Rubik mod M là gì

Post Views: 64

SERIES: FROM ZERO TO HERO CUBING

Nếu bạn là một người đang muốn tìm hiểu về bộ môn giải Rubik nhanh SpeedCubing mà không biết bắt đầu từ đâu thì xin chúc mừng bạn đã tìm đúng nơi.

Trong Series này mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm từ bản nhân mình. Để các bạn đi từ newbie đến một người chơi speedcubing chuyên nghiệp.

Đây là những kinh nghiệm được đúc kết trong suốt quá trình Cubing, bắt đầu từ tháng 11 năm 2010. Mình tình cờ biết được đến phương pháp Fridrich [hay còn được gọi là CFOP] từ một người bạn. Sau đó, mình đã bắt đầu tìm hiểu về những thuật ngữ, công thức liên quan đến phương pháp này. Và kể từ đó nghiện môn này lúc nào không hay. Những bài viết này mình sẽ chia sẻ từng bước của mình đã làm trong suốt những năm qua. Từ một người chưa biết gì về CFOP đến một người Sub-10s [giải Rubik dưới 10 giây].

Bắt đầu thôi !

Thuật Ngữ Về Rubik Cơ Bản Nhất Trong Bộ Môn Speedcubing Dành Cho Người Mới Bắt Đầu Phần 1

THUẬT NGỮ CHUNG

  • Rubik: Tên nhà phát minh ra khối lập phương. Ông là giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc gia người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974. Các tên gọi sai thường gặp của trò chơi này là Rubix, Rubic và Rubick.
  • Cube: nghĩa đen là khối lập phương. Được dùng để chỉ những khối rubik có hình dạng lập phương như 3×3, 4×4, 5×5, Trong bộ môn speedcubing các bạn có thể ngầm hiểu định nghĩa cube và rubik là giống nhau. Ngoài ra, để chỉ những khối Rubik lớn hơn 3×3, chúng ta có thuật ngữ Big Cube.
  • Cuber: danh từ dùng để ám chỉ những người chơi Rubik chuyên nghiệp, giải Rubik tốc độ. Có nhiều người gọi sai những người này là Rubiker.
  • Cubing: để chỉ tất cả những thứ liên quan, các hoạt động liên quan đến Rubik mang tính chuyên nghiệp . Các bạn có thể hiểu Cubing là bộ môn Rubik, các hoạt động Rubik . Thuật ngữ này có thể hiểu giống thuật ngữ Game Gamer Gaming.
  • Speedcubing: là bộ môn giải Rubik với tốc độ nhanh nhất có thể. Trước đây, khoảng những năm 2011-2015, có một diễn đàn tên là Speedcubing. Nơi qui tụ những Pro về giải Rubik nhanh trên thế giới tham gia thảo luận, chia sẻ. Ngày nay, do sự phát triển của mạng xã hội nên diễn đàn không còn được sôi động như trước.
  • Fingertricks [FT]: là một kỹ năng sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt để xoay Rubik một cách tối ưu nhất với thời gian giải ngắn nhất. Đây là một kỹ năng cần phải luyện tập thường xuyên, và cực kỳ quan trọng cho những ai muốn theo đuổi bộ môn giải tốc độ speedcubing.
  • Look Ahead: Đây cũng là một kỹ năng quan trọng khác trong bộ môn speedcubing. Tạm dịch là nhìn trc. Kỹ năng này cần được rèn luyện từ khi các bạn đã giải Rubik được một khoảng thời gian, bắt đầu quen với hệ màu, cách di chuyển các màu. Kỹ năng này có thể được hiểu là nhìn vào cách di chuyển của các khối cubies mà đoán ra các trường hợp tiếp theo sắp xảy ra, từ đó chúng ta sẽ có cách giải quyết. Bước này thực sự sẽ khó, cần rất nhiều thời gian luyện tập. Admin sẽ có nhiều bài viết chi tiết hơn về kỹ năng này.
  • Break-in: Chỉ khoảng thời gian đầu, khi mới xoay Rubik để sau khoảng thời gian break-in đó, Cube sẽ tốt hơn.
    Ở thời điểm hiện tại, thuật ngữ này khá là cổ và khái niệm của nó cũng không còn như xưa. Trước đây, các khối Rubik thường được làm bằng nhựa cứng, khá thô sơ. Khi sản xuất xong, vẫn còn khá nhiều nhựa thừa ở các mảnh của Rubik. Các bạn cần chơi rất nhiều để có ma sát. Nhờ ma sát làm mòn các phần nhựa thừa. Khi đó các mảnh được mài mòn và tạo thành các rãnh, giúp tăng tốc cho Rubik. Quá trình này được gọi là break-in cube.
    Ngày nay, các khối rubik đã được nhà sản xuất chăm chút đến từng chi tiết nên phần nhựa thừa không còn nhiều. Không cần tốn quá nhiều thời gian cho quá trình break-in này nữa. Nhìn chung, khái niệm break-in để chỉ quá trình chơi rubik ở khoảng thời gian ban đầu. Khi chơi, ma sát trong quá trình break-in giúp khối rubik trở nên nhanh hơn.
    Tương tự break-in cube; break-in lube là quá trình chơi sau khi các bạn lube [dùng dầu bôi trơn để tra và rubik]. Một số loại Lube ở dạng khá đặc. Chúng cần thời gian break-in để cho chúng được trải đều, dàn đều lên toàn bộ bề mặt bên trong của khối Rubik. Mục đích của quá trìnhbreak-in lube cũng để khối Rubik nhanh hơn.
  • Solve: nghĩa là Giải, được coi như là 1 lần giải xong khối rubik.
  • Scramble: nghĩa là Tráo Rubik, trong các cuộc thi Rubik, sẽ có 1 bộ đề Scramble sẵn. Tất cả các khối Rubik của các thi sinh ở mỗi vòng sẽ được tráo theo đề bài Scramble có sẵn. Độ dài của 1 Scramble thường có từ 20-30 moves.
  • Moves: 1 lần xoay 1 tầng của khối Rubik 90 độ hoặc 180 độ được coi là 1 move.
  • WCA: Hiệp hội Rubik Thế giới [World Cube Association]. Là một tổ chức Cubing chính thức, các giải đấu trên thế giới đều được tổ chức bởi Hiệp Hội này. Tất cả thành tích tại các giải WCA đều được lưu lại trong BXH của tổ chức này. Tại BXH này các bạn có thể theo dõi chi tiết thành tích của những người trên thế giới. Những giải đấu đã đang và sẽ được tổ chức tại khắp nơi trên Thế Giới. Chi tiết vui long tham khảo website của WCA tại: //www.worldcubeassociation.org/

THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN CỦA KHỐI RUBIK 3×3

  • Center: Là viên TÂM nằm chính giữa khối Rubik 3×3. Viên Center này sẽ chỉ có 1 màu duy nhất, được gắn vào trục của khối Rubik. Viên Tâm sẽ là viên duy nhất trên khối 3×3, 5×5, 7×7,.. Các Viên Tâm này KHÔNG THỂ đổi chỗ hay hoán vị đc cho nhau khi xoay Rubik. 1 khối Rubik 3×3 có 6 màu, tương ứng với 6 Viên Tâm
  • Center Cap: tạm dịch nắp viên tâm, là phần nắp để đậy lại của viên Center.
  • Edge: Viên Cạnh, đây là viên nằm ở phần giữa của hàng ngoài cùng. Viên Cạnh sẽ có 2 màu và các Viên Cạnh sẽ ĐỔI CHỖ và HOÁN VỊ đc cho nhau. Có tất cả 12 Viên Cạnh
  • Corner: Viên Góc, Là viên nằm ở các góc của khối Rubik. Viên Góc gồm 3 màu, Viên Cạnh [Edge] sẽ nằm giữa 2 Viên Góc [Corner]. Có tất cả 8 Viên Góc, nằm ở 8 phía góc của khối Rubik. Cũng như Viên Cạnh, CHỈ CÓ các Viên Góc mới ĐỔI CHỖ và HOÁN VỊ được cho nhau.
  • LƯU Ý: Các Viên Góc [3 màu] không thể đứng vào chỗ của Viên Cạnh [2 màu]
  • Cubies: Là các viên của khối Rubik, thuật ngữ này ám chỉ Viên Cạnh và Viên Góc.
  • Core: là trục của khối Rubik, Core bao gồm phần nhựa trục, đinh ốc và lò xo.
  • Mod: [modify]. tam dịch thay đổi, đổi dạng theo ý định. Hay có thể hiểu bằng từ mượn trong Tiếng Việt mà mô-đi-phê.. Trước kia [khoảng năm 2010-2012], các khối Rubik khi được sản xuất ra thường có nhiều phần chi tiết thừa. Những người chơi đã dùng dũa, dao để gọt bớt; điều chỉnh lại những phần chi tiết thừa để cube trở nên tốt hơn. Ngày nay, các hãng sản xuất Rubik đã xử lý rất tốt các chi tiết thừa; nhựa cũng tốt hơn so với thời trước kia. Nên đa số các khối Rubik không cần phải gọt dũa như xưa. Thuật ngữ này hiện nay được dùng đa số để chỉ việc gắn thêm nam châm vào rubik. [mod M, M là Magnet, nghĩa là nam châm], giúp rubik chơi ổn định và tốt hơn. Đơn giản, các bạn có thể hiểu Mod là làm cho Rubik chơi tốt hơn.
  • Sticker: tạm dịch giấy dán màu, dán nhãn. Đây là những miếng decal màu được dùng để dán lên khối Rubik. Những decal này được làm bằng chất liệu Oracal. Một chất liệu chuyên để sử dụng để sản xuất sticker cho Rubik. Chất liệu này bền, khó tróc rách. Màu sắc sang đẹp, dễ nhìn. Ngoài ra, Sticker cũng để ám chỉ phiên bản của Rubik. Các bạn có thể tạm hiểu Sticker là Rubik Viền Đen.
  • Stickerless: phân loại rubik không có viền. Đây là thuật ngữ chỉ các loại Rubik không dùng Sticker màu để dán lên. Những khối Rubik này được hãng sản xuất bằng 6 màu nhựa sau đó ghép lại với nhau. Từ trước 2016, WCA không cho phép sử dụng Rubik phiên bản stickerless trong các giải đấu của họ. Bởi vậy, dù cho trên thị trường có các sản phẩm Stickerless nhưng không được nhiều người đón nhận. Năm 2016, sau khi được WCA chấp nhận cho sử dụng các khối Rubik Stickerless trong các giải đấu chính thức; các hãng sản xuất Rubik mới bắt đầu tập trung đầu tư sản xuất, cải thiện chất lượng các khối Stickerless.
    Với cá nhân mình là người đã tham gia Cubing từ 2010. Mình thấy Cuber Sticker [viền đen] vẫn có một nét đẹp riêng, cổ điển, truyền thống. Những năm 2010-2016, đa số những người chơi Rubik đều dùng Sticker. Mãi sau này, những khối Rubik Stickerless được phát triển hơn, đầu tư về chất lượng hơn và được công nhận thì mọi người mới bắt đầu chuyển dịch sang sử dụng stickerless. Về Ưu và Nhược điểm của 2 phân loại này, mình sex dành riêng một bài viết so sánh sau.

LỜI KẾT:

Bài viết của mình xin được tạm kết tại đây. Mình chỉ viết lại theo ý hiểu và trí nhớ của cá nhân nên bài viết còn nhiều thiếu sót . Anh em bình luận ý kiến cá nhân bên dưới để giúp mình bổ sung, hoàn thiện thêm nhé.
Hi vọng bài viết sẽ giúp cho những anh em newbie mới bước chân vào Cubing có được những khái niệm cơ bản nhất về bộ môn thú vị này.

Xem thêm các bài viết khác tại ĐÂY

HẸN GẶP ANH EM Ở PHẦN 2

Video liên quan

Chủ Đề