So sánh đạo đức và pháp luật công dân 12 năm 2024

bản chất của PL và so sánh pháp luật với đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

  1. Veà kiõ naêng:

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật

  1. Veà thaùi ñoä:

- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quy định của pháp luật.

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CẦN ÔN TẬP:

1. Khái niệm pháp luật:

  1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

[Quy tắc Xử sự chung là các chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm]

  1. Các đặc trưng của pháp luật

* Tính quy phạm phổ biến [làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL]:

-Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung.

- Được áp dụng:

  • Nhiều lần

+ Ở nhiều nơi

  • Đối với tất cả mọi người.

+ Trong mọi lĩnh vực của ĐSXH

[ Ranh giới phân biệt pháp luật với các quy phạm XH khác – Các QPXH khác chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt]

* Tính quyền lực, bắt buộc chung:

- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

- Bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo PL

- Bất kì ai vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

[ Đây là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa PL với các quy phạm đạo đức - Đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm bị dư luận xã hội phê phán, ai VPPL sẽ bị xử lí theo các QPPL tương ứng- Việc xử lí này thể hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế [bắt buộc]

* Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Văn bản diễn đạt chính xác, dễ hiểu, một nghĩa.

- Thẩm quyền ban hành pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật

- Nội dung của văn bản cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành.

Nội dung của tất cả các văn bản phải phù hợp không được trái HP vì hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất [Nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật].

2. Bản chất của pháp luật.

  1. Bản chất giai cấp của pháp luật.

- PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân

  1. Bản chất xã hội của pháp luật

- Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện. ­ Các QPPL bắt nguồn từ thực tiễn ĐS XH, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong quá trình xây dựng pháp luật nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.

-> khi ấy, các giá trị đạo đức được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của mình.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

  1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

- Nhà nước sử dụng pháp luật quản lí xã hội, không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển

- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong phạm vi cả nước.

- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật đi vào đời sống của từng người dân và toàn xa hội.

  1. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp các văn bản quy phạm pháp luật khác cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của ĐS XH. Căn cứ vào các quyền này , công dân thực hiện quyền của mình.

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Câu 1. Pháp luật là

  1. hệ thống các qui định chung do nhà nước ban hành.
  1. hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật.
  2. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.
  1. hệ thống các điều luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành..

Câu 2. Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.
  1. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 3. Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là

  1. kế hoạch. B. pháp luật. C. tổ chức . D. giáo dục.

Câu 4. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi

  1. Tính kỉ luật. B. Tính răn đe. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính phổ biến.

Câu 5. Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào trong xã hội?

  1. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân.
  1. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp thống trị.

Câu 6. Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là

  1. tính truyền thống. B. tính hiện đại.
  1. tính đa nghĩa. D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 7. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất

  1. công dân. B. giai cấp. C. xã hội. D. tập thể.

Câu 8. Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

  1. Tự giác. B. Tự nguyện. C. Bắt buộc. D. Xã hội lên án.

Câu 9. Pháp luật là phương tiện để công dân

  1. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
  1. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  1. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  1. tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 10. Pháp luật là phương tiên để nhà nước

  1. quản lý xã hội. B. phục vụ lợi ích của mình.
  1. phát huy quyền lực chính trị. D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.

Câu 11. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

  1. Pháp luật với đạo đức. B. Pháp luật với cộng đồng.
  1. Pháp luật với xã hội. D. Pháp luật với gia đình.

Câu 12. Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông thì bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là nói đến đặc trưng nào của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  1. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính nhân văn.

Câu 13. Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là quy phạm pháp luật?

  1. Nội quy nhà trường.
  1. Điều lệ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
  1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông.
  1. Quy ước làng văn hóa.

Câu 14. Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường…Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?

  1. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội.
  1. Bản chất giai cấp và xã hội . D. Bản chất giai cấp cầm quyền.

Câu 15. Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  1. Giai cấp. B. Xã hội. C. Chính trị. D. Kinh tế.

Câu 16. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

  1. Pháp luật với đạo đức. B. Pháp luật với cộng đồng.
  1. Pháp luật với xã hội. D. Pháp luật với gia đình.

Câu 17. Bạn A hỏi bạn B: Trong các qui định sau , qui định nào là qui phạm pháp luật?

  1. Học sinh phải mang đồng phục của nhà trường khi tới lớp. B. Qui định của Hội liên hiệp phụ nữ.
  1. Công dân phải trung thành với Tổ quốc. D. Qui định của Đoàn thanh niên.

Câu 18. Theo Nghị định 146/CP/2007 người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, khi phát hiện bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ, điều này thể hiện

  1. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
  1. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. D. bản chất giai cấp của pháp luật

Câu19. Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật?

  1. Để quản lí một cách phù hợp nhất. B. Để quản lí dân chủ và hiệu quả nhất.
  1. Để đất nước ngày càng tự do. D. Để đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 20. Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?

  1. Kinh tế. B. Chính trị. C. Đạo đức. D. Phong tục tập quán.

Câu 21. Trong thời gian nghỉ thai sản, chị M bị công ty N ra quyết định nghỉ việc. Chị M đã làm đơn khiếu nại quyết định trên. Trong trường hợp này pháp luật đã

  1. giúp chị M bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. B. giúp chị M bảo vệ được việc làm của mình.
  1. gây ra rắc rối cho công ty N. D. bảo vệ hoạt động cho công ty N.

Câu 22. "...Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân...Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra..." [Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.5,tr.698 đã thể hiện bản chất gì của pháp luật ?

  1. Giai cấp. C. Chính trị. B. Xã hội. D. Văn hóa.

Câu 23. K điều khiển xe mô tô đi vào đường cấm nên đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?

  1. Giáo dục chung. B. Răn đe người khác. C. Tổ chức xã hội. D. Quản lí xã hội.

Câu 24. Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Nữ từ đủ 18t trở lên, nam từ đủ 20t trở lên mới được kết hôn. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  1. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội.

Câu 25. Anh H bị đình chỉ công tác vì đã kí và đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho B khi biết rõ B chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Việc anh H bị đình chỉ công tác thể hiện

  1. tính quy phạm phổ biến của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật.
  1. tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật. D. tính chính xác của pháp luật.

Câu 26. Bạn H cho rằng “Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội” nhận định này xuất phát từ

  1. bản chất của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.
  1. vai trò của pháp luật. D. chức năng cuả pháp luật.

Câu 27. Cơ sở sản xuất giấy X bị cán bộ môi trường lập biên bản đình chỉ hoạt động vì không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng qui định . Trong trường hợp này, cán bộ môi trường đã sử vai trò nào của pháp luật?

  1. Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. B. Quản lí xã hội.
  1. Thực hiện quyền , lợi ích hợp pháp của công dân. D. Tổ chức xã hội.

Câu 28. Bức tường nhà chị H bị hỏng nặng do anh Đ [hàng xóm] xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

  1. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
  1. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  1. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 29. Bạn M hỏi bạn A, tại sao tất cả các quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đều phù hợp với quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” trong Hiến Pháp? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào của pháp luật dưới đây để giải thích cho bạn M?

  1. Tính quy phạm phổ biến. B.Tính quyền lực.

C.Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D.Tính bắt buộc chung.

Câu 30. A lừa B chiếm đoạt một số tiền lớn và đe dọa nếu để người khác biết sẽ thanh toán B. Trong trường hợp này, theo em B phải làm gì để bảo vệ mình?

  1. Im lặng là tốt nhất, của đi thay người. B. Tâm sự với bạn bè nhờ giúp đỡ.
  1. Đăng lên mạng xã hội xem ai dám làm gì mình.
  1. Cung cấp chứng cứ và nhờ công an can thiệp.

Câu 31. Ông A đã đưa hối lộ cho anh B [cán bộ hải quan] để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của A và B, K đã yêu cầu A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo A và B. A đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Y bạn của K biết chuyện K nhận tiền của A đã đi kể lại với vợ của K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức?

  1. A và B. B. K và A C. K, A, và B. D. B và K.

Câu 32. H hỏi các bạn của mình; giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì? M nói mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty. Y nghe thế liền hỏi bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu lại? theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong. M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng dựa vào pháp luật. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân?

  1. M và Y. B. Y và H. C. M và K. K và Y.

Câu 33. A mượn xe máy của bạn về quê chơi, em của A là Q đã lấy xe của A mượn trở bạn gái đi chơi và gây tai nạn cho người đi đường. Q cùng bạn gái ngay sau khi gây tai nạn đã bỏ trốn. T đi qua thấy người bị tai nạn nằm dưới vệ đường đã lấy điện thoại quay sau đó bỏ đi không giúp người bị tai nạn. Người bị tai nạn đã chết vì không được đưa đi cứu chữa kịp thời vì bị mất máu nhiều. Ở đây những ai có hành vi vi phạm pháp luật?

  1. A, Q và bạn gái Q. B. A, Q và T.
  1. A và T. D. Q, bạn gái Q và T.

Câu 34. Tại trường THPT H, thấy bạn K đang hút thuốc trong khuân viên trường học, G là bạn của K đã xin K cho mình hút cùng, K không cho nên G đã có thái độ không tốt với K, L và T là bạn của K thấy vậy đã đánh G. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật?

  1. G,K,L. B. K, L,T. C. G, K,T. D. K, L.

Câu 35. Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?

  1. B và Y. C. Chỉ B đúng. C. X và B D. X và Y.

III. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

ĐỀ KIẾM TRA HỌC KỲ I LỚP 12

Bài thi môn: Giáo dục công dân

Thời gian làm bài: 45 phút

[không kể thời gian phát đề]

1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra [các chủ đề]

Chủ đề I: Bài 1. Pháp luật và đời sống

Kiến thức

- Nêu được khái niệm, bản chất của PL, mối quan hệ giữa PL với đạo đức.

- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và XH.

Kĩ năng

- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn

mực pháp luật.

Chủ đề II. Bài 2. Thực hiện pháp luật

Kiến thức

- Nêu được khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL .

- Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý; các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý.

Kĩ năng

- Biết cách thực hiện PL phù hợp với lứa tuổi.

Chủ đề III. Bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật

Kiến thức

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL.

- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

Kĩ năng

- Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

2. Ma trận

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Pháp luật và đời sống

Nêu được khái niệm, bản chất của PL, mối quan hệ giữa PL với đạo đức.

Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và XH.

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn

mực pháp luật.

Có ý thức tôn trọng PL, tự giác sống, học tập và làm theo PL.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ%

3

0,75

3

0,75

3

0,75

1

0,25

10

2,5

25%

2. Thực hiện pháp luật.

Nêu được khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL .

Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý; các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý.

Chỉ ra được các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong một tình huống cụ thể.

Biết cách thực hiện PL phù hợp với lứa tuổi.

Tôn trọng PL, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng, phê phán những hành vi làm trái quy định của PL

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

4

1

4

1

1

1,5

4

1

2

0,5

15

5

50%

3. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL.

Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

.

Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL.

Phân tích và chỉ ra được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong một tình huống cụ thể.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ%

1

0,25

1

0,25

1

0,25

1

0,25

1

1,5

5

2,5

25%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ%

TNKQ:8; TL:0

TNKQ:2;TL:0

20%

TNKQ:8;TL:1

TNKQ:2;TL:1,5

35%

TNKQ:12;TL:1

TNKQ:3,0;TL:1,5

45%

30

10

100%

3. Ra đề theo ma trận

Phần I: Trắc nghiệm khách quan

Cấp độ 1, 2 của Chủ đề I [6 câu]

Câu 1. Pháp luật là gì?

  1. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.
  1. Hệ thống các quy định chung nhất do nhà nước ban hành.
  1. Hệ thống các quy tắc ứng xử cơ bản do nhà nước ban hành.
  1. Hệ thống các chuẩn mực chung do nhà nước ban hành.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về bản chất của pháp luật ?

  1. Mang bản chất của giai cấp thống trị.

B.Vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội.

  1. Mang bản chất của giai cấp công nhân.
  1. Mang bản chất của giai cấp nông dân và giai cấp công nhân.

Câu 3. Các giá trị đạo đức khi trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì được nhà nước bảo đảm thực hiện như thế nào ?

  1. Bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. B. Bằng các công cụ bạo lực.
  1. Bằng biện pháp cưỡng chế thi hành. D. Bằng niềm tin và ý thức tự giác của nhân dân.

Câu 4. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A.Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  1. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 5. Nhà nước chỉ phát huy được quyền lực của mình khi

  1. thường xuyên kiểm tra, xử phạt nghiêm minh.
  1. thành lập nhiều uỷ ban kiểm tra trung ương.
  1. giao cho Bộ công an thực thi pháp luật.
  1. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.

Câu 6. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, công dân cần dựa vào đâu để được bảo vệ ?

  1. Quyền khiếu nại, tố cáo. B. Pháp luật.
  1. Các mối quen biết. D. Các giá trị về đạo đức.

Cấp độ 3,4 của Chủ đề I [4 câu]

Câu 7. Chị H và anh P đến uỷ ban nhân dân xã đăng kí kết hôn khi cả hai đều ngoài 20 tuổi, ta nói hành vi của cả hai anh- chị trên là:

  1. Đúng với xu thế hiện đại.
  1. Phù hợp với quan niệm đạo đức.
  1. Đủ điều kiện kết hôn.
  1. Hành vi hợp pháp.

Câu 8. Bạn A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông lập biên bản tịch thu phương tiện. Theo em, việc làm của cảnh sát giao thông ở đây là gì?

  1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật.

B.Thi hành tốt nhiệm vụ được giao.

  1. Làm trái quy định của pháp luật.
  1. Ngăn ngừa, chấm dứt hành vi vi phạm.

Câu 9 . Mẹ chị M già yếu mắc bệnh mất trí nhớ nên thường xuyên đi ra đường thơ thẩn một mình. Chị M đã nhốt bà dưới tầng hầm và hàng ngày đưa cơm vào cho bà ăn. Nếu là hàng xóm của chị M em sẽ làm gì?

  1. Ủng hộ việc làm của chị M là đúng vì để an toàn cho mẹ.
  1. Mặc kệ vì đó là việc riêng của gia đình nhà chị M.
  1. Nói mọi người biết về việc làm của chị M với mẹ mình.
  1. Giúp chị M thấy được cái sai bằng đạo đức và pháp luật.

Câu 10. Mới ra tù chưa đầy một tháng Q đã giật túi sách của một bà cụ đi ngang qua đầu ngõ nhà mình khiến bà té ngã dẫn đến tử vong. Thấy vậy những người đi đường chi hô đuổi bắt được Q trong đó có cả hàng xóm của Q. Bà H chứng kiến sự việc bảo rằng lần này không ra nổi tù đâu "ngựa quen đường cũ", anh P nói đế vào thằng này phải tử hình thôi " quá tam ba bận" rồi, đúng lúc ông cảnh sát trưởng đi qua ông bảo đây là tội phạm nguy hiểm để ông đưa về đồn giải quyết, ông Y tổ trưởng dân phố cũng có mặt để xác nhận sự việc thì bảo rằng thằng này không tôn trọng pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng thôi. Trong trường hợp này, ý kiến của ai là hoàn chỉnh nhất?

  1. Bà H. B. Ông Y. C. Cảnh sát trưởng. D. Anh P.

Cấp độ 1, 2 của Chủ đề II [8 câu]

Câu 11. Hành động đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống của các cá nhân, tổ chức trong xã hội mang tính hợp pháp thì được gọi là

  1. thực hiện pháp luật.
  1. tuân thủ pháp luật.
  1. thực hành pháp luật.
  1. thi hành pháp luật.

Câu 12. Đâu là hành vi tuân thủ pháp luật của công dân ?

A.Đi học đại học

  1. Nộp thuế đầy đủ đúng quy định
  1. Không tàng trữ và sử dụng ma tuý
  1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Câu 13. Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là hình thức thực

hiện pháp luật nào sau đây?

  1. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật

Câu 14. Đâu là hành vi áp dụng pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ?

  1. Xây dựng nhà ở.
  1. Kê khai thuế đúng quy định.
  1. Cán bộ tư pháp cấp giấy chứng nhận kết hôn.
  1. Cơ quan X luôn đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Câu 15. Vi phạm pháp luật là

  1. hành vi trái luật, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
  1. hành vi trái luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  1. hành vi có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  1. làm vào những điều mà pháp luật cấm.

Câu 16. Trách nhiệm pháp lí được hiểu:

  1. Là nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi.
  1. Là cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm .
  1. Buộc chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  1. Răn đe người khác tránh những việc làm trái pháp luật.

Câu 17: Bạn H đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Bạn H đã vi phạm pháp luật:

A.Dân sự B. Hình sự C. Hành chính D. Lao động

Câu 18. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi Khi bị bắt ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

  1. Trách nhiệm hành chính B. Trách nhiệm hình sự
  1. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật

Cấp độ 3,4 của Chủ đề II [6 câu]

Câu 19. Bạn T viết bài đăng báo Hoa học trò nói về nguyên nhân học sinh hay vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ta nói bạn M đã:

  1. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.

Câu 20. Trong các hành vi sau, hành vi nào được coi là thi hành pháp luật?

  1. Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  1. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
  1. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
  1. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 21. Bạn A là học sinh lớp 12 đủ 18 tuổi. Bạn rất vui khoe với bạn mình vì được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong đợt bầu cử vừa qua. Trường hợp này Bạn A đã

  1. sử dụng quyền của mình.
  1. biết tuân thủ pháp luật.
  1. chấp hành tốt quy định của pháp luật.
  1. có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

Câu 22: Bạn M [17 tuổi] vì mâu thuẫn với G [cùng lớp] nên đã rủ một số bạn cùng xóm mang theo hung khí đến cổng trường chặn đánh G. Là bạn cùng lớp em sẽ làm gì?

  1. Ủng hộ M bằng lời nói và hành động.
  1. Khuyên G chạy chốn thật xa, rồi báo cho gia đình.
  1. Báo cho mọi người biết để ngăn cản sự việc.
  1. Chờ quay phim, chụp ảnh đưa lên facbook để cung cấp chứng cứ cho công an.

Câu 23. Đi chơi về khuya, khi qua cầu tràn C thấy một người bị đuối nước. Vì trời rất tối,rét lại không biết bơi nên C đành bỏ đi, sáng hôm sau C nghe tin người đó chết. Em đánh giá như thế nào về hành vi của C?

  1. Không có tình người.
  1. Vi phạm pháp luật.
  1. Bình thường vì C không biết bơi.
  1. Vi phạm luật an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Câu 24: N và Y đang họp lớp 10 yêu nhau và có quan hệ tình dục dẫn đến Y có thai. Biết chuyện gia đình N đã chủ động đến gặp gia đình Y thu xếp tổ chức lễ cưới cho hai bạn. Gia đình Y không chịu, doạ sẽ đem việc này kiện ra toà án. Trong trường hợp trên, hành vi của những ai là vi phạm pháp luật cần phải phê phán?

  1. N và Y. B. Gia đình N. C. Gia đình Y. D. Cả N và gia đình Y.

Cấp độ 1,2 của Chủ đề III [2 câu]

Câu 25. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là

  1. xây dựng hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật.

B.tạo ra hành lang pháp lý đơn giản, thuận tiện.

  1. không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý.

D.quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

Câu 26. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là

  1. ở mọi lứa tuổi đều bị xử lý như nhau.
  1. đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
  1. đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  1. không xử lý người thiếu hiểu biết về luật.

Cấp độ 3,4 của Chủ đề III [2 câu]

Câu 27. Sau giờ GDCD có nhiều bạn tranh luận với nhau về chủ đề "sự khác biệt giữa bình đẳng về quyền, nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý". Em đồng tình với ý kiến của bạn nào sau đây?

  1. Đều giống nhau về bản chất đó là sự bình đẳng.
  1. trách nhiệm pháp lý chỉ giành riêng cho những người vi phạm pháp luật.
  1. Nghĩa vụ mang tính tự do, còn trách nhiệm pháp lý mang tính cưỡng chế.
  1. Quyền thì ai cũng như nhau, còn trách nhiệm pháp lý thì bình đẳng cho người vi phạm.

Câu 28. Anh K đi nộp tiền để liên hoan ngày toàn dân đoàn kết, lúc về tình cờ gặp mấy bác nông dân đang nghỉ giải lao ở gốc đa ven đường, biết chuyện họ xúm vào trêu: Bà G bảo: dào ơi nghèo rớt mồng tơi còn đàn đúm làm chi? Ông D thì thỏ thẻ: Cả như tôi tiền đấy mua thịt về cả nhà cùng ăn; anh Y thì bảo: Nhà ông nghèo thì lo mà làm ăn, bì gì với chúng tôi mà góp rượu? chị H thì lên tiếng trách móc: Các bác ạ! đấy là quyền người ta, nghèo cả năm chứ nghèo gì một bữa. Thế rồi tất cả cùng cười rôm lên. Em bằng lòng với ý kiến của ai?

  1. Anh Y. B. Chị H. C. Ông D. Bà G.

Phần II. Tự luận

Câu 1: [ 1.5 điểm] Ông Q mất đi, bà Q già yếu nên không thể ở một mình. Bà có nguyện vọng được ở với con trai út vì hợp với vợ chồng họ hơn. Vợ chồng người con út cũng muốn mẹ về ở cùng. Nhưng những người con khác cho rằng: Con cái được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nên cần luân phiên mỗi người phụng dưỡng mẹ 1 tháng.

Hỏi:

  1. Luân phiên mỗi người phụng dưỡng mẹ 1 tháng có phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ không?
  1. Nếu là con bà Q em sẽ ứng xử như thế nào?

Câu 2 [1,5 điểm]: Ngủ dậy muộn H lớp 11 B1 đã vội vàng cầm chiếc cặp sách chèo tót lên chiếc xe máy của mẹ phóng vụt đến trường. Qua ngã 3 vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông tuýt còi, lập biên bản phạt 100.000đ.

Em hay chỉ ra các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật của bạn H trong tình huống trên?

ĐÁP ÁN

PhầnI: trắc nghiệm khách quan

Đã gạch chân.

Phần II: Tự luận

Câu

Đáp án

Thang điểm

1

  1. Luân phiên phụng dưỡng mẹ mỗi người 1 tháng về hình thức có vẻ bình đẳng song đây thực chất không phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ. Bởi vì đây không chỉ là vấn đề thuộc quyền và nghĩa vụ về pháp luật mà còn là tình mẫu tử và đạo đức
  1. Cách ứng xử của em nếu là con của bà Q em sẽ phân tích cho các chị, anh, em hiểu bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ có nghĩa là con cái đều có quyền phụng dưỡng mẹ. Tuy nhiên nên tôn trọng nguyện vọng của mẹ. Những người con khác không trực tiếp nuôi dưỡng nhưng có thể đóng góp tiền của cùng người con út nuôi dưỡng mẹ, thường xuyên thăm hỏi mẹ, cùng nhau chăm sóc khi mẹ ốm đau...

0,5

1

2

- Hành vi của H là hành vi trái pháp luật làm vào việc mà pháp luật cấm “ Cấm vượt đèn đỏ”, xâm phạm vào quy tắc quản lý trật tự an toàn giao thông của Nhà nước.

Đạo đức là gì pháp luật là gì?

Pháp luật là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp thống trị do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong khi đó, đạo đức là hệ thống những chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá quan hệ ứng xử giữa con người với con người trong xã hội.

Đạo đức là gì GDCD 12?

- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Ví dụ: Đưa cụ già qua đường là hành vi đạo đức.

Giáo dục công dân pháp luật là gì?

  1. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc do cơ quan Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là công cụ đắc lực để điều chỉnh mọi quan hệ trong xã hội.

Hiến pháp là gì công dân 12?

- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

Chủ Đề