Quỷ loài vật hoang dã thế giới có tên là gì

Sách đỏ Việt Nam và thế giới

Tại TP Barcelona [Tây Ban Nha] IUCN vừa công bố Sách đỏ năm 2008 về các loài thú thế giới. Sách đỏ có các đánh giá toàn diện nhất về tình trạng của các loài thú đang có nguy cơ tuyệt chủng [EX] trên thế giới, trong đó có khoảng một phần tư số loài trước nguy cơ EX.

Dự án nghiên cứu, đánh giá các loài thú thế giới được thực hiện với sự cộng tác của hơn 1.800 nhà khoa học từ 130 nước cùng nhóm chuyên gia của IUCN hợp tác với các viện nghiên cứu và các trường đại học hàng đầu thế giới. Nhiều trường đại học và các nhà chuyên môn của Việt Nam cũng tham gia dự án này.

Các loài động vật, thực vật được xếp chín bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa EX, như tốc độ suy thoái, kích thước quần thể, phạm vi phân bố, mức độ phân tách quần thể và khu phân bố... EX là khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. EX trong tự nhiên: một loài hoặc dưới loài bị coi là EX trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp [theo ngày, mùa, năm] xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài, đều không ghi nhận được cá thể nào.

Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. Mức cực kỳ nguy cấp [CE]: khi một loài phải đối mặt với nguy cơ EX trong một tương lai rất gần. Nguy cấp [EN]: khi một loài bị coi là EN khi nó phải đối mặt với nguy cơ EX trong tự nhiên rất cao, trong một tương lai rất gần, nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp, có thể bị EX cao trong tự nhiên trong một tương lai không xa. Sắp EN: khi một loài hoặc nòi bị đánh giá không nằm trong CE và EN nhưng phải đối mặt với EX trong một tương lai không xa.

Theo Sách đỏ, ít nhất có 1.141 trong số 5.487 loài thú có nguy cơ EX. Có 44.838 loài, trong đó 16.928 loài đang bị đe dọa EX [chiếm 38%]. Trong số này có 3.246 loài đang nằm trong CE, 4.770 loài trong nhóm EN và 8.912 loài sắp EN. Trong nhóm CE, bao gồm các loài như linh miêu I-bê-ri [Lynx pardinus], với số lượng cá thể còn khoảng 84 đến 143 con trưởng thành và vẫn tiếp tục ít đi do thiếu thức ăn. Nhóm cực kỳ EN năm nay có nhận thêm 29 loài mới. Gần 450 loài thú bị liệt vào nhóm EN cao, trong đó có loài động vật có tên là "Quỷ dữ Tasmani" ở đảo Tasmani [Australia] là loài động vật có túi ăn thịt lớn nhất thế giới. Loài này trước đây nằm trong nhóm ít quan tâm, nhưng trong vòng mười năm trở lại đây, số lượng cá thể của loài này đã giảm hơn 60% do bị nhiễm một loại dịch bệnh giống như ung thư ở vùng mặt.

Loài mèo cá [Prionailurus viverrinus], sống chủ yếu ở khu vực Ðông-Nam Á và loài hải cẩu Ca-xpiên [Pusa caspica] cũng bị chuyển từ mức sắp EN lên EN. Số lượng cá thể của chúng đã bị giảm khoảng 90% trong vòng 100 năm qua do tình trạng săn bắn bừa bãi và mất đi môi trường sống làm giảm số lượng.

Sách đỏ IUCN năm 2004 cho biết, trên thế giới có tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể động thực vật. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ EX gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, hai loài nấm. Có 784 loài bị EX được ghi nhận từ năm 1500. Mỗi năm đều có thêm các loài bị EX.

Nguyên nhân, theo IUCN đánh giá, do tình trạng phá rừng và sự mất đi môi trường sống đã tác động đến 40% các loài thú trên thế giới. Tình trạng này xảy ra rất nghiêm trọng ở khu vực Trung và Nam Mỹ, Ðông, Tây và Trung Phi; Madagascar, Nam và Ðông-Nam Á. Số lượng nhiều loài thú sống trong những khu vực này đang bị suy giảm số lượng rất nghiêm trọng.

Các dự án nghiên cứu đánh giá về các loài thú thế giới của IUCN cũng cho thấy những loài thú có nguy cơ EX vẫn có thể được phục hồi thông qua các chương trình bảo tồn. Loài chồn sương chân đen [Mustela nigripes] đã được chuyển từ nhóm EX trong tự nhiên lên nhóm EN cao sau một chương trình bảo tồn thành công của Trung tâm Dịch vụ cá và động vật hoang dã Mỹ tiến hành tại tám bang miền tây từ năm 1991 đến 2008.

Loài ngựa hoang [Equus ferus] cũng được chuyển từ nhóm nguy cơ EX năm 1996 lên nhóm CE trong năm nay. Còn loài hươu Trung Quốc [Elaphurus davidianus] đã bị liệt vào danh sách bị nguy cơ EX, nhưng số lượng loài này đang có dấu hiệu tăng lên rất nhanh trong điều kiện nuôi nhốt hoặc bán nuôi nhốt.

Việt Nam phát hành Sách đỏ vào năm 1996 và 2004, trong đó có danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc nguy cơ EX. Ðây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý, bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên tiêu chí Sách đỏ IUCN.

Sau hai năm thực hiện, với sự cộng tác của hơn 70 nhà khoa học, Viện Khoa học-Công nghệ Việt Nam đã soạn thảo hai tài liệu cơ bản: Danh mục đỏ Việt Nam 2004 và Sách đỏ Việt Nam 2004, được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá xuất sắc. Kết quả thực hiện Ðề án tu chỉnh và soạn thảo Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tình hình mới về đa dạng sinh học ở nước ta sau mười năm.

Tổng số loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa ở các mức khác nhau đã lên tới 857 loài, trong đó có 407 loài động vật và 450 loài thực vật. So với số liệu công bố trong Sách đỏ Việt Nam 1992 - 1996 là 709 loài bị đe dọa [359 loài động vật và 350 loài thực vật]. Số loài hiện thời bị đe dọa ở Việt Nam tăng lên đáng kể. Mức độ bị đe dọa ở từng thành phần động, thực vật trong thiên nhiên cũng có sự thay đổi rất đáng báo động. Phần động vật, ở Sách đỏ Việt Nam 1992, mức độ bị đe dọa cao nhất của các loài chỉ ở thứ hạng nguy cấp, năm 2004 đã có tới sáu loài bị coi là EX.

Có 149 loài được coi là EN, tăng hơn rất nhiều so với 71 loài năm 1992. Có 46 loài CE, nhiều nhất là ở các nhóm: thú rừng [12 loài], chim [11], bò sát lưỡng cư [9], côn trùng [4]... ở thành phần thực vật, trong Sách đỏ Việt Nam 1996, một số loài trước đây được xếp trong diện sẽ EN nay phải chuyển sang diện CE và EX. Sách đỏ Việt Nam 1996 mới chỉ có 24 loài thuộc diện CE thì nay đã lên tới 192 loài.

Trong lễ giới thiệu Sách đỏ, Tổng Giám đốc IUCN Julia Marton nhấn mạnh, trong quá trình tồn tại của con người, hàng trăm loài đã bị diệt chủng do những hành động của chúng ta. Ðó thật sự là một dấu hiệu đáng lo ngại cho hệ sinh thái mà loài người đang sống. Cần phải đặt ra những mục tiêu rõ ràng để bảo đảm rằng sự phát triển của loài người không đồng nghĩa với sự diệt vong của những loài khác.

PHƯƠNG LỘC

Video liên quan

Chủ Đề