Phương trình nào dụng để điều chế nước vôi trong

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy pha chế dung dịch nước vôi trong từ CaO.

Các câu hỏi tương tự

bài 1 :hãy tách các chất ra khỏi nhau  a]hốn hợp khí gồm nito và ôxi biết nhiệt độ hóa lỏng của nito là -196 độ c nhiệt độ hóa lỏng của oxi la -183 độ c 

b]tách sắt ra khỏi hỗn hợp ;sắt, cacbon, lưu huỳnh .muốn nhan biết 3 chất trên ta căn cứ vào đặc trưng nào ?

bài 2: tính khối lượng riêng cuả 200ml hốn hợp sau 

a]pha trộn 100ml nước vs 800 ml rượu etylic 

b]pha trộn 120ml nước vs 70 ml axit sunfuric [D của axit sunfuric là 1,25 g/ml ]

bài 3 :trong các chất dưới đây hãy xếp thành 2 nhóm chất và hỗn hợp 

sữa đậu nành,xenlulogo , sắt, nhôm, glucogo , axit,nước biển , nước đường , rượu etylic.......hết mong các babj giúp mình thank you nhìu nhak 

Hãy cho biết các trong dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

A. Bàn ghế, đường kính, vải may quần áo

B. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng

C. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Nước vôi trong là thuật ngữ khá quen thuộc trong nấu ăn, nhưng bạn đã thực sự biết nhiều về loại nước vôi này chưa? Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH giúp bạn hiểu rõ hơn về nước vôi trong là gì? Cách làm, công dụng và các món ăn dùng nước vôi trong ra sao nhé!

Nước vôi trong là phần nước trong phía trên được gạn lấy ra, sau khi dùng vôi bột hòa tan với nước để tạo thành dung dịch màu trắng đục, và để yên hỗn hợp sao cho nước tự tách thành 2 phần rõ rệt.

2. Cách làm nước vôi trong

Cách làm ra nước vôi trong khá đơn giản, bạn chỉ cần hòa tan vôi sống với nước lạnh, rồi để hỗn hợp lắng đọng khoảng 2 - 3 tiếng. Sau đó, bạn sẽ thấy có một lớp màng mỏng phía trên nước vôi - đây chính là phản ứng hóa học xảy ra giữa nước vôi trong và khí oxy [bên trong không khí] tạo nên.

Bạn gạn lấy phần nước vôi trong phía trên, đồng thời dùng khăn xô để lọc bỏ lớp màng mỏng, rồi chứa nước vôi trong vào bình/lọ bằng gốm, thủy tinh hoặc nhựa để sử dụng dần.

3. Tác dụng của nước vôi trong

Nước vôi trong được ứng dụng khá nhiều trong đời sống, như một số tác dụng phổ biến của loại nước vôi này như sau:

Chế biến thực phẩm bánh: Người ta sử dụng nước vôi trong với một tỷ lệ nhất định để giúp cho bánh trở nên dẻo, dai và trong hơn. Nước vôi trong được dùng nhiều trong sản xuất thực phẩm bánh vì nó khá an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu khi chế biến.

Sản xuất đồ uống: Nước vôi trong còn được dùng để xử lý nguồn nước trong quá trình sản xuất rượu và nước giải khát, thậm chí người ta cũng sử dụng nước vôi trong để tách chiết gelatin từ da động vật.

Sản xuất mứt bánh: Nước vôi trong không chỉ có tác dụng tạo nên độ trong, dẻo và dai cho các loại bánh mứt, mà còn giảm bớt được mùi hăng cũng như vị đắng đối với một số loại mứt [như mứt cà rốt, mứt gừng, mứt đu đủ, mứt cà chua, mứt vỏ cam…] giúp món mứt trở nên thơm ngon hơn.

Ngoài ra, nước vôi trong còn được sử dụng trong quá trình nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

4. Lưu ý khi dùng nước vôi trong

Nhìn chung, nước vôi trong khá thân thiện với sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên chú ý đến lượng nước vôi được dùng trong công thức làm bánh, mứt, để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị vốn có của thực phẩm.

Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với nước vôi trong, bạn cũng nên đeo bao tay [bằng sao su] để hạn chế nước vôi trong tiếp xúc trực tiếp với da, tránh được hiện tượng nứt nẻ, khô hoặc viêm loét da tay, nhất là trong những ngày thời tiết lạnh.

5. Các món ăn sử dụng nước vôi trong

Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay một số món ăn có sử dụng nước vôi trong để xử lý thực phẩm khiến cho món ăn được ngon hơn, ngay dưới đây:

Mứt khoai lang

Khoai lang sau khi được sơ chế sẽ ngâm vào nước vôi trong khoảng 2 lần. Mứt khoai lang vẫn giữ được màu vàng ươm đẹp mắt, có độ dẻo, vị ngọt bùi vốn có của khoai hòa lẫn với đường trắng kết tinh bám vào mứt.

Mứt khoai tây

Bạn có bao giờ ăn thử mứt khoai tây hay chưa? Vị ngọt bùi của mứt khoai tây khác hẳn với mứt khoai lang. Bạn chỉ cần ngâm khoai tây vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng và chế biến thêm vài bước là có thể thưởng thức ngay món mứt này.

Mứt cà rốt

Cà rốt không chỉ làm ra nhiều món ăn ngon và những ly sinh tố hấp dẫn, mà còn chế biến thành món mứt có hương vị độc đáo. Sau khi cà rốt được cắt thái, bạn chỉ cần ngâm cà rốt vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng, và bắt đầu chế biến thành mứt. Mứt cà rốt có màu cam đỏ bắt mắt, được phủ lớp đường trắng phía ngoài.

Mứt xoài

Mứt xoài có vị ngọt và chua nhẹ, đây là món mứt rất được ưa chuộng cho các chị em văn phòng và kể cả người lớn tuổi. Độ dẻo và dai của xoài nhờ sử dụng nước vôi trong đã làm cho món mứt trở nên hấp dẫn hơn.

Mứt bí

Mứt bí giòn, có vị ngọt dịu vốn có từ trái bí hòa lẫn với vị ngọt đậm từ đường kết tinh phía ngoài. Đây cũng là một trong những loại mứt được ưa chuộng trên thị trường.

Mứt quất

Mứt quất có màu cam hấp dẫn, đằng sau vị ngọt đậm từ việc sên đường thì món mứt vẫn giữ lại được vị chua nhẹ và thơm đặc trưng của trái quất.

Mứt đu đủ

Đu đủ được làm ra món canh và món gỏi hấp dẫn, giờ đây bạn có thể chế thành món mứt đu đủ lạ mắt. Vị dai, dẻo của sợi đu đủ ắt hẳn sẽ làm bạn mê mệt trong lần đầu thưởng thức.

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nước vôi trong là gì? Cách làm, công dụng và các món ăn dùng nước vôi trong ra sao nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 23/12/2020

Vôi sống là vật liệu vô cùng quan trọng không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn hữu ích cả với đời sống. Mặc dù quen thuộc như vậy nhưng không phải người nào cũng biết rõ vôi sống là gì và sử dụng vôi sống như thế nào. Để phục vụ nhu cầu tìm hiểu của các bạn, sau đây chúng tôi sẽ gửi tới bài viết nói về vôi sống và các ứng dụng phổ biến của loại chất này nhé.

Vôi sống là gì?

Vôi sống có tên hóa học là canxi oxit, là một hợp chất vô cơ, công thức hóa học của nó là CaO, thường được gọi là vôi nung hay vôi sống. Nó là loại bột màu trắng nhưng khi chứa tạp chất, chúng có màu vàng nhạt hoặc xám và có độ hút ẩm cao.

Cùng với BaO, SrO, MgO, vôi sống cũng cùng nằm trong nhóm kiềm thổ.

Vôi sống là gì

Tính chất vật lý của vôi sống

  • Là chất chất rắn có hình dáng cục hoặc hạt màu trắng hoặc xám.
  • Trọng lượng phân tử: 56.077
  • Độ nóng chảy: 2572 ℃ [2845K]
  • Điểm sôi: 2850℃ [3123K]
  • Tỉ trọng: 3.350g / cm3
  • Hòa tan trong axit, glycerin và dung dịch sucrose, gần như không hòa tan trong ethanol.
  • Chỉ số khúc xạ là: 1.838
  • Công thức phân tử: CaO
  • Công thức cấu tạo: Ca =O

Tính chất hóa học của canxi oxit [CaO]

Tác dụng với nước

Canxi oxit là một oxit kiềm và nhạy cảm với độ ẩm. Dễ dàng hấp thụ carbon dioxide và nước từ không khí . Phản ứng với nước tạo thành canxi hydroxit – Ca[OH]2 và tạo ra rất nhiều nhiệt, có tính ăn mòn.

Tác dụng với axit

CaO tác dụng được với nhiều loại axit mạnh, sản phẩm tạo thành là nước và hợp chất canxi có gốc axit đó.

  • CaO + H2SO4 -> CaSO4 + H20
  • CaO + 2HCl  -> CaCl2 + H2O
  • CaO + HNO3 – > Ca[NO3]2 + H2O

Canxi oxit tác dụng với bạc nitrat

  • CaO + 2AgNO3 → Ca[NO3]2 + Ag2O

Tác dụng với oxit axit tạo thành muối

  • CaO + CO2 -> CaCO3
  • CaO + SO2 -> CaSO3
  • CaO + SO3 -> CaSO4
  • 3CaO + P2O5 → Ca3[PO4]2
  • 4CaO + 2Cl2O → 4CaCl + 3O2

Phương pháp điều chế vôi sống [canxi oxit]

Nung CaCO₃ 

Đá vôi và nhiên liệu được sàng lọc được thêm vào lò nung nung ở 900 ~ 1200oC, sau đó làm nguội để thu được vôi sống. Cacbon điôxít [CO₂] được sản xuất như một sản phẩm phụ trong quá trình nung.

  • Phương trình phản ứng: CaCO₃ → CaO + CO₂

Sử dụng CaCO₃ với chất xúc tác là HCl

Đầu tiên, canxi cacbonat phản ứng với axit hydrochloric để tạo thành canxi clorua, sau đó thêm amoniac để trung hòa, đặt sang một bên để lắng, lọc, sau đó thêm natri bicarbonate để phản ứng tạo ra kết tủa canxi cacbonat, khử nước bằng cách ly tâm, làm khô, nung và nghiền nát, Sàng lọc để sản xuất canxi oxit thành phẩm.

  • CaCO₃ + 2HCl -> CaCl₂ + CO₂ + H₂O
  • CaCl₂ + 2NH₃ · H₂O -> Ca[OH] ₂ + 2NH₄Cl
  • Ca [OH] ₂ + NaHCO₃ -> CaCO₃ + NaOH + H₂O
  • CaCO₃ -> CaO + CO₂

Ứng dụng của vôi sống trong thực tế

Trong lĩnh vực xây dựng

Ứng dụng hàng đầu của vôi sống và cũng là ứng dụng được nhiều người biết khi nó được dùng làm chất kết dính trong xây dựng. Khi tác dụng với nước, bột đá vôi sống CaO sẽ tạo ra vôi tôi canxi hydroxit. Hỗn hợp này được sử dụng trong các loại vữa để trám tường, trét các vết nứt, gạch nhằm tăng độ liên kết và độ bám dính.

Trong lĩnh vực sản xuất

Bột đá vôi sống khi tác dụng với muối silicat sẽ loại bỏ được các tạp chất dưới dạng xỉ, là thành phần trong sản xuất thủy tinh và các kim loại, hợp kim như thép, magiê, nhôm và một số kim loại màu khác.

Được dùng làm nguyên liệu thô để sản xuất canxi cacbua, tro soda, bột tẩy trắng.

Vôi sống được dùng làm chất trợ chảy cơ bản cho các loại men nung vừa và cao [hoạt động ở nhiệt độ khoảng 1100 độ C], giúp giữ cho lớp men được cứng, bền, chống lại trầy xước và bền màu men.

Dùng vôi sống trong sản xuất gốm

CaO dùng để làm nóng chảy cho các loại men nung vừa và nung cao khi ở nhiệt độ 1100oC, giúp sản phẩm tạo ra có độ cứng cao, nhẵn, ít bị trầy xước, giữa được màu men và có khả năng chịu được axit.

Giúp làm giảm độ nhớt với men có hàm lượng silica cao.

Dùng trong xử lý nước thải

Vôi sống được sử dụng trong xử lý nước và nước thải khi nó đóng vai trò là chất giúp giảm độ chua hoặc giúp loại bỏ các tạp chất như phốtphat…

Ứng dụng trong kiểm soát ô nhiễm: dùng trong các máy lọc hơi để khử các khí thải gốc lưu huỳnh và xử lý một số chất lỏng có độc.

Sử dụng trong phòng thí nghiệm

Vôi sống được sử dụng để làm thuốc thử phân tích, chất hấp thụ CO2, thuốc thử phân tích phổ và thuốc thử có độ tinh khiết cao cho quá trình epit wax và khuếch tán trong việc sản xuất chất bán dẫn, sấy amoniac cùng khử nước trong phòng thí nghiệm

Ứng dụng khác của vôi sống

Nước vôi trong có thể sử dụng trong chế biến thực phẩm: chẳng hạn để ngâm các nguyên liệu như bí, carot, dừa, làm các loại mứt

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp vôi sống có tác dụng khử phèn, sát trùng, diệt nấm, khử độc cho môi trường và giúp làm giảm độ pH, khử chua, cải tạo đất trồng.

Do có tính hút ẩm mạnh CaO còn được dùng để làm khô nhiều chất.

Vôi sống có độc hại và gây nguy hiểm không?

Trước hết, vôi sống được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm dưới ký hiệu E526 như chế biến đường, nấu bánh đúc, dùng thay cho baking soda trong việc làm thức ăn mau mềm, giúp dưa chua được giòn,…

Tuy nhiên, cùng cần lưu ý rằng vôi sống khi gặp nước sẽ phản ứng thành dung dịch Ca[OH]2 có tính kiềm, có khả năng gây bỏng da.

Cấp thực phẩm thì vôi sống được phép sử dụng vì chúng có độ tinh khiết, nhưng ở cấp công nghiệp thì không được, vì calcium hidroxide thu được từ phản ứng của vôi công nghiệp với nước và bị lẫn những hóa chất không được phép dùng trong thực phẩm.

Việc vô tình nuốt phải calcium hydroxide có thể gây đau họng dữ dội. Loại ngộ độc này cũng có thể làm cho pH máu quá kiềm, nguy cấp hơn là có thể gây tổn thương nội tạng. Bên cạnh đó, phơi nhiễm bên ngoài với calcium hydroxide có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Tiếp xúc với da có thể gây bỏng da, gây đau và hoại tử; tiếp xúc với mắt có thể gây đau đớn và mất thị lực nghiêm trọng có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn…

Vôi sống có nhiều trong tự nhiên và là nguồn nguyên liệu quan trọng sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp và thực phẩm. Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ hiểu biết thêm về vôi sống và áp dụng loại chất này một cách hiệu quả trong cuộc sống. Đừng quên ghé thăm Thư viện khoa học thường xuyên để cập nhật các kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé.

Video liên quan

Chủ Đề