm hoặc uống nước sắc cỏ mần trầu.

  • Mẹ nên bổ sung các thảo dược tự nhiên như: Hoa chuông, bồ công anh,... để bé cảm nhận thông qua bú mẹ. 

Cho trẻ tắm nắng nhiều có thể cải thiện màu da của trẻ 

Trên đây là cách nhận biết vàng da sinh lý và bệnh lý mà cha mẹ cần biết trước khi sinh con. Nếu trẻ bị vàng da kéo dài, cha mẹ nên cho trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp phù hợp hơn nhé! 

Chủ Đề