Sách toán lớp 3 trang 98

Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo ngay hướng dẫn giải các bài tập Toán trang 98 sách giáo khoa Toán lớp 3 Tập 2 Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng được chúng tôi trình bày chi tiết, dễ hiểu dưới đây.

Giải Bài 1 trang 98 SGK Toán lớp 3 Tập 2

Trong hình bên:

a] Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?

b] M là điểm ở giữa hai điểm nào?

N là điểm nằm giữa hai điểm nào?

O là điểm nằm giữa hai điểm nào?

Lời giải:

a] A, M ,B là ba điểm thẳng hàng

M, O, N là ba điểm thẳng hàng

C, N, D là ba điểm thẳng hàng

b] M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

N là điểm nằm giữa hai điểm C và D.

O là điểm ở giữa hai điểm M và N

Giải Bài 2 trang 98 SGK Toán lớp 3 Tập 2

Câu nào đúng, câu nào sai ?

a] C là trung điểm của đoạn thẳng AB

b] M là trung điểm của đoạn thẳng CD.

c] H là trung điểm của đoạn thẳng EG

d] M là điểm ở giữa hai điểm C và D

e] H là điểm ở giữa hai điểm E và G

Lời giải:

a] Đúng

b] Sai

c] Sai

d] Sai

e] Đúng

Giải Bài 3 trang 98 SGK Toán lớp 3 Tập 2

Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK

Lời giải:

I là trung điểm của đoạn thẳng BC [vì B, I, C thẳng hàng và BI = IC]

K là trung điểm của đoạn thẳng GE [vì G, K, E thẳng hàng và GK = KE]

O là trung điểm của đoạn thẳng AD [vì A, O, D thẳng hàng và AO = OD]

O là trung điểm của đoạn thẳng IK [vì I, O, K thẳng hàng và IO = OK]

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải Giải Toán lớp 3 trang 98 SGK Tập 2 Bài 1, 2, 3 đầy đủ file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với giải bài tập Toán lớp 3 Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng trang 98 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 3 biết cách làm bài tập Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng Toán lớp 3. Bên cạnh đó là lời giải vở bài tập Toán lớp 3 và bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 3 có lời giải chi tiết.

Quảng cáo

Bài 1 [trang 98 SGK Toán 3]: Trong hình bên:

a] Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?

b] M là điểm ở giữa hai điểm nào?

N là điểm ở giữa hai điểm nào?

O là điểm ở giữa hai điểm nào?

Lời giải:

a] A, M ,B là ba điểm thẳng hàng

M, O, N là ba điểm thẳng hàng

C, N, D là ba điểm thẳng hàng

b] M là điểm ở giữa hai điểm A và B.

N là điểm nằm giữa hai điểm C và D.

O là điểm ở giữa hai điểm M và N

Quảng cáo

Bài 2 [trang 98 SGK Toán 3]: Câu nào đúng, câu nào sai ?

a] O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b] M là trung điểm của đoạn thẳng CD.

c] H là trung điểm của đoạn thẳng EG.

d] M là điểm ở giữa hai điểm C và D.

e] H là điểm ở giữa hai điểm E và G.

Lời giải:

a] Đúng [vì A, O, B thẳng hàng và O là trung điểm của AB]

b] Sai [vì C, M, D không thẳng hàng]

c] Sai [vì EH không bằng HG]

d] Sai [vì C, M, D không thẳng hàng]

e] Đúng

Quảng cáo

Bài 3 [trang 98 SGK Toán 3]: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK.

Lời giải:

I là trung điểm của đoạn thẳng BC [vì B, I, C thẳng hàng và BI = IC]

K là trung điểm của đoạn thẳng GE [vì G, K, E thẳng hàng và GK = KE]

O là trung điểm của đoạn thẳng AD [vì A, O, D thẳng hàng và AO = OD]

O là trung điểm của đoạn thẳng IK [vì I, O, K thẳng hàng và IO = OK]

Bài giảng: Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng - Cô Nguyễn Thị Điềm [Giáo viên VietJack]

Lý thuyết Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết:  

A; O; B là ba điểm thẳng hàng. O là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. Viết là AM= MB. M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ví dụ: Cho hình vẽ: 

Trong hình đã cho:

a] Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào? 

b] H là điểm ở giữa hai điểm nào? 

Lời giải: 

a] Trong hình đã cho, ba điểm A; I ; B thẳng hàng; ba điểm M; H; B thẳng hàng.  

b] Do ba điểm M; H ; B thẳng hàng nên H là điểm ở giữa hai điểm M và B.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.

Phương pháp: 

Bước 1: Kiểm tra ba điểm đã cho có thẳng hàng hay không.

Bước 2: Nếu ba điểm đã cho thẳng hàng thì xác định điểm ở giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ: Cho hình vẽ: 

Hỏi điểm A có nằm giữa hai điểm B và C không? 

Lời giải: 

Vì ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên điểm A không nằm giữa hai điểm B và C. 

Đáp số: Không.

Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng. 

Phương pháp: 

Bước 1: Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay không.

Bước 2: Kiểm tra độ dài các đoạn thẩng có bằng nhau hay không.

Ví dụ 2: Hình nào dưới đây có O là trung điểm của đoạn thẳng AB? 

Lời giải: 

Ở hình 1: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B; OA = OB = 3cm. Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ở hình 2: Ba điểm A, O, B không thẳng hàng nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ở hình 3: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B, OA < OB [do 3cm < 5cm] nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB. 

Vậy ở hình 1 có điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Đáp số: Hình 1.

Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm

Phương pháp: Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì .

Ví dụ 1: Cho H là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết HM = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN. 

Lời giải: 

Vì  H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên độ dài đoạn thẳng MN là: 

4 × 2 = 8 [cm].

Đáp số: 8cm.

Ví dụ 2: Cho G là trung điểm của đoạn thẳng KH dài 22cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng KG bằng bao nhiêu xăng – ti – mét? 

Lời giải: 

Vì G là trung điểm của đoạn thẳng KH nên độ dài của đoạn thẳng KG là: 

22 : 2 = 11 [cm]

Đáp số: 11cm.

Trắc nghiệm Toán 3 Bài tập Điểm ở giữa - Trung điểm của đoạn thẳng. [có đáp án]

Câu 1 : Cho hình vẽ:

Ba điểm A, Z, C là ba điểm thẳng hàng. Đúng hay sai?

Hiển thị đáp án

Ba điểm A, Z, C là ba điểm không thẳng hàng.

Đáp án cần chọn là Sai.

Câu 2 : P là điểm nằm giữa hai điểm nào ?

A. Hai điểm A và B

B. Hai điểm C và D

C. Hai điểm O và I

D. Không nằm giữa hai điểm nào

Hiển thị đáp án

Ba điểm O, P, I thẳng hàng.

Điểm P nằm giữa hai điểm O và I.

Câu 3 : Cho hình vẽ sau:

Chọn đáp án đúng.

Hiển thị đáp án

a] Điểm I nằm giữa hai điểm H và G. - Đ

b] Điểm K nằm giữa hai điểm H và G. - S [ Ba điểm H, K, G không thẳng hàng].

c] Điểm K nằm giữa hai điểm E và G. - Đ

Câu 4 : Cho hình vẽ sau:

U là trung điểm của đoạn thẳng TV. Đúng hay sai?

Hiển thị đáp án

Vì U không nằm giữa T và V nên U không phải là trung điểm của đoạn thẳng TV.

Đáp án cần chọn là Sai.

Câu 5 : Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB theo hình vẽ sau:

Hiển thị đáp án

M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên AM=MB

Độ dài đoạn thẳng AM = 8 cm

Số cần điền vào dấu "?" là 8.

Câu 6 : Cho hình vuông ABCD có V là trung điểm của đoạn thẳng AB, biết AV= ,6 ,cm. Chu vi của hình vuông ABCD là:

A. 24 cm

B. 12 cm

C. 48 cm

D. 36 cm

Hiển thị đáp án

Độ dài cạnh AB là:

6 × 2 = 12 [cm]

Chu vi của hình vuông ABCD là:

12 × 4 = 48 [cm]

Đáp số: 48cm.

Câu 7 : Điền Đ [đúng] hoặc S [sai] vào ô trống của mỗi kết luận sau:

a] Điểm ở giữa hai điểm A và B là trung điểm của đoạn thẳng AB

b] Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm ở giữa của hai điểm A và B

Hiển thị đáp án

1] Điểm ở giữa hai điểm A và B thì là trung điểm của đoạn thẳng AB. - S

[ Vì chưa chắc điểm ở giữa chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau]

2] Trung điểm của đoạn thẳng AB thì là điểm ở giữa của hai điểm A và B. - Đ

Câu 8 : Cho đoạn thẳng PQ=80 ,cm, có M là trung điểm của đoạn PQ, N là trung điểm của đoạn thẳng MQ. Độ dài đoạn thẳng MN là:

A.20 cm

B. 40 cm

C. 60 cm

Hiển thị đáp án

Độ dài của đoạn thẳng MQ là:

80 : 2 = 40 [cm]

Độ dài của đoạn thẳng MN là:

40 : 2 = 20 [cm]

Đáp số: 20cm.

Tham khảo các bài giải bài tập Toán 3 Chương 3 : Các số đến 10 000 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán 3 | Để học tốt Toán 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Toán 3Để học tốt Toán 3 và bám sát nội dung sgk Toán lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề