Sau Hiệp định Pari nhiệm vụ cách mạng miền Nam

Khái quát tình hình hai miền Nam Bắc từ sau khi Hiệp định Pari được kí kết [ tháng 1/1973] đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975. Nêu kết quả và ý nghĩa.

Sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, Mĩ rút hết quân về nước. Hai miền Nam Bắc lại bước vào một thời kỳ đấu tranh mới với những nhiệm vụ cụ thể của từng miền. Nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống bình định lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc.

Với nhiệm vụ chiến lược, phấn khởi trước những thắng lợi trên mặt trận quân sự, miền Bắc ra sức lao động sản xuất và đạt được những kết quả nhất định.

Đến cuối tháng 6/1973, miền Bắc căn bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi, bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

Sau hai năm 1973 1973, về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

Tổng sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn 1965. Năm 1974 cao hơn năm 1973 là 12,4%. Sản lượng lúa 1973 là 5 triệu tấn, đến 1974 mặc dù có thiên tai, miền Bắc cũng đạt được 4,8 triệu tấn. Năm 1974, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 15% so với 1973.

Đến cuối 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một sô mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhân dân được ổn định.

Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 57.000 bộ đội [trong tổng số 108.000 bộ đội của kế hoạch động viên năm 1975].

Về vật chất kĩ thuật, miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam.

Từ đầu mùa khô 1973 1974 đến đầu mùa khô 1974 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm, trong đó có 4,6 vạn tấn vũ khí đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn tấn xăng. Chi viện cho miền Nam trong thời kỳ này, ngoài yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chiến đâu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng trên các mặt [ quốc phòng, kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế] và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

Với Hiệp định Pari 1973, ta đã đánh cho Mĩ cút. Ngày 29/3/1973 toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, song do ngụy chưa nhào, Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch tràn ngập lãnh thổ, liên tiếp mở những cuộc hành quân bình định lấn chiếm vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược VN hóa chiến tranh của Ních xơn.

Trong cuộc đấu tranh chống bình định lấn chiếm, chống âm mưu tràn ngập lãnh thổ của chúng những tháng đầu sau khi kí Hiệp định Pari, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất, mất dân.

Nắm bắt tình hinhg trên, tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 21. Trên cơ sở nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiêu kẻ đang phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, ngăn cản nhân dân ta đi tới độc lập, tự do, thống nhất Tổ Quốc. Hội nghị nêu rõ nhiệm cụ cơ bản của CM miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam không những kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng mà còn chủ động mở những cuốc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.

Cuối 1974 đầu 1975, t mở đợt hoạt động quân sự vào hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đường 14 Phước Long [từ ngày 12/12/1974 đến ngày 6/1/1975], loại khỏi vòng chiến đấu 3000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.

Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại, nhưng đã thất bại. Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc, nêu cao tính chất chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thieeuk, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam. Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề