Phúc thọ cách hà nội bao nhiêu km

* Vị trí địa lý, truyền thống lịch sử

        Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km. Phía Tây Huyện giáp với  thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai, phía Đông giáp huyện Đan Phượng. Ở phía Bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường [tỉnh Vĩnh Phúc] và huyện Mê Linh [TP Hà Nội]. Huyện có diện tích tự nhiên 118,63 km2, dân số trên 19 vạn người. Huyện gồm 20 xã và 01 thị trấn. Trên địa bàn Huyện có Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua có vai trò huyết mạch nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận. Là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử  - cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.

         Ngay từ xa xưa, các thế hệ cư dân Phúc Thọ đã góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ cũng như mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Qua những di tích, di vật lịch sử - văn hóa đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; đặc biệt, nơi đây cũng là vùng đất trọng học, giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh; nhân dân hiền hòa, giàu tình yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trải qua các cuộc kháng chiến, nhân dân Phúc Thọ đã đóng góp nhiều cả về nhân lực và vật lực, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Toàn huyện có 413 Mẹ Việt Nam anh hùng, 3.565 liệt sỹ, 1.076 thương binh. Huyện có 07 cá nhân và 13 xã, thị trấn được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. Năm 2000 Đảng bộ và nhân dân huyện Phúc Thọ được Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; năm 2011 được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Nhờ có những thành tích đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, phát triển kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Huyện vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch Nước trao tặng đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng huyện [03/8/1954 - 03/8/2014]. Năm 2015, Huyện được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc. Năm 2020, Huyện được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc.

         Huyện có sự đa dạng, đan xen về tôn giáo, song cư dân chủ yếu theo 2 tôn giáo chính: Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa. Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Tin lành, tín ngưỡng thờ cúng dân gian…Đồng bào lương - giáo ở Phúc Thọ sống hòa thuận, có truyền thống gắn bó, đoàn kết, sống tốt đời, đẹp đạo.

         Là vùng đất cổ, Phúc Thọ là nơi lưu giữ, bảo tồn hệ thống di sản văn hóa đậm đặc cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Theo thống kê của thành phố Hà Nội, huyện Phúc Thọ có 201 di tích. Đến nay, huyện có 104 di tích đã được xếp hạng. Trong đó, 3 di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt là: Đền Hát Môn – thờ Hai Bà Trưng; đình Tường Phiêu [xã Tích Giang] và đình Hạ Hiệp [Liên Hiệp]; có 45 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 56 di tích xếp hạng cấp Thành phố; 11 địa điểm được UBND Thành phố ban hành Quyết định gắn biển địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến.

         Hàng năm, Huyện có 68 lễ hội truyền thống được tổ chức vào mùa xuân, từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch. Trong đó, có 67 lễ hội làng, 01 lễ hội vùng là Lễ hội truyền thống Đền Hát Môn được tổ chức quy mô cấp huyện. Lễ hội truyền thống đền Hát Môn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

       * Hệ thống chính trị 

       Đảng bộ huyện Phúc Thọ hiện có 45 tổ chức cơ sở đảng với hơn 8.000 đảng viên; các tổ chức cơ sở đảng được tổ chức theo mô hình đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy, trong đó có 20 đảng bộ xã, 01 đảng bộ thị trấn, 07 đảng bộ cơ quan và 17 chi bộ cơ sở; có 361 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở [157 chi bộ thôn, 06 chi bộ tổ dân phố]. Phát huy truyền thống lịch sử, những năm qua, Đảng bộ huyện không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, trong đó, trọng tâm là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đổi mới công tác cán bộ và giáo dục chính trị, tư tưởng, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TW 4 [khóa XI, XII], Chỉ thị 05 của Bộ chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

       Với cách làm chặt chẽ, nghiêm túc, đến nay trên địa bàn Huyện, những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành cơ bản được khắc phục. Kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đạt kết quả tốt, hầu hết các chỉ tiêu Thành phố giao hàng năm đều đạt và vượt.

       MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội ngày càng phát huy vai trò, hoạt động hiệu quả. Trên địa bàn có 74 trường học [Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên]. Trong đó có 50 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia.

       Toàn huyện có 157 thôn, 06 tổ dân phố. Huyện có 2 làng nghề với các sản phẩm đặc trưng như: bánh, bún, đậu phụ Linh Chiểu [xã Sen Phương]; may mặc Thượng Hiệp [xã Tam Hiệp] đã được Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Huyện có 3 làng phát triển nghề mới và đang trình Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống gồm: nghề mộc Triệu Xuyên [xã Long Xuyên]; nghề mộc Hát Môn [xã Hát Môn] và nghề mộc Phú An [xã Thanh Đa].

       * Tình hình kinh tế - xã hội của huyện 

       Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị các ngành chủ yếu bình quân trong 10 năm đạt 9,1%, nông nghiệp tăng bình quân 4,9%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,8%, Thương mại- Dịch vụ  tăng 9,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52 triệu đồng/người/năm. Diện mạo nông thôn có bước thay đổi rõ rệt; cộng đồng dân cư gắn kết chặt chẽ hơn; nhân dân phấn khởi,  tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

       Trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, với sự quyết tâm cao trong quá trình triển khai, thực hiện, huyện Phúc Thọ đã đạt nhiều kết quả. Đến nay, 20/20 xã trên địa bàn huyện đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Phúc Thọ cũng đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

       Với khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Phát huy truyền thống quê hương anh hùng; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng Phúc Thọ trở thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, có kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp.

Phúc Thọ
Địa lý
Huyện lỵ thị trấn Phúc Thọ
Vị trí: cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35 km về phía tây
Diện tích đất tự nhiên: trên 117 km²
Số xã, thị trấn: 22 xã, 01 thị trấn
Dân số
Số dân: trên 250.000 người, năm 2016
Mật độ: 2.137 người/km²
Thành phần dân tộc: Kinh,...
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Hoàng Mạnh Phú
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Doãn Trung Tuấn
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Địa chỉ mạng: //phuctho.hanoi.gov.vn/


Phúc Thọ là một huyện của Hà Nội.

Địa lý

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy, của hệ thống sông Hồng. Phúc Thọ có ranh giới phía tây giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Thạch Thất, phía đông nam [lần lượt từ Nam lên Đông] giáp các huyện Quốc Oai và Hoài Đức, phía đông giáp huyện Đan Phượng. Ranh giới phía đông của huyện với các huyện Đan Phượng và Hoài Đức, gần như chính là con sông Đáy, tên cổ là con sông Hát, là phân lưu của sông Hồng. Về phía bắc, sông Hồng là ranh giới của huyện, mà tính từ đông sang tây gồm có: Mê Linh [ở góc phía đông bắc], các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc [ở phía bắc], Vĩnh Tường [ở góc phía tây bắc]. Góc phía đông bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Môn, huyện có cửa Hát Môn, vốn là ngã ba sông phân lưu nước sông Hồng vào sông Đáy. Diện tích tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 117,3 km².

Dân số 169.139[2011].

Huyện Phúc Thọ có 1 thị trấn Phúc Thọ và 22 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.

Đường phố

  • Gạch
  • Lạc Trị
  • Liên Hiệp
  • Phúc Hòa
  • Điếm Tổng
  • Tam Hiệp

Kinh tế

Huyện Phúc Thọ là nơi có nhiều dự án công nghiệp. Khi quốc lộ 32 xây dựng xong, Phúc Thọ sẽ là một trong những điểm đến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Phúc Thọ hiện nay trên 600 USD/năm[cần dẫn nguồn].

Là một huyện thuần nông, có đập Đáy, có công trình Kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận dẫn nước từ sông Hồng vào sông Đáy. Sau này sẽ là 1 điểm du lịch nổi tiếng. Ngoài ra còn phải kể tới Làng Nghề tủ bếp Hát Môn, mang những sản phẩm tủ bếp gỗ tự nhiên chất lượng cao ra khắp miền bắc đến các gia đình. Bên cạnh đó còn rất nhiều làng nghề như may Thượng hiệp, Rau an toàn Phú an. Sản phẩm bưởi Phúc Thọ cũng có tiếng với vị ngọt.

Lịch sử

Tên cũ xưa kia là Phúc Lộc. Tên huyện Phúc Thọ có từ năm 1822, thuộc trấn Sơn Tây.

Sau năm 1945, Phúc Thọ thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây1 .

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình2 , gồm 17 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Phúc Thọ được nhập về Hà Nội3 .

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm 3 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp4 .

Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 2 xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc của huyện Ba Vì về huyện Phúc Thọ quản lý5 .

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện lại trả về cho tỉnh Hà Tây vừa được tái lập6 .

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Phúc Thọ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của hai xã Phúc Hòa và Thọ Lộc.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, một lần nữa huyện lại được sáp nhập vào Hà Nội7

[Phần thị trấn Phúc Thọ hiện nay là một phần xã Phúc Hòa và xã Thọ Lộc được tách ra để thành lập thị trấn mới. Xã Thọ Lộc và xã Phúc Hòa trước Cách mạng tháng Tám là tổng Lạc Trị thuộc huyện Thạch Thất, chỉ chuyển về Phúc Thọ sau năm 1954. Trước đây 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Tùng Thiện, được chuyển về Phúc Thọ sau năm 1982].

Huyện Phúc Thọ có tổng Lạc Trị [tên dưới thời Pháp thuộc] là quê hương cách mạng, có nhiều người theo Việt Minh chống Nhật và Pháp, có nhiều cán bộ cách mạng thời kỳ 1940-1954, làng Kiều Trung là địa phương kiên cường chống Nhật, hiện tại bảo tàng lịch sử Hà Nội có trưng bày kỷ vật là chiếc mõ tre kháng Nhật [1945]. [Bảo tàng ghi nhầm là thôn Kiến Trung].

Cửa Hát Môn là một địa danh lịch sử nơi hai bà Trưng nhảy xuống tuẫn tiết khi thất thế trước quân nhà Hán do Mã Viện chỉ huy. Hiện nay ở đây còn có đền thờ Hai Bà Trưng.

Vào thời Pháp thuộc, người Pháp muốn cải tạo hệ phân lũ sông Hồng, họ đã xây dựng công trình đập Đáy, nhằm mục tăng lưu lượng dòng chảy của sông Hồng về mùa cạn và phân lũ vào bồn trũng hạ lưu sông Đáy [các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình] mỗi khi có lũ lụt lớn vào mùa mưa. Nhưng công trình này hiếm khi phát huy tác dụng vào mùa lũ, làm cho đoạn sông Đáy phía hạ lưu đập trở nên gần như là đoạn sông chết.

Giao thông

  • Đường bộ có quốc lộ 32 chạy dọc phía nam huyện, theo hướng Đông Đông Nam - tây tây bắc, từ Hà Nội, qua thị trấn Phúc Thọ [Gạch], sang thị xã Sơn Tây, Hà Nội, [đoạn cắt qua sông Đáy nằm phía nam đập Đáy]. Quốc lộ 32 trước đây là quốc lộ 11A, sau năm 1976 mới đổi thành 32.
  • Đường thủy có sông Hồng.

Chú thích

  1. ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây [cũ] vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
  2. ^ Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh
  3. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  4. ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  5. ^ Quyết định 101-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội
  6. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  7. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành

[Nguồn: Wikipedia]

x

1 ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây [cũ] vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

2 ^ Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh

3 ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành

4 ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội

5 ^ Quyết định 101-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội

6 ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành

7 ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành

Video liên quan

Chủ Đề