So sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Đạo đức là gì?

Trước khi đi vào nội dung so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật thì hãy cùng Đâytìm hiểu về khái niệm đạo đức nhé!

Đạo đức là một từ Hán – Việt. Đạo đức là từ dùng để chỉ yếu tố về tính cách và giá trị của con người. Bên cạnh đó nó còn làhệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội.

Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói đến một người có đạo đức có nghĩa là nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức. Họ sống có chuẩn mực và có nét đẹp trong cả đời sống và tâm hồn.

Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.

Những chuẩn mực và qui tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín,…

So sánh đạo đức và pháp luật

Điểm giống nhau của đạo đức và pháp luật

– Tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.

– Cả hai đều là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội.

– Tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở cùng một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.

– Thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Do ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung.

Điểm khác nhau của đạo đức và pháp luật

– Khái niệm đạo đức, pháp luật

+ Đạo đức: Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự và trách nhiệm những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

+ Pháp luật: Là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí Nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

– Nội dung đạo đức, pháp luật

+ Đạo đức: Những triết lý, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống.

+ Pháp luật: Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

– Nguồn gốc hình thành:

+ Đạo đức: Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người.

+ Pháp luật: Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.

– Hình thức thể hiện:

+ Đạo đức: Nhiều hình thức [truyền miệng, được ghi chép lại, …].

+ Pháp luật: Chỉ có duy nhất một hình thức đó chính là văn bản pháp luật.

– Tính chất:

+ Đạo đức: Không bắt buộc.

+ Pháp luật: Bắt buộc.

– Phương thức tác động:

+ Đạo đức: Giáo dục, tuyên truyền.

+ Pháp luật: Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước.

– Chế tài:

+ Đạo đức: Không có chế tài xử lý khi vi phạm.

+ Pháp luật: Bị xử lý theo quy định của pháp luật.

– Chủ thể ban hành:

+ Đạo đức: Do ông cha đúc kết, truyền lại qua quá trình sinh sống lâu dài.

+ Pháp luật: Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Video liên quan

Chủ Đề